Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất?
Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước đã kết thúc. Bất ngờ và hụt hẫng là ghi nhận ban đầu từ thị trường
Kết thúc phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước sáng 28/3, một đại diện đơn vị tham gia bày tỏ thất vọng và hoài nghi: “Với mức giá sàn cao như vậy, không rõ mục tiêu bình ổn thị trường của Ngân hàng Nhà nước sẽ đi đến đâu?”.
Giá sàn ấn định 43,81 triệu đồng/lượng, trong khi giá giao dịch trên thị trường cuối chiều hôm trước và đầu giờ sáng thấp hơn khoảng 400 nghìn đồng/lượng.
19/21 thành viên tham gia đã bỏ thầu, không mua với mức chào bán trên, hay chỉ có 2.000 lượng với 2 đơn vị chấp nhận mua là một câu trả lời!
Trong phản hồi về VnEconomy, bạn đọc Phạm Trung Nhân cũng thất vọng: “Việc làm thực tế của Ngân hàng Nhà nước dường như đi ngược lại mục tiêu bình ổn và kéo giá vàng Việt Nam sát giá vàng thế giới. Các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng đang bán ra 43,37 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước đưa vàng đấu giá khởi điểm 43,81 triệu đồng/lượng, có khác nào nói giá vàng phải cao hơn 43,81! Phải chăng là gây rối chứ không phải bình ổn? Không những ngỡ ngàng mà xã hội thất vọng và nghi hoặc”.
Mức giá 43,81 triệu đồng/lượng của Ngân hàng Nhà nước trở thành một tham chiếu, gắn với những hoài nghi và thất vọng như vậy.
Nhưng, có lẽ cũng nên thử nhìn ở một chiều ngược lại phiên đấu thầu trên.
Nếu Ngân hàng Nhà nước bán tất cả 26.000 lượng vàng, giá chỉ 43 triệu đồng/lượng, thậm chí 42 triệu đồng/lượng, hay san bằng mốc 40,6 triệu đồng giá thế giới... Thị trường sẽ phản ứng đồng thuận, cung lớn giá thấp sẽ kéo nhanh chênh lệch với giá thế giới. Cơ quan này lập tức "ghi điểm", chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về bám sát giá vàng thế giới được thực hiện ấn tượng!
Đó là cách làm tưởng như dễ nhất, nhanh nhất và tạo hiệu ứng thành tích lớn nhất. Nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước lại không làm, hay là vì họ không thấy được cách làm “nhanh và dễ” như vậy?
Người viết cho rằng, thứ nhất, nếu bán giá thấp, bán rẻ cho được để nhanh chóng thu hẹp chênh lệch giá, tài sản Nhà nước mà ở đây là dự trữ ngoại hối bị thất thoát. Trước đây, một lãnh đạo chuyên trách Ngân hàng Nhà nước từng nói thật là, quản lý dự trữ ngoại hối, nếu tăng lên chưa hẳn đã được khen, nhưng để thất thoát chỉ 10 đồng thôi cũng đã phải “Tên tôi là…”.
Thứ hai, nếu ồ ạt bán ra giá thấp để kéo ngay chênh lệch giá, ai được hưởng lợi? Có cả chục ngân hàng thương mại đang chờ đợi để mua vàng giá thấp, tất toán trạng thái, bù lại lượng vàng của người dân gửi mà họ đã bán ra trước đây. Làm theo cách “dễ” trên, vô tình Ngân hàng Nhà nước dùng dự trữ ngoại hối để bù lỗ cho ngân hàng đóng trạng thái - một vấn đề nhạy cảm, nhất là có thể làm phát sinh tình huống nhóm lợi ích.
Theo quy định pháp lý của hoạt động đấu thầu vàng miếng hiện nay, các tổ chức tín dụng được mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để tất toán trạng thái, thay vì mua để bán ra bình ổn thị trường. Hẳn nhà điều hành đã lường đến yếu tố nhạy cảm nói trên.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một câu trả lời ngoài mong muốn của những ý đồ bán khống trước đó - dù có trên thực tế hay không. Tức là khả năng một số tổ chức tung hàng ra bán, chờ Ngân hàng Nhà nước chào bán giá thấp hơn để “vợt” lại hàng.
Từ góc nhìn ngược lại như trên, có thể thấy đã có sự cân nhắc và lựa chọn giữa hai khả năng xảy ra qua phiên đấu thầu đầu tiên: một là nhanh chóng ghi điểm tạo "thành tích", hai là tránh những phát sinh nhạy cảm liên quan đến tài sản Nhà nước.
Và lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, việc bình ổn thị trường vàng, thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới là không đơn giản.
Dù sao, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những phiên đấu thầu tiếp theo…
Giá sàn ấn định 43,81 triệu đồng/lượng, trong khi giá giao dịch trên thị trường cuối chiều hôm trước và đầu giờ sáng thấp hơn khoảng 400 nghìn đồng/lượng.
19/21 thành viên tham gia đã bỏ thầu, không mua với mức chào bán trên, hay chỉ có 2.000 lượng với 2 đơn vị chấp nhận mua là một câu trả lời!
Trong phản hồi về VnEconomy, bạn đọc Phạm Trung Nhân cũng thất vọng: “Việc làm thực tế của Ngân hàng Nhà nước dường như đi ngược lại mục tiêu bình ổn và kéo giá vàng Việt Nam sát giá vàng thế giới. Các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng đang bán ra 43,37 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước đưa vàng đấu giá khởi điểm 43,81 triệu đồng/lượng, có khác nào nói giá vàng phải cao hơn 43,81! Phải chăng là gây rối chứ không phải bình ổn? Không những ngỡ ngàng mà xã hội thất vọng và nghi hoặc”.
Mức giá 43,81 triệu đồng/lượng của Ngân hàng Nhà nước trở thành một tham chiếu, gắn với những hoài nghi và thất vọng như vậy.
Nhưng, có lẽ cũng nên thử nhìn ở một chiều ngược lại phiên đấu thầu trên.
Nếu Ngân hàng Nhà nước bán tất cả 26.000 lượng vàng, giá chỉ 43 triệu đồng/lượng, thậm chí 42 triệu đồng/lượng, hay san bằng mốc 40,6 triệu đồng giá thế giới... Thị trường sẽ phản ứng đồng thuận, cung lớn giá thấp sẽ kéo nhanh chênh lệch với giá thế giới. Cơ quan này lập tức "ghi điểm", chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về bám sát giá vàng thế giới được thực hiện ấn tượng!
Đó là cách làm tưởng như dễ nhất, nhanh nhất và tạo hiệu ứng thành tích lớn nhất. Nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước lại không làm, hay là vì họ không thấy được cách làm “nhanh và dễ” như vậy?
Người viết cho rằng, thứ nhất, nếu bán giá thấp, bán rẻ cho được để nhanh chóng thu hẹp chênh lệch giá, tài sản Nhà nước mà ở đây là dự trữ ngoại hối bị thất thoát. Trước đây, một lãnh đạo chuyên trách Ngân hàng Nhà nước từng nói thật là, quản lý dự trữ ngoại hối, nếu tăng lên chưa hẳn đã được khen, nhưng để thất thoát chỉ 10 đồng thôi cũng đã phải “Tên tôi là…”.
Thứ hai, nếu ồ ạt bán ra giá thấp để kéo ngay chênh lệch giá, ai được hưởng lợi? Có cả chục ngân hàng thương mại đang chờ đợi để mua vàng giá thấp, tất toán trạng thái, bù lại lượng vàng của người dân gửi mà họ đã bán ra trước đây. Làm theo cách “dễ” trên, vô tình Ngân hàng Nhà nước dùng dự trữ ngoại hối để bù lỗ cho ngân hàng đóng trạng thái - một vấn đề nhạy cảm, nhất là có thể làm phát sinh tình huống nhóm lợi ích.
Theo quy định pháp lý của hoạt động đấu thầu vàng miếng hiện nay, các tổ chức tín dụng được mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để tất toán trạng thái, thay vì mua để bán ra bình ổn thị trường. Hẳn nhà điều hành đã lường đến yếu tố nhạy cảm nói trên.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một câu trả lời ngoài mong muốn của những ý đồ bán khống trước đó - dù có trên thực tế hay không. Tức là khả năng một số tổ chức tung hàng ra bán, chờ Ngân hàng Nhà nước chào bán giá thấp hơn để “vợt” lại hàng.
Từ góc nhìn ngược lại như trên, có thể thấy đã có sự cân nhắc và lựa chọn giữa hai khả năng xảy ra qua phiên đấu thầu đầu tiên: một là nhanh chóng ghi điểm tạo "thành tích", hai là tránh những phát sinh nhạy cảm liên quan đến tài sản Nhà nước.
Và lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, việc bình ổn thị trường vàng, thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới là không đơn giản.
Dù sao, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những phiên đấu thầu tiếp theo…