Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu doanh nghiệp đẩy nhanh cổ phần hóa
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải năm 2006 không đạt yêu cầu đề ra
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng vừa ký chỉ thị yêu cầu Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cùng các đơn vị, doanh nghiệp của bộ này khẩn trương cổ phần hoá các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải.
Chỉ thị này ra đời do tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải năm 2006 không đạt yêu cầu đề ra, khi chỉ có 31 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong khi Chính phủ giao là 74 doanh nghiệp. Hiện nhiều doanh nghiệp trong ngành đang có bộ máy cồng kềnh, làm ăn không hiệu quả, một số thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo nội dung chỉ này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu các cục trưởng (Đường bộ, Đường sông, Hàng Hải, Đường sắt), chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tổng công ty , giám đốc các công ty nhà nước, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ nhanh chóng rà soát, xây dựng chương trình, giải pháp để tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa theo đúng tinh thần của Quyết định số 95/2005/QĐ - TTg ngày 6/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước thuộc Bộ; báo cáo kế haọch thực hiện về Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 20/3/2007.
Giai đoạn 2007 - 2010, sẽ có 11 tổng công ty lớn ngành giao thông vận tải tiến hành cổ phần hóa như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ, Tổng công ty Xây dựng đường sông miền Nam (cổ phần hóa vào năm 2008); Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam, Tổng công ty Đường sông miền Bắc (cổ phần hóa vào năm 2009).
Những công ty hoạt động công ích như quản lý sửa chữa đường bộ, đường sông cũng sẽ cổ phần hóa; các cụm cảng hàng không cũng được sắp xếp lại theo hướng tách kinh doanh dịch vụ khỏi quản lý Nhà nước để hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Chỉ thị này ra đời do tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải năm 2006 không đạt yêu cầu đề ra, khi chỉ có 31 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong khi Chính phủ giao là 74 doanh nghiệp. Hiện nhiều doanh nghiệp trong ngành đang có bộ máy cồng kềnh, làm ăn không hiệu quả, một số thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo nội dung chỉ này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu các cục trưởng (Đường bộ, Đường sông, Hàng Hải, Đường sắt), chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tổng công ty , giám đốc các công ty nhà nước, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ nhanh chóng rà soát, xây dựng chương trình, giải pháp để tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa theo đúng tinh thần của Quyết định số 95/2005/QĐ - TTg ngày 6/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước thuộc Bộ; báo cáo kế haọch thực hiện về Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 20/3/2007.
Giai đoạn 2007 - 2010, sẽ có 11 tổng công ty lớn ngành giao thông vận tải tiến hành cổ phần hóa như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ, Tổng công ty Xây dựng đường sông miền Nam (cổ phần hóa vào năm 2008); Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam, Tổng công ty Đường sông miền Bắc (cổ phần hóa vào năm 2009).
Những công ty hoạt động công ích như quản lý sửa chữa đường bộ, đường sông cũng sẽ cổ phần hóa; các cụm cảng hàng không cũng được sắp xếp lại theo hướng tách kinh doanh dịch vụ khỏi quản lý Nhà nước để hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.