Bộ Công Thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?
Đại biểu Quốc hội hỏi, trách nhiệm thuộc về ai và hướng xử lý thế nào?
Bộ Công Thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN? Đây là câu hỏi được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Tại văn bản chất vấn, đại biểu Huỳnh Nghĩa viết, trước kết luận của Thanh tra Chính phủ với nhiều thông tin được báo chí nêu, cử tri rất bất bình cho rằng: từ trước đến nay, dư luận rất bức xúc không đồng tình là giá điện không minh bạch. Thế nhưng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương luôn giải thích theo hướng giá điện đã minh bạch rồi. Nay đã quá rõ, vì Thanh tra Chính phủ đã kết luận…
Vậy xin Bộ trưởng cho biết, vai trò quản lý ngành đáng ra phải phát hiện, ngăn chặn, những vấn đề tiêu cực của EVN từ lâu, trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng Bộ vẫn “làm ngơ”. Trách nhiệm thuộc về ai và hướng xử lý thế nào?
Ở văn bản trả lời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, quá trình từng bước giảm tính độc quyền kinh doanh điện, tái cấu trúc ngành điện đã đạt được một số bước tiến quan trọng. Còn việc công khai các tiêu chí liên quan đến giá thành điện không phải chỉ là công việc riêng của Bộ Công Thương và EVN.
Bộ Trưởng cho biết, trong hai năm 2011 và 2012 Bộ đều thành lập tổ công tác gồm đại diện của nhiều bộ ngành tổ chức khác, kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2010 và 2011 của EVN. Sau đó đều tổ chức họp báo công bố công khai, minh bạch các nội dung về giá thành sản xuất kinh doanh điện hai năm đó của EVN.
Tháng 9/2013, Bộ cũng đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện tại EVN và các đơn vị thành viên. Hiện nay tổ công tác đang hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2012 của EVN. Sau khi có kết quả, Bộ Công Thương sẽ tổ chức họp báo công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2012 của EVN theo quy định.
Riêng với kết luận ngày 30/9/2013 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại EVN, Bộ trưởng giải thích rằng đây chỉ là ý kiến bước đầu của Thanh tra Chính phủ, hiện đang được trình Thủ tướng.
Và theo quy định, sau khi các bộ ngành liên quan như Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương và cả EVN có ý kiến làm rõ những vấn đề do Thanh tra nêu, Thủ tướng sẽ có ý kiến và khi đó mới là kết luận cuối cùng.
Sau khi có kết luận của Thủ tướng, với vai trò bộ quản lý nhà nước với hoạt động điện lực nói chung và quản lý EVN nói riêng, Bộ Công Thương sẽ kiên quyết chỉ đạo xử lý những sai sót (nếu có) của EVN do nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng quả quyết.
Đối với những bất cập do nguyên nhân khách quan hoặc do cơ chế, Bộ trưởng “hứa” sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng để có các giải pháp khắc phục phù hợp.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 này, không trả lời chất vấn trực tiếp do bận đi công tác nước ngoài, song Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn dẫn đầu về số lượng chất vấn bằng văn bản.
Ngoài đại biểu Huỳnh Nghĩa, một số vị đại biểu khác cũng đặt vấn đề rằng Luật Điện lực có hiệu lực từ 1/7/2013, đến nay 100% văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành. Vậy, sai phạm của EVN có nguyên nhân từ việc chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết dẫn đến Luật Điện lực chỉ tồn tại trên giấy, buông lỏng quản lý đối với tập đoàn này?
Tại văn bản chất vấn, đại biểu Huỳnh Nghĩa viết, trước kết luận của Thanh tra Chính phủ với nhiều thông tin được báo chí nêu, cử tri rất bất bình cho rằng: từ trước đến nay, dư luận rất bức xúc không đồng tình là giá điện không minh bạch. Thế nhưng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương luôn giải thích theo hướng giá điện đã minh bạch rồi. Nay đã quá rõ, vì Thanh tra Chính phủ đã kết luận…
Vậy xin Bộ trưởng cho biết, vai trò quản lý ngành đáng ra phải phát hiện, ngăn chặn, những vấn đề tiêu cực của EVN từ lâu, trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng Bộ vẫn “làm ngơ”. Trách nhiệm thuộc về ai và hướng xử lý thế nào?
Ở văn bản trả lời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, quá trình từng bước giảm tính độc quyền kinh doanh điện, tái cấu trúc ngành điện đã đạt được một số bước tiến quan trọng. Còn việc công khai các tiêu chí liên quan đến giá thành điện không phải chỉ là công việc riêng của Bộ Công Thương và EVN.
Bộ Trưởng cho biết, trong hai năm 2011 và 2012 Bộ đều thành lập tổ công tác gồm đại diện của nhiều bộ ngành tổ chức khác, kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2010 và 2011 của EVN. Sau đó đều tổ chức họp báo công bố công khai, minh bạch các nội dung về giá thành sản xuất kinh doanh điện hai năm đó của EVN.
Tháng 9/2013, Bộ cũng đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện tại EVN và các đơn vị thành viên. Hiện nay tổ công tác đang hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2012 của EVN. Sau khi có kết quả, Bộ Công Thương sẽ tổ chức họp báo công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2012 của EVN theo quy định.
Riêng với kết luận ngày 30/9/2013 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại EVN, Bộ trưởng giải thích rằng đây chỉ là ý kiến bước đầu của Thanh tra Chính phủ, hiện đang được trình Thủ tướng.
Và theo quy định, sau khi các bộ ngành liên quan như Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương và cả EVN có ý kiến làm rõ những vấn đề do Thanh tra nêu, Thủ tướng sẽ có ý kiến và khi đó mới là kết luận cuối cùng.
Sau khi có kết luận của Thủ tướng, với vai trò bộ quản lý nhà nước với hoạt động điện lực nói chung và quản lý EVN nói riêng, Bộ Công Thương sẽ kiên quyết chỉ đạo xử lý những sai sót (nếu có) của EVN do nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng quả quyết.
Đối với những bất cập do nguyên nhân khách quan hoặc do cơ chế, Bộ trưởng “hứa” sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng để có các giải pháp khắc phục phù hợp.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 này, không trả lời chất vấn trực tiếp do bận đi công tác nước ngoài, song Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn dẫn đầu về số lượng chất vấn bằng văn bản.
Ngoài đại biểu Huỳnh Nghĩa, một số vị đại biểu khác cũng đặt vấn đề rằng Luật Điện lực có hiệu lực từ 1/7/2013, đến nay 100% văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành. Vậy, sai phạm của EVN có nguyên nhân từ việc chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết dẫn đến Luật Điện lực chỉ tồn tại trên giấy, buông lỏng quản lý đối với tập đoàn này?