Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét lại tài khoản trên Zing
Đầu tháng 10, hai hãng Coca-Cola và Samsung đã rút quảng cáo khỏi Zing, sau khi AP lên tiếng cảnh báo
Theo hãng tin AP, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 31/10 cho biết đang cân nhắc lại việc đại sứ quán nước này ở Việt Nam mở tài khoản trên website Zing.vn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói rằng, tài khoản truyền thông xã hội của sứ quán Mỹ ở Việt Nam trên Zing được tạo ra để "vươn tới giới trẻ Việt Nam". Tuy nhiên, trước những lo lắng về vấn nạn sao chép bất hợp pháp các giá trị số trên Zing, Bộ Ngoại giao Mỹ buộc phải xem xét lại việc sử dụng tài khoản đó.
Theo ông Toner, quyết định trên được đưa ra, bởi "một số nội dung trên trang web này bị nghi ngờ và đi ngược lại với chính sách tự do Internet của chúng tôi". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết việc xem xét lại này khi nào mới được hoàn tất.
Theo AP, lâu nay, Zing vẫn là một trang web cho phép tải nhạc và xem phim không có bản quyền. Chính điều này đã góp phần “bóp nghẹt” thị trường âm nhạc châu Á và gây thiệt hại cho doanh số bán hàng trực tuyến trên toàn thế giới. Trong khi, Mỹ là một trong những quốc gia luôn ủng hộ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ.
Đầu tháng 10, hai hãng Coca-Cola và Samsung đã rút quảng cáo khỏi Zing, sau khi AP lên tiếng cảnh báo. AP cho rằng, việc các công ty quốc tế quảng cáo trên Zing càng tăng cường tính chất chính thống của trang này, khiến nhiều nghệ sỹ của Việt Nam bất bình khi thấy Zing đang thu lợi từ công sức lao động của họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói rằng, tài khoản truyền thông xã hội của sứ quán Mỹ ở Việt Nam trên Zing được tạo ra để "vươn tới giới trẻ Việt Nam". Tuy nhiên, trước những lo lắng về vấn nạn sao chép bất hợp pháp các giá trị số trên Zing, Bộ Ngoại giao Mỹ buộc phải xem xét lại việc sử dụng tài khoản đó.
Theo ông Toner, quyết định trên được đưa ra, bởi "một số nội dung trên trang web này bị nghi ngờ và đi ngược lại với chính sách tự do Internet của chúng tôi". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết việc xem xét lại này khi nào mới được hoàn tất.
Theo AP, lâu nay, Zing vẫn là một trang web cho phép tải nhạc và xem phim không có bản quyền. Chính điều này đã góp phần “bóp nghẹt” thị trường âm nhạc châu Á và gây thiệt hại cho doanh số bán hàng trực tuyến trên toàn thế giới. Trong khi, Mỹ là một trong những quốc gia luôn ủng hộ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ.
Đầu tháng 10, hai hãng Coca-Cola và Samsung đã rút quảng cáo khỏi Zing, sau khi AP lên tiếng cảnh báo. AP cho rằng, việc các công ty quốc tế quảng cáo trên Zing càng tăng cường tính chất chính thống của trang này, khiến nhiều nghệ sỹ của Việt Nam bất bình khi thấy Zing đang thu lợi từ công sức lao động của họ.