Bớt nhiễu động vàng, “đô”
Vàng, “đô” bớt nhiễu động sẽ hạn chế sai số trong hoạch định các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ
“Sau hàng chục năm, lần đầu tiên Việt Nam mới thực sự xử lý được tình trạng vàng hóa và đô la hóa. Đây là một điểm sáng và mình làm rất là ổn”.
Đánh giá trên được ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối nguồn vốn và ngoại hối của Ngân hàng Quốc Tế (VIB), đưa ra khi trao đổi với các doanh nghiệp tại hội thảo về kinh tế vĩ mô diễn ra ở Hà Nội chiều qua (24/9).
Nhấn mạnh ở điểm sáng “rất thành công” này, ông Trung lý giải, đã từ rất lâu rồi Việt Nam cùng lúc có 3 đồng tiền trong thanh toán, là VND, USD và vàng. Trong đó vàng và “đô” có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống dân cư, trong nền kinh tế mà chỉ thực sự giảm được trong hai năm trở lại đây.
“Đó là tốc độ đô la hóa đã giảm mạnh, thể hiện ở lượng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ đã giảm. Chức năng thanh toán của USD và vàng cũng đã được hạn chế. Qua đó để chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ”, ông Trung nhìn nhận.
Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng 8 tháng đầu năm 2013 mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cũng cho thấy, tỷ lệ đô la hóa trong nền kinh tế cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây.
Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đã liên tục giảm từ gần 20% trong năm 2010 xuống còn 15,8% cuối năm 2011, xuống 12,3% cuối năm 2012 và tính đến cuối tháng 8/2013 chỉ còn 12%.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một quốc gia có tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán trên 30% được xem là đã rơi vào tình trạng đô la hóa cao.
Dữ liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng nhiều năm rơi vào tình trạng trên, đặc biệt những năm 2000 và 2001, tỷ lệ đô la hóa lên tới gần 32%. Hay chỉ vài năm về trước, việc định giá và thanh toán bằng vàng và USD vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là vai trò của vàng trong các giao dịch bất động sản…
Tuy nhiên, từ năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã có những can thiệp dù nặng tính hành chính nhưng có sức tác động lớn. Đó là việc áp trần lãi suất huy động USD và liên tục ép xuống thấp sau đó, tạo và giữ chênh lệch lãi suất có lợi cho VND; tín dụng ngoại tệ được siết lại; Ngân hàng Nhà nước hai năm liền cam kết “chốt” mức độ biến động của tỷ giá; huy động và cho vay bằng vàng đã được gỡ bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống ngân hàng; việc xử lý và cơ chế xử phạt các vi phạm liên quan đến định giá, giao dịch bằng vàng và USD đã có sức nặng hơn trước…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về vấn đề này, tình trạng đô la hóa đã giảm mạnh được nhìn nhận ở việc giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào đồng USD và những biến động của chính sách tiền tệ liên quan đến đồng tiền này.
“Mức độ đô la hóa cao đồng nghĩa với độ mở của nền kinh tế càng lớn, càng dễ chịu tác động và ảnh hưởng từ những xáo trộn bên ngoài. Ví dụ như các quyết định lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đều có thể gây xáo trộn tình hình kinh tế trong nước, đó là chưa nói đến những cú sốc hay những cuộc khủng hoảng có sức tác động mạnh hơn. Như vậy thì chúng ta trở nên thụ động hơn trong kiểm soát và điều hành”, chuyên gia này dẫn giải.
Cũng theo ông, tình trạng đô la hóa và vàng hóa giảm đi đồng nghĩa với việc củng cố và khẳng định vị thế của đồng nội tệ, ở đây là VND. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh một phần cho thấy đồng USD đã giảm bớt sức hấp dẫn trong dân cư, và nguồn lực đó được hút vào dự trữ ngoại hối và ở đó nó được kiểm soát. Quan trọng hơn, Việt Nam tăng cường được tính độc lập và chủ quyền tiền tệ trong điều hành.
“Bạn hãy thử nghĩ, nhiều năm trước đô la trôi nổi ngoài hệ thống ngân hàng, cùng với vàng trở thành phương tiện thanh toán, tích trữ với mức độ lớn và khá phổ biến. Như vậy thì Ngân hàng Nhà nước rất khó để lường định một cách thực sự chính xác quy mô tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, các biến số và tác động của nó. Điều này dễ dẫn đến sai số lớn trong hoạch định các mục tiêu điều hành, đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nay giảm được như vậy thì việc hoạch định các mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ bớt nhiễu động, sẽ chủ động hơn và hợp lý hơn để có thể đạt hiệu quả tốt hơn. Như vậy là đáng mừng”, chuyên gia trên phân tích thêm.
Đánh giá trên được ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối nguồn vốn và ngoại hối của Ngân hàng Quốc Tế (VIB), đưa ra khi trao đổi với các doanh nghiệp tại hội thảo về kinh tế vĩ mô diễn ra ở Hà Nội chiều qua (24/9).
Nhấn mạnh ở điểm sáng “rất thành công” này, ông Trung lý giải, đã từ rất lâu rồi Việt Nam cùng lúc có 3 đồng tiền trong thanh toán, là VND, USD và vàng. Trong đó vàng và “đô” có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống dân cư, trong nền kinh tế mà chỉ thực sự giảm được trong hai năm trở lại đây.
“Đó là tốc độ đô la hóa đã giảm mạnh, thể hiện ở lượng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ đã giảm. Chức năng thanh toán của USD và vàng cũng đã được hạn chế. Qua đó để chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ”, ông Trung nhìn nhận.
Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng 8 tháng đầu năm 2013 mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cũng cho thấy, tỷ lệ đô la hóa trong nền kinh tế cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây.
Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đã liên tục giảm từ gần 20% trong năm 2010 xuống còn 15,8% cuối năm 2011, xuống 12,3% cuối năm 2012 và tính đến cuối tháng 8/2013 chỉ còn 12%.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một quốc gia có tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán trên 30% được xem là đã rơi vào tình trạng đô la hóa cao.
Dữ liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng nhiều năm rơi vào tình trạng trên, đặc biệt những năm 2000 và 2001, tỷ lệ đô la hóa lên tới gần 32%. Hay chỉ vài năm về trước, việc định giá và thanh toán bằng vàng và USD vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là vai trò của vàng trong các giao dịch bất động sản…
Tuy nhiên, từ năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã có những can thiệp dù nặng tính hành chính nhưng có sức tác động lớn. Đó là việc áp trần lãi suất huy động USD và liên tục ép xuống thấp sau đó, tạo và giữ chênh lệch lãi suất có lợi cho VND; tín dụng ngoại tệ được siết lại; Ngân hàng Nhà nước hai năm liền cam kết “chốt” mức độ biến động của tỷ giá; huy động và cho vay bằng vàng đã được gỡ bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống ngân hàng; việc xử lý và cơ chế xử phạt các vi phạm liên quan đến định giá, giao dịch bằng vàng và USD đã có sức nặng hơn trước…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về vấn đề này, tình trạng đô la hóa đã giảm mạnh được nhìn nhận ở việc giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào đồng USD và những biến động của chính sách tiền tệ liên quan đến đồng tiền này.
“Mức độ đô la hóa cao đồng nghĩa với độ mở của nền kinh tế càng lớn, càng dễ chịu tác động và ảnh hưởng từ những xáo trộn bên ngoài. Ví dụ như các quyết định lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đều có thể gây xáo trộn tình hình kinh tế trong nước, đó là chưa nói đến những cú sốc hay những cuộc khủng hoảng có sức tác động mạnh hơn. Như vậy thì chúng ta trở nên thụ động hơn trong kiểm soát và điều hành”, chuyên gia này dẫn giải.
Cũng theo ông, tình trạng đô la hóa và vàng hóa giảm đi đồng nghĩa với việc củng cố và khẳng định vị thế của đồng nội tệ, ở đây là VND. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh một phần cho thấy đồng USD đã giảm bớt sức hấp dẫn trong dân cư, và nguồn lực đó được hút vào dự trữ ngoại hối và ở đó nó được kiểm soát. Quan trọng hơn, Việt Nam tăng cường được tính độc lập và chủ quyền tiền tệ trong điều hành.
“Bạn hãy thử nghĩ, nhiều năm trước đô la trôi nổi ngoài hệ thống ngân hàng, cùng với vàng trở thành phương tiện thanh toán, tích trữ với mức độ lớn và khá phổ biến. Như vậy thì Ngân hàng Nhà nước rất khó để lường định một cách thực sự chính xác quy mô tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, các biến số và tác động của nó. Điều này dễ dẫn đến sai số lớn trong hoạch định các mục tiêu điều hành, đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nay giảm được như vậy thì việc hoạch định các mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ bớt nhiễu động, sẽ chủ động hơn và hợp lý hơn để có thể đạt hiệu quả tốt hơn. Như vậy là đáng mừng”, chuyên gia trên phân tích thêm.