Bình Dương thúc đẩy cổ phần hóa
Các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa tại Bình Dương đều đang hoạt động có hiệu quả
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, đến nay kế hoạch sắp xếp đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã cơ bản hoàn thiện.
Phần lớn các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp lại hay tiến hành cổ phần hóa, tuy mức độ hiệu quả khác nhau, nhưng đều hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển ổn định.
Quá trình tiến hành sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp đã tạo ra một lực đẩy mới để các doanh nghiệp phát triển, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, đồng thời cũng góp phần hình thành nên một xu thế đầu tư mới, huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu, tiến hành cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra thị trường...
Theo ông Lê Hồng Thanh, thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, sau khi tiến hành lập đề án trình Chính phủ và được phê duyệt từ giai đoạn 2000-2005, Ban Chỉ đạo đã xác định, khi tiến hành đổi mới, cổ phần hóa, doanh nghiệp sau đó sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn, nên đối với các doanh nghiệp có tiềm lực, thị trường và tình hình sản xuất - kinh doanh ổn định, tiến hành cổ phần hóa ngay.
Đối với các doanh nghiệp còn yếu, Ban chỉ đạo cho củng cố lại, sắp xếp và sáp nhập, sau khi đã hoạt động ổn định mới tiến hành cổ phần hóa. Chính nhờ đó, hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã đi vào sản xuất - kinh doanh ổn định và phát triển tốt.
Theo đánh giá từ Ban Chỉ đạo, các doanh nghiệp được cổ phần hóa trước năm 2005, đã nhanh chóng đạt được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp lại được tự chủ, độc lập kinh doanh, phát huy được năng lực cạnh tranh và lợi thế của mình.
Đến thời điểm này, 18 doanh nghiệp nhà nước đã cơ bản được cổ phần hóa và đi vào hoạt động ổn định, tạo một lực đẩy mới, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.
Một số đơn vị như Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Dương đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh thêm nhiều ngành nghề mới...
Tỷ lệ tăng doanh thu từ công ty trong năm 2004, 2005 đạt 62,58%; lợi nhuận tăng 98,92%. Giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu nhờ đó cũng tăng theo tỷ lệ thuận...
Hiện nay, công ty đã bán hết phần vốn Nhà nước, chuyển đổi sở hữu đại chúng, độc lập tự chủ trong kinh doanh.
Các đơn vị như Công ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp, Công ty cổ phần tổng hợp Thuận An... cũng có sự phát triển vượt bậc, tỷ lệ tăng doanh thu cũng như cổ tức năm sau cao hơn năm trước.
Trong năm 2006, các doanh nghiệp này tiếp tục duy trì được sự ổn định tăng doanh thu và tiếp tục có lãi.
Ở các doanh nghiệp mới cổ phần hóa trong năm 2006 như Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty Cổ phần Xây dựng - Tư vấn - Đầu tư Bình Dương (Biconsi)... đã có sự chủ động xây dựng phương án kinh doanh, sắp xếp cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh vào những ngành nghề, sản phẩm đạt hiệu quả cao, giữ vững hiệu quả kinh doanh sau khi cổ phần hóa...
Việc định giá tài sản, bán cổ phiếu ra bên ngoài bằng phương thức đấu thầu khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp cũng đang mang lại hiệu quả thiết thực, vừa xác định đúng giá trị tài sản doanh nghiệp, vừa huy động được nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ người dân.
Thực tế, thị trường cổ phiếu tại Bình Dương diễn ra cũng hết sức sôi động, giá trị các cổ phiếu cũng có những sự chênh lệch rõ rệt giữa giá khởi điểm ban đầu và giá đặt mua của các nhà đầu tư.
Chẳng hạn, cổ phiếu tại Xí nghiệp Cơ khí Phú Lợi tăng lên tới 3,5 lần so với giá khởi điểm, cổ phiếu của Công ty du lịch Bình Dương cũng tăng đến 3 lần so với giá chào bán ban đầu. Các doanh nghiệp khác giá cổ phiếu trung bình tăng gấp đôi...
Theo ông Lê Hồng Thanh, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tỉnh chỉ giữ lại số vốn Nhà nước sở hữu trên 51% ở các doanh nghiệp đặc thù đã được Chính phủ cho phép, số còn lại, tỉnh không khống chế và doanh nghiệp tự tính toán đề xuất bán bao nhiêu tỷ lệ cổ phần.
Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa 5 năm nay, Nhà nước không còn giữ vốn, không can thiệp sâu, doanh nghiệp trở thành cổ phần của các nhà đầu tư, hoạt động rất có hiệu quả.
Đây là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp phát triển ổn định, phát huy quyền bình đẳng doanh nghiệp theo tinh thần không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp của Nhà nước, tăng tính cạnh tranh.
Ngoài ra, việc cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra bên ngoài đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tầng lớp nhân dân vào quá trình sản xuất- kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương...
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương, đặc biệt là khi cả nước đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một bước đi chiến lược để tạo ra lực đẩy cho các doanh nghiệp phát triển, tăng cường tính tự chủ, độc lập và cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Không những thế, với môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi, xu hướng đầu tư mới bằng việc mua cổ phiếu tại các công ty cổ phần, khi các công ty cổ phần của Bình Dương phát triển, mở rộng đầu tư, hướng đến niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ là môi trường hết sức thuận lợi để thị trường chứng khoán tại Bình Dương nở rộ, nhất là khi sự cuốn hút từ chứng khoán đã lan tỏa rộng khắp xã hội như hiện nay.
Phần lớn các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp lại hay tiến hành cổ phần hóa, tuy mức độ hiệu quả khác nhau, nhưng đều hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển ổn định.
Quá trình tiến hành sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp đã tạo ra một lực đẩy mới để các doanh nghiệp phát triển, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, đồng thời cũng góp phần hình thành nên một xu thế đầu tư mới, huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu, tiến hành cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra thị trường...
Theo ông Lê Hồng Thanh, thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, sau khi tiến hành lập đề án trình Chính phủ và được phê duyệt từ giai đoạn 2000-2005, Ban Chỉ đạo đã xác định, khi tiến hành đổi mới, cổ phần hóa, doanh nghiệp sau đó sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn, nên đối với các doanh nghiệp có tiềm lực, thị trường và tình hình sản xuất - kinh doanh ổn định, tiến hành cổ phần hóa ngay.
Đối với các doanh nghiệp còn yếu, Ban chỉ đạo cho củng cố lại, sắp xếp và sáp nhập, sau khi đã hoạt động ổn định mới tiến hành cổ phần hóa. Chính nhờ đó, hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã đi vào sản xuất - kinh doanh ổn định và phát triển tốt.
Theo đánh giá từ Ban Chỉ đạo, các doanh nghiệp được cổ phần hóa trước năm 2005, đã nhanh chóng đạt được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp lại được tự chủ, độc lập kinh doanh, phát huy được năng lực cạnh tranh và lợi thế của mình.
Đến thời điểm này, 18 doanh nghiệp nhà nước đã cơ bản được cổ phần hóa và đi vào hoạt động ổn định, tạo một lực đẩy mới, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.
Một số đơn vị như Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Dương đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh thêm nhiều ngành nghề mới...
Tỷ lệ tăng doanh thu từ công ty trong năm 2004, 2005 đạt 62,58%; lợi nhuận tăng 98,92%. Giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu nhờ đó cũng tăng theo tỷ lệ thuận...
Hiện nay, công ty đã bán hết phần vốn Nhà nước, chuyển đổi sở hữu đại chúng, độc lập tự chủ trong kinh doanh.
Các đơn vị như Công ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp, Công ty cổ phần tổng hợp Thuận An... cũng có sự phát triển vượt bậc, tỷ lệ tăng doanh thu cũng như cổ tức năm sau cao hơn năm trước.
Trong năm 2006, các doanh nghiệp này tiếp tục duy trì được sự ổn định tăng doanh thu và tiếp tục có lãi.
Ở các doanh nghiệp mới cổ phần hóa trong năm 2006 như Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty Cổ phần Xây dựng - Tư vấn - Đầu tư Bình Dương (Biconsi)... đã có sự chủ động xây dựng phương án kinh doanh, sắp xếp cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh vào những ngành nghề, sản phẩm đạt hiệu quả cao, giữ vững hiệu quả kinh doanh sau khi cổ phần hóa...
Việc định giá tài sản, bán cổ phiếu ra bên ngoài bằng phương thức đấu thầu khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp cũng đang mang lại hiệu quả thiết thực, vừa xác định đúng giá trị tài sản doanh nghiệp, vừa huy động được nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ người dân.
Thực tế, thị trường cổ phiếu tại Bình Dương diễn ra cũng hết sức sôi động, giá trị các cổ phiếu cũng có những sự chênh lệch rõ rệt giữa giá khởi điểm ban đầu và giá đặt mua của các nhà đầu tư.
Chẳng hạn, cổ phiếu tại Xí nghiệp Cơ khí Phú Lợi tăng lên tới 3,5 lần so với giá khởi điểm, cổ phiếu của Công ty du lịch Bình Dương cũng tăng đến 3 lần so với giá chào bán ban đầu. Các doanh nghiệp khác giá cổ phiếu trung bình tăng gấp đôi...
Theo ông Lê Hồng Thanh, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tỉnh chỉ giữ lại số vốn Nhà nước sở hữu trên 51% ở các doanh nghiệp đặc thù đã được Chính phủ cho phép, số còn lại, tỉnh không khống chế và doanh nghiệp tự tính toán đề xuất bán bao nhiêu tỷ lệ cổ phần.
Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa 5 năm nay, Nhà nước không còn giữ vốn, không can thiệp sâu, doanh nghiệp trở thành cổ phần của các nhà đầu tư, hoạt động rất có hiệu quả.
Đây là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp phát triển ổn định, phát huy quyền bình đẳng doanh nghiệp theo tinh thần không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp của Nhà nước, tăng tính cạnh tranh.
Ngoài ra, việc cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra bên ngoài đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tầng lớp nhân dân vào quá trình sản xuất- kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương...
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương, đặc biệt là khi cả nước đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một bước đi chiến lược để tạo ra lực đẩy cho các doanh nghiệp phát triển, tăng cường tính tự chủ, độc lập và cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Không những thế, với môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi, xu hướng đầu tư mới bằng việc mua cổ phiếu tại các công ty cổ phần, khi các công ty cổ phần của Bình Dương phát triển, mở rộng đầu tư, hướng đến niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ là môi trường hết sức thuận lợi để thị trường chứng khoán tại Bình Dương nở rộ, nhất là khi sự cuốn hút từ chứng khoán đã lan tỏa rộng khắp xã hội như hiện nay.