Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: “Kinh tế quý 1 khả quan”
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, quý 1/2007 là quý rất thành công về phát triển kinh tế của Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, quý 1/2007 là quý rất thành công về phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thưa Bộ trưởng, qua thực tiễn quý 1/2007, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những chỉ số phát triển kinh tế mà chúng ta đạt được?
Kinh tế quý 1 năm nay theo đánh giá của tôi là một quý rất thành công. So với tất cả các năm gần đây thì quý 1 năm nay là quý có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất.
Năm gần đây nhất là năm 2005 và 2006 tăng trưởng quý 1 chỉ tăng trưởng khoảng 7,2% nhưng quý I năm nay đã tăng trưởng ở mức là 7,7%.
Điều này đặc biệt hơn khi trong quý 1 có gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi, một số vấn đề xuất nhập khẩu nông sản không đạt mức tăng trưởng như dự kiến.
Nhưng bù lại, những lĩnh vực về dịch vụ, về công nghiệp đã có mức tăng trưởng rất cao. GDP công nghiệp tăng trưởng 9,7%, lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP chung đạt 7,8% đã làm cho tình hình quý 1 khả quan.
Thu hút đầu tư chung xã hội đạt mức 41% GDP đây là mức cao nhất trong tất cả các quý và cũng là mức cao nhất từ trước tới nay. Điều đó mang lại khả năng tăng trưởng kinh tế cao của cả năm 2007 này.
Đặc biệt là vấn đề thu hút đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng khá cao. Xuất khẩu của chúng ta có chịu ảnh hưởng chung do giá cả, đặc biệt là giá dầu nên tăng trưởng của xuất khẩu không cao bằng mọi năm ở mức 17,8% có thấp hơn.
Chỉ số nhập siêu có cao nhưng nhập siêu ở đây là do chúng ta nhập một số máy móc thiết bị đặc biệt là một số thiết bị vận tải khiến nhập siêu tăng hơn. Đánh giá tổng thể thì quý I năm 2007 là một quý thành công trong phát triển kinh tế, từ đó chúng ta có thể hy vọng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của cả năm
Thưa Bộ trưởng, theo đánh giá của Bộ trưởng, việc chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập, đặc biệt là cam kết WTO đã có tác động lan toả thế nào đối với sự phát triển của kinh tế, phải chăng đó là những yếu tố cơ bản cho tăng trưởng khả quan của quý 1?
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những đột phá nhất định trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.
Những tác động này có thể nhận định ở 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, hiện nay nhiều nhà đầu tư chiến lược đã vào Việt Nam đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia đã vào và đã đến đầu tư ở Việt Nam. Thứ 2 thị trường xuất khẩu của chúng ta đã được mở rộng hơn. Thứ 3 khi thực hiện các cam kết thì một số thị trường đặc biệt sự mở ra của thị trường tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán đã khơi dậy một dòng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, tạo sự phát triển kinh tế trong thời gian qua.
Thưa Bộ trưởng, nếu như đánh giá về chỉ đạo điều hành trong thời gian tới thì người ta nói nhiều đến tư duy điều hành, không chỉ bộ máy của Chính phủ mà cả chính quyền địa phương, sự đổi mới tư duy này sẽ như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Hiện nay điều hành không chỉ tập trung ở Chính phủ mà phải cả chính quyền địa phương. Quan điểm của Chính phủ đặc biệt là Thủ tướng là phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. Hiện nay trong đầu tư thì phân cấp toàn diện, toàn bộ, triệt để cho chính quyền địa phương.
Trong một số lĩnh vực khác cũng đã phân cấp. Vì vậy việc điều hành của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng, tạo ra không khí thi đua, cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương với nhau trong vấn đề thu hút đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh, trong vấn đề thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển. Cho nên tư duy đổi mới điều hành là hoàn toàn chính xác và cần phải có tư duy đổi mới như vậy.
Thưa Bộ trưởng, với những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế khả quan trong quý I, liệu chúng ta có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cả năm 8,5% như dự kiến và giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này là gì?
Chúng tôi đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã có chỉ đạo phải cố gắng đạt mức tăng trưởng cao hơn 8,5% trong năm nay.
Điều đó có khả năng thực hiện được. Muốn vậy trong 3 quý còn lại chúng ta phải đạt mức tăng trưởng bình quân của 3 quý là 8,7%.
Để đạt được mức này cần phải chú ý một số vấn đề. Thứ nhất phải thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cho tất cả lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp phải đảm bảo công tác chống hạn chống bệnh đạt mức tăng trưởng của nông nghiệp ở mức 3,5 tới 4% như định hướng của Quốc hội.
Trong lĩnh vực công nghiệp phải chú ý để đảm bảo một số sản phẩm lớn đặc biệt là đảm bảo cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh làm sao cho điện ổn định không ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh rồi mức tăng trưởng công nghiệp phải ở mức 10,5%.
Còn về lĩnh vực dịch vụ chú ý tối đa khai thác đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng.
Thứ 2 là phải xúc tiến mạnh đầu tư và giải quyết giải ngân tốt các nguồn vốn. Đối với ngân sách Nhà nước thì phải giải ngân tốt trên một số dự án về giao thông, về thuỷ lợi để mang lại sự phát triển về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi.
Đối với vốn đầu tư nước ngoài thì phải làm tốt giải ngân ở các vốn đã cam kết đồng thời chú ý để xúc tiến và chuẩn bị cho nhà đầu tư lớn vào, tập trung xử lý những dự án lớn, cấp phép những dự án lớn tạo khả năng tăng trưởng năm sau.
Thứ ba phải đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu đảm bảo mức tăng trưởng xuất khẩu trên 20%.
Thưa Bộ trưởng, qua thực tiễn quý 1/2007, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những chỉ số phát triển kinh tế mà chúng ta đạt được?
Kinh tế quý 1 năm nay theo đánh giá của tôi là một quý rất thành công. So với tất cả các năm gần đây thì quý 1 năm nay là quý có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất.
Năm gần đây nhất là năm 2005 và 2006 tăng trưởng quý 1 chỉ tăng trưởng khoảng 7,2% nhưng quý I năm nay đã tăng trưởng ở mức là 7,7%.
Điều này đặc biệt hơn khi trong quý 1 có gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi, một số vấn đề xuất nhập khẩu nông sản không đạt mức tăng trưởng như dự kiến.
Nhưng bù lại, những lĩnh vực về dịch vụ, về công nghiệp đã có mức tăng trưởng rất cao. GDP công nghiệp tăng trưởng 9,7%, lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP chung đạt 7,8% đã làm cho tình hình quý 1 khả quan.
Thu hút đầu tư chung xã hội đạt mức 41% GDP đây là mức cao nhất trong tất cả các quý và cũng là mức cao nhất từ trước tới nay. Điều đó mang lại khả năng tăng trưởng kinh tế cao của cả năm 2007 này.
Đặc biệt là vấn đề thu hút đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng khá cao. Xuất khẩu của chúng ta có chịu ảnh hưởng chung do giá cả, đặc biệt là giá dầu nên tăng trưởng của xuất khẩu không cao bằng mọi năm ở mức 17,8% có thấp hơn.
Chỉ số nhập siêu có cao nhưng nhập siêu ở đây là do chúng ta nhập một số máy móc thiết bị đặc biệt là một số thiết bị vận tải khiến nhập siêu tăng hơn. Đánh giá tổng thể thì quý I năm 2007 là một quý thành công trong phát triển kinh tế, từ đó chúng ta có thể hy vọng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của cả năm
Thưa Bộ trưởng, theo đánh giá của Bộ trưởng, việc chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập, đặc biệt là cam kết WTO đã có tác động lan toả thế nào đối với sự phát triển của kinh tế, phải chăng đó là những yếu tố cơ bản cho tăng trưởng khả quan của quý 1?
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những đột phá nhất định trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.
Những tác động này có thể nhận định ở 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, hiện nay nhiều nhà đầu tư chiến lược đã vào Việt Nam đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia đã vào và đã đến đầu tư ở Việt Nam. Thứ 2 thị trường xuất khẩu của chúng ta đã được mở rộng hơn. Thứ 3 khi thực hiện các cam kết thì một số thị trường đặc biệt sự mở ra của thị trường tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán đã khơi dậy một dòng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, tạo sự phát triển kinh tế trong thời gian qua.
Thưa Bộ trưởng, nếu như đánh giá về chỉ đạo điều hành trong thời gian tới thì người ta nói nhiều đến tư duy điều hành, không chỉ bộ máy của Chính phủ mà cả chính quyền địa phương, sự đổi mới tư duy này sẽ như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Hiện nay điều hành không chỉ tập trung ở Chính phủ mà phải cả chính quyền địa phương. Quan điểm của Chính phủ đặc biệt là Thủ tướng là phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. Hiện nay trong đầu tư thì phân cấp toàn diện, toàn bộ, triệt để cho chính quyền địa phương.
Trong một số lĩnh vực khác cũng đã phân cấp. Vì vậy việc điều hành của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng, tạo ra không khí thi đua, cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương với nhau trong vấn đề thu hút đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh, trong vấn đề thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển. Cho nên tư duy đổi mới điều hành là hoàn toàn chính xác và cần phải có tư duy đổi mới như vậy.
Thưa Bộ trưởng, với những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế khả quan trong quý I, liệu chúng ta có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cả năm 8,5% như dự kiến và giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này là gì?
Chúng tôi đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã có chỉ đạo phải cố gắng đạt mức tăng trưởng cao hơn 8,5% trong năm nay.
Điều đó có khả năng thực hiện được. Muốn vậy trong 3 quý còn lại chúng ta phải đạt mức tăng trưởng bình quân của 3 quý là 8,7%.
Để đạt được mức này cần phải chú ý một số vấn đề. Thứ nhất phải thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cho tất cả lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp phải đảm bảo công tác chống hạn chống bệnh đạt mức tăng trưởng của nông nghiệp ở mức 3,5 tới 4% như định hướng của Quốc hội.
Trong lĩnh vực công nghiệp phải chú ý để đảm bảo một số sản phẩm lớn đặc biệt là đảm bảo cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh làm sao cho điện ổn định không ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh rồi mức tăng trưởng công nghiệp phải ở mức 10,5%.
Còn về lĩnh vực dịch vụ chú ý tối đa khai thác đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng.
Thứ 2 là phải xúc tiến mạnh đầu tư và giải quyết giải ngân tốt các nguồn vốn. Đối với ngân sách Nhà nước thì phải giải ngân tốt trên một số dự án về giao thông, về thuỷ lợi để mang lại sự phát triển về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi.
Đối với vốn đầu tư nước ngoài thì phải làm tốt giải ngân ở các vốn đã cam kết đồng thời chú ý để xúc tiến và chuẩn bị cho nhà đầu tư lớn vào, tập trung xử lý những dự án lớn, cấp phép những dự án lớn tạo khả năng tăng trưởng năm sau.
Thứ ba phải đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu đảm bảo mức tăng trưởng xuất khẩu trên 20%.