Bỏ đi con dấu?
Nhiều chuyên gia đã đặt chữ ký và con dấu lên “bàn cân” và cho rằng chỉ chữ ký mới có giá trị!
Nhiều chuyên gia đã đặt chữ ký và con dấu lên “bàn cân” và cho rằng chỉ chữ ký mới có giá trị!
Dấu giả như thật
Thời gian qua, việc ngành công an phát hiện hàng loạt vụ làm dấu giả, cùng với những thủ tục làm con dấu tốn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp đã bắt rễ cho những ý kiến về chuyện có nhất thiết phải sử dụng con dấu.
Trước các thông tin gần đây công an đã phát hiện loại tội phạm làm con dấu giả giống tới mức gần như không thể phân biệt với con dấu thật, TS. Lê Đăng Doanh, vị chuyên gia kinh tế lão làng, cho rằng nên xem xét lại sự cần thiết và tính an toàn của con dấu gỗ.
Mới đây, trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2008 (Doing Bussines 2008), do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện nhằm xếp hạng mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh 187 nền kinh tế thế giới, thủ tục làm con dấu của Việt Nam đã ảnh hưởng tới một trong mười chỉ số xếp hạng của nước ta.
Cụ thể, với chỉ số thành lập doanh nghiệp, Báo cáo phản ánh việc lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn phức tạp đã dẫn tới xếp hạng về chỉ số về thời gian lập doanh nghiệp của Việt Nam không thay đổi so với năm trước khi ở hạng 97.
Ông Justin Yap, chuyên gia Phát triển khu vực tư nhân của WB và IFC, ví dụ thời gian doanh nghiệp Việt Nam xin cấp con dấu như sau: xin dấu ở công an mất 6 ngày, khắc dấu mất 6 ngày trong khi đó ở nhiều quốc gia đã bỏ thủ tục này. Và nếu cải thiện được một trong những thủ tục này thì Việt Nam có thể cải thiện được thứ hạng của mình trên “bảng tổng sắp” của thế giới, theo khuyến cáo của nhóm nghiên cứu.
Liên quan đến thủ tục làm con dấu, ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, “phản biện” lại với các chuyên gia làm Báo cáo là Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng có lẽ chưa được báo cáo cập nhật.
Ông chỉ ra Việt Nam đã thực hiện quy trình một cửa với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu. “Do đó, việc khắc dấu trước đây mất 14 ngày nhưng nay đang có những thay đổi chỉ còn 2 - 3 ngày”.
Thực tế thời gian làm con dấu đã rút ngắn, song khi trao đổi với VnEconomy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), cho rằng chữ ký mới là thành tố quan trọng nhất chứ không phải con dấu, nhất là khi con dấu hoàn toàn có thể làm giả.
“Con dấu đã không đáp ứng được mong mỏi mà người ta đặt vào, nên nó là thừa và còn gây khó khăn cho người dân, tốn tiền và thời gian của doanh nghiệp”, ông Nguyến Quang A lý giải và đề nghị với cơ quan quản lý cho bỏ con dấu.
Thực tế, do các quy trình làm con dấu trước đây đã không hợp lý nên khi soạn thảo Dự thảo Luật Doanh nghiệp 2005, Ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây đã từng đề nghị vấn đề này bằng cách doanh nghiệp nào muốn có con dấu thì tự làm theo khuôn khổ của nhà nước quy định và sau đó đến đăng ký với cơ quan nhà nước quản lý.
Một đại diện của Ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây phân tích: “Việc "đẻ" thêm một cơ quan riêng để lo việc dấu và chỉ có một số nơi có quyền khắc dấu là bất cập, và mục tiêu quản lý con dấu là không đạt được khi con dấu có thể làm giả”.
Bỏ như thế nào?
“Tôi nghĩ bỏ hẳn dấu không dùng đến nữa thì có lẽ chưa thích hợp với xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với VnEconomy. “Nhưng cách cấp dấu như thế nào thì chúng ta cũng phải cải thiện. Con dấu của người ta thì để họ tự chịu trách nhiệm, chứ khi Nhà nước cấp và làm dấu có đảm bảo được chuyện sẽ không bị làm giả không?”
Theo ông Nguyễn Quang A thì Nhà nước chỉ cần nêu ra một quy định con dấu là không bắt buộc và có thể tự thuê khắc dấu cho riêng mình, trừ của các cơ quan Nhà nước. “Đối với các tổ chức khác, doanh nghiệp nếu thích cứ dùng, nhưng con dấu không còn giá trị pháp lý”, ông nói
Với cách làm con dấu theo cơ chế mở - thay vì bắt buộc - để doanh nghiệp có thể lựa chọn, theo bà Sylvia Solf, chuyên gia Phát triển khu vực tư nhân của IFC, điều này sẽ giúp gỡ bỏ dần những cản trở khi thành lập doanh nghiệp.
Cũng phải nói thêm rằng, không cần con dấu thì vẫn còn có nhiều dấu hiệu khác để nhận biết doanh nghiệp như tiêu đề, logo,... trên giấy, an toàn hơn với việc chỉ "cộp" một cái dấu bằng gỗ. Đây là những biện pháp an toàn (tất nhiên không có gì là an toàn tuyệt đối) nhưng ít ra nó cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền bạc và thời gian. Hơn nữa, việc sử dụng chữ ký số tới đây cũng đã là "đóng dấu điện tử" thay cho con dấu.
Tuy nhiên, theo ông Martin Rama, Kinh tế trưởng của WB, câu chuyện con dấu vẫn sẽ còn tốn nhiều giấy mực dài dài.
Dấu giả như thật
Thời gian qua, việc ngành công an phát hiện hàng loạt vụ làm dấu giả, cùng với những thủ tục làm con dấu tốn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp đã bắt rễ cho những ý kiến về chuyện có nhất thiết phải sử dụng con dấu.
Trước các thông tin gần đây công an đã phát hiện loại tội phạm làm con dấu giả giống tới mức gần như không thể phân biệt với con dấu thật, TS. Lê Đăng Doanh, vị chuyên gia kinh tế lão làng, cho rằng nên xem xét lại sự cần thiết và tính an toàn của con dấu gỗ.
Mới đây, trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2008 (Doing Bussines 2008), do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện nhằm xếp hạng mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh 187 nền kinh tế thế giới, thủ tục làm con dấu của Việt Nam đã ảnh hưởng tới một trong mười chỉ số xếp hạng của nước ta.
Cụ thể, với chỉ số thành lập doanh nghiệp, Báo cáo phản ánh việc lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn phức tạp đã dẫn tới xếp hạng về chỉ số về thời gian lập doanh nghiệp của Việt Nam không thay đổi so với năm trước khi ở hạng 97.
Ông Justin Yap, chuyên gia Phát triển khu vực tư nhân của WB và IFC, ví dụ thời gian doanh nghiệp Việt Nam xin cấp con dấu như sau: xin dấu ở công an mất 6 ngày, khắc dấu mất 6 ngày trong khi đó ở nhiều quốc gia đã bỏ thủ tục này. Và nếu cải thiện được một trong những thủ tục này thì Việt Nam có thể cải thiện được thứ hạng của mình trên “bảng tổng sắp” của thế giới, theo khuyến cáo của nhóm nghiên cứu.
Liên quan đến thủ tục làm con dấu, ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, “phản biện” lại với các chuyên gia làm Báo cáo là Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng có lẽ chưa được báo cáo cập nhật.
Ông chỉ ra Việt Nam đã thực hiện quy trình một cửa với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu. “Do đó, việc khắc dấu trước đây mất 14 ngày nhưng nay đang có những thay đổi chỉ còn 2 - 3 ngày”.
Thực tế thời gian làm con dấu đã rút ngắn, song khi trao đổi với VnEconomy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), cho rằng chữ ký mới là thành tố quan trọng nhất chứ không phải con dấu, nhất là khi con dấu hoàn toàn có thể làm giả.
“Con dấu đã không đáp ứng được mong mỏi mà người ta đặt vào, nên nó là thừa và còn gây khó khăn cho người dân, tốn tiền và thời gian của doanh nghiệp”, ông Nguyến Quang A lý giải và đề nghị với cơ quan quản lý cho bỏ con dấu.
Thực tế, do các quy trình làm con dấu trước đây đã không hợp lý nên khi soạn thảo Dự thảo Luật Doanh nghiệp 2005, Ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây đã từng đề nghị vấn đề này bằng cách doanh nghiệp nào muốn có con dấu thì tự làm theo khuôn khổ của nhà nước quy định và sau đó đến đăng ký với cơ quan nhà nước quản lý.
Một đại diện của Ban nghiên cứu của Thủ tướng trước đây phân tích: “Việc "đẻ" thêm một cơ quan riêng để lo việc dấu và chỉ có một số nơi có quyền khắc dấu là bất cập, và mục tiêu quản lý con dấu là không đạt được khi con dấu có thể làm giả”.
Bỏ như thế nào?
“Tôi nghĩ bỏ hẳn dấu không dùng đến nữa thì có lẽ chưa thích hợp với xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với VnEconomy. “Nhưng cách cấp dấu như thế nào thì chúng ta cũng phải cải thiện. Con dấu của người ta thì để họ tự chịu trách nhiệm, chứ khi Nhà nước cấp và làm dấu có đảm bảo được chuyện sẽ không bị làm giả không?”
Theo ông Nguyễn Quang A thì Nhà nước chỉ cần nêu ra một quy định con dấu là không bắt buộc và có thể tự thuê khắc dấu cho riêng mình, trừ của các cơ quan Nhà nước. “Đối với các tổ chức khác, doanh nghiệp nếu thích cứ dùng, nhưng con dấu không còn giá trị pháp lý”, ông nói
Với cách làm con dấu theo cơ chế mở - thay vì bắt buộc - để doanh nghiệp có thể lựa chọn, theo bà Sylvia Solf, chuyên gia Phát triển khu vực tư nhân của IFC, điều này sẽ giúp gỡ bỏ dần những cản trở khi thành lập doanh nghiệp.
Cũng phải nói thêm rằng, không cần con dấu thì vẫn còn có nhiều dấu hiệu khác để nhận biết doanh nghiệp như tiêu đề, logo,... trên giấy, an toàn hơn với việc chỉ "cộp" một cái dấu bằng gỗ. Đây là những biện pháp an toàn (tất nhiên không có gì là an toàn tuyệt đối) nhưng ít ra nó cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền bạc và thời gian. Hơn nữa, việc sử dụng chữ ký số tới đây cũng đã là "đóng dấu điện tử" thay cho con dấu.
Tuy nhiên, theo ông Martin Rama, Kinh tế trưởng của WB, câu chuyện con dấu vẫn sẽ còn tốn nhiều giấy mực dài dài.