Bỏ trần lãi suất, điều tiết bằng luật?
Nhiều khả năng lãi suất huy động VND sẽ bỏ cơ chế trần, chuyển sang điều tiết bằng luật định hiện hành
Nhiều khả năng lãi suất huy động VND sẽ bỏ cơ chế trần, chuyển sang điều tiết bằng luật định hiện hành.
Những ngày cuối tuần, liên tiếp những cuộc họp quan trọng giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Ngân hàng Nhà nước và cả lãnh đạo Chính phủ liên quan đến trần lãi suất huy động hiện nay.
Tính đến thời điểm này, trần lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại vẫn tuân thủ theo mức 12%/năm đặt ra tại Công điện số 02 ngày 26/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là mức trần thỏa thuận giữa các thành viên trong VNBA, thực hiện từ ngày 29/4 vừa qua.
Tuy nhiên, với thực tế biến động lãi suất thời gian qua, từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bỏ trần lãi suất huy động, những cuộc họp trên đã đề cập đến khả năng trả lãi suất về với thị trường, được điều tiết bằng các công cụ sẵn có của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin cụ thể về những cuộc họp trên chưa được công bố. Dự kiến có thể được thông báo cụ thể tại cuộc họp báo 10h sáng ngày 17/5 của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết nhiều khả năng trần lãi suất huy động VND sẽ được gỡ bỏ; thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ điều tiết là các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…
Đi cùng với khả năng bỏ trần, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại sẽ được điều hành chủ động hơn, nhưng được gián tiếp điều tiết ở mức khống chế lãi suất cho vay đầu ra.
Cụ thể, theo Điều 476, Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố theo từng thời điểm. Sau khi bỏ trần, quy định này sẽ được tôn trọng và là chuẩn mực để điều tiết lãi suất huy động trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ lãi suất cơ bản, điều chỉnh tương ứng với quy định trên để gián tiếp tạo mặt bằng lãi suất hợp lý trên thị trường. Theo hướng này, nhiều khả năng lãi suất cơ bản sẽ được tăng lên trong thời gian tới, bởi thực tế đã có lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản; hoặc ngược lại, lãi suất cơ bản sẽ giảm, gián tiếp kéo lãi suất cho vay trên thị trường xuống (điều này khó xẩy ra).
Đón đầu khả năng trên, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng những ngày gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Lãi suất theo tuần tại thị trường này đã giảm từ 24%/năm xuống còn 19%/năm; lãi suất qua đêm còn khoảng 20%/năm.
Nguyên nhân được xét đến ở sự chờ đợi khả năng bỏ trần, các ngân hàng có thể huy động thuận lợi hơn từ các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp với lãi suất cao hơn trần 12%/năm như hiện nay nhưng thấp hơn nhiều so với các mức vừa qua trên thị trường liên ngân hàng; giảm bớt chi phí huy động vốn.
Và nếu trần lãi suất được gỡ bỏ, dự báo lãi suất huy động của nhiều ngân hàng sẽ được điều chỉnh tăng (tất nhiên không thể "quá đà" bởi phải cân đối lợi nhuận với lãi suất cho vay đầu ra đã được điều tiết). Đây cũng là diễn biến hợp với định hướng thực hiện lãi suất thực dương.
Vấn đề còn lại là khả năng căn theo diễn biến thực tế từng thời điểm của Ngân hàng Nhà nước để sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết nói trên.
Những ngày cuối tuần, liên tiếp những cuộc họp quan trọng giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Ngân hàng Nhà nước và cả lãnh đạo Chính phủ liên quan đến trần lãi suất huy động hiện nay.
Tính đến thời điểm này, trần lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại vẫn tuân thủ theo mức 12%/năm đặt ra tại Công điện số 02 ngày 26/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là mức trần thỏa thuận giữa các thành viên trong VNBA, thực hiện từ ngày 29/4 vừa qua.
Tuy nhiên, với thực tế biến động lãi suất thời gian qua, từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bỏ trần lãi suất huy động, những cuộc họp trên đã đề cập đến khả năng trả lãi suất về với thị trường, được điều tiết bằng các công cụ sẵn có của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin cụ thể về những cuộc họp trên chưa được công bố. Dự kiến có thể được thông báo cụ thể tại cuộc họp báo 10h sáng ngày 17/5 của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết nhiều khả năng trần lãi suất huy động VND sẽ được gỡ bỏ; thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ điều tiết là các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…
Đi cùng với khả năng bỏ trần, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại sẽ được điều hành chủ động hơn, nhưng được gián tiếp điều tiết ở mức khống chế lãi suất cho vay đầu ra.
Cụ thể, theo Điều 476, Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố theo từng thời điểm. Sau khi bỏ trần, quy định này sẽ được tôn trọng và là chuẩn mực để điều tiết lãi suất huy động trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ lãi suất cơ bản, điều chỉnh tương ứng với quy định trên để gián tiếp tạo mặt bằng lãi suất hợp lý trên thị trường. Theo hướng này, nhiều khả năng lãi suất cơ bản sẽ được tăng lên trong thời gian tới, bởi thực tế đã có lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản; hoặc ngược lại, lãi suất cơ bản sẽ giảm, gián tiếp kéo lãi suất cho vay trên thị trường xuống (điều này khó xẩy ra).
Đón đầu khả năng trên, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng những ngày gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Lãi suất theo tuần tại thị trường này đã giảm từ 24%/năm xuống còn 19%/năm; lãi suất qua đêm còn khoảng 20%/năm.
Nguyên nhân được xét đến ở sự chờ đợi khả năng bỏ trần, các ngân hàng có thể huy động thuận lợi hơn từ các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp với lãi suất cao hơn trần 12%/năm như hiện nay nhưng thấp hơn nhiều so với các mức vừa qua trên thị trường liên ngân hàng; giảm bớt chi phí huy động vốn.
Và nếu trần lãi suất được gỡ bỏ, dự báo lãi suất huy động của nhiều ngân hàng sẽ được điều chỉnh tăng (tất nhiên không thể "quá đà" bởi phải cân đối lợi nhuận với lãi suất cho vay đầu ra đã được điều tiết). Đây cũng là diễn biến hợp với định hướng thực hiện lãi suất thực dương.
Vấn đề còn lại là khả năng căn theo diễn biến thực tế từng thời điểm của Ngân hàng Nhà nước để sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết nói trên.