Bức tranh lỗ, lãi của doanh nghiệp niêm yết quý 3
Số doanh nghiệp báo lỗ đã giảm và doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng quý 3 đã tăng lên
Tính đến hết ngày 31/10, mặc dù đã quá hạn nộp báo cáo tài chính quý 3 đối với doanh nghiệp không có công ty con hoặc đơn vị kế toán trực thuộc (hạn cuối cùng là ngày 20/10), nhưng vẫn còn gần 100 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chưa nộp báo cáo.
Bức tranh đến thời điểm này cho thấy, số doanh nghiệp báo lỗ đã giảm và doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng quý 3 đã tăng lên so cùng kỳ năm trước.
Đứng đầu danh sách lỗ đậm nhất trong quý 3, đến nay là HT1 với âm 72,6 tỷ đồng chủ yếu do phải trả lãi vay “khủng”, lên tới 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tại ngày 30/09/2013, nợ vay của HT1 ở mức 9.731 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ có 1.896 tỷ đồng.
Đứng thứ hai là VIS với mức lỗ 36 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ do giá thép xây dựng luôn trong chiều hướng giảm, lượng tồn kho tăng cao, tới 1.345 tỷ đồng vào cuối tháng 9, tăng 84% so với hồi đầu năm, nên công ty đã phải chủ động dừng sản xuất 46 ngày.
Quý 3, Xi măng Sông Đà Yaly (SDY) có lợi nhuận sau thuế âm 806 triệu đồng, giảm mạnh so với mức lãi gần 1,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, công ty giải trình là do lãi suất vay vốn ở mức cao trong khi việc thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn nên chi phí tài chính tăng. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (XMC) cũng báo lỗ quý 3 là 8,47 tỷ đồng.
Đáng chú ý là Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với kết quả không có doanh thu, nhưng chi phí quản lý ở mức hơn 359 triệu đồng làm lợi nhuận sau thuế của công ty âm hơn 308 triệu đồng, đây là quý thứ 9 liên tiếp công ty bị lỗ.
Tính đến hết ngày 31/10 đã có 16/21 công ty niêm yết ngành khoáng sản công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013 với một bức tranh tối hơn cùng kỳ năm trước.
Đại gia khoáng sản SQC lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi lên sàn với lãi ròng quý âm hơn 7,3 tỷ đồng, SQC giải trình là do chịu ảnh hưởng kép bởi việc giảm giá bán của các sản phẩm từ Titan trên thị trường thế giới và các chi phí đầu vào lại tăng cao.
Ngoài SQC còn có BKC và MMC báo lỗ quý thứ 8 liên tiếp, KTB báo lỗ 42 triệu đồng trong quý 3/2013 và Khoáng sản Quang Anh (KSQ) báo lỗ 1,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 404 triệu đồng.
Tính đến hết ngày 31/10, có 29 doanh nghiệp bất động sản (bất động sản) niêm yết trên sàn công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013, trong đó có 8 doanh nghiệp lỗ, 21 doanh nghiệp lãi (trong đó có 10 doanh nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước). Lỗ nhiều nhất trong kỳ là Công ty Cổ phần đầu tư PV2 (mã PV2-HNX) với hơn 12 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm lên gần 52 tỷ đồng.
Bất ngờ lớn là Công ty Cổ phần Long Hậu (mã LHG-HOSE) lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 3/2013 sau 5 quý liền trước báo lãi. Nguyên nhân chính là doanh thu tài chính bị âm.
Hai doanh nghiệp bất động sản họ dầu khí tiếp tục thua lỗ, tính cả quý 3/2013 thì PVA đã lỗ 4 quý và PVR lỗ 5 quý liên tiếp.
Ngoài ra, trong ngành dầu khi, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí - Công ty Cổ phần (PVC) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với bất ngờ lỗ 8,84 tỷ đồng, lần đầu tiên báo lỗ sau khi lãi liên tục kể từ quý I/2008.
Trong ngành than, Công ty Cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin (TCS) báo lỗ quý 3/2013 tới 27,75 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm gần 4,3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Công ty giải trình là do cơ quan thuế tính và thu thuế tài nguyên của sản phẩm ngoài than từ năm 2010 đến năm 2012 với trị giá 40 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin (NBC) công bố quý 3/2013 lãi ròng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 3,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin (THT) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với mức lỗ 2.17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng, nguyên nhân là do giá bán than giảm so với cùng kỳ năm trước.
Ngành vận tải biển tiếp tục gặp khó khăn, điển hình là Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (VFR) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với doanh thu hơn 74 tỷ đồng nhưng giá vốn đến 83,69 tỷ đồng, lỗ 4,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 2 tỷ đồng.
Đến 30/09/2013, nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SSG) ở mức 81 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với tài sản ngắn hạn, lợi nhuận chưa phân phối của SSG âm hơn 15 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 14 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, riêng quý 3/2013, công ty báo lỗ hơn 4 tỷ đồng.
Theo giải trình của SSG, công ty cho biết do hàng hóa khan hiếm, không có hàng hai chiều nên tàu phải chạy rỗng nhiều, chi phí khai thác cao. Bên cạnh đó, do thời tiết xấu nên thời gian xếp dỡ hai đầu bên tăng khiến doanh thu vận tải giảm mạnh.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (VCR) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với mức lỗ 7,24 tỷ đồng, ghi nhận quý báo lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 1/2012.
Bức tranh đến thời điểm này cho thấy, số doanh nghiệp báo lỗ đã giảm và doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng quý 3 đã tăng lên so cùng kỳ năm trước.
Đứng đầu danh sách lỗ đậm nhất trong quý 3, đến nay là HT1 với âm 72,6 tỷ đồng chủ yếu do phải trả lãi vay “khủng”, lên tới 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tại ngày 30/09/2013, nợ vay của HT1 ở mức 9.731 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ có 1.896 tỷ đồng.
Đứng thứ hai là VIS với mức lỗ 36 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ do giá thép xây dựng luôn trong chiều hướng giảm, lượng tồn kho tăng cao, tới 1.345 tỷ đồng vào cuối tháng 9, tăng 84% so với hồi đầu năm, nên công ty đã phải chủ động dừng sản xuất 46 ngày.
Quý 3, Xi măng Sông Đà Yaly (SDY) có lợi nhuận sau thuế âm 806 triệu đồng, giảm mạnh so với mức lãi gần 1,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, công ty giải trình là do lãi suất vay vốn ở mức cao trong khi việc thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn nên chi phí tài chính tăng. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (XMC) cũng báo lỗ quý 3 là 8,47 tỷ đồng.
Đáng chú ý là Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với kết quả không có doanh thu, nhưng chi phí quản lý ở mức hơn 359 triệu đồng làm lợi nhuận sau thuế của công ty âm hơn 308 triệu đồng, đây là quý thứ 9 liên tiếp công ty bị lỗ.
Tính đến hết ngày 31/10 đã có 16/21 công ty niêm yết ngành khoáng sản công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013 với một bức tranh tối hơn cùng kỳ năm trước.
Đại gia khoáng sản SQC lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi lên sàn với lãi ròng quý âm hơn 7,3 tỷ đồng, SQC giải trình là do chịu ảnh hưởng kép bởi việc giảm giá bán của các sản phẩm từ Titan trên thị trường thế giới và các chi phí đầu vào lại tăng cao.
Ngoài SQC còn có BKC và MMC báo lỗ quý thứ 8 liên tiếp, KTB báo lỗ 42 triệu đồng trong quý 3/2013 và Khoáng sản Quang Anh (KSQ) báo lỗ 1,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 404 triệu đồng.
Tính đến hết ngày 31/10, có 29 doanh nghiệp bất động sản (bất động sản) niêm yết trên sàn công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013, trong đó có 8 doanh nghiệp lỗ, 21 doanh nghiệp lãi (trong đó có 10 doanh nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước). Lỗ nhiều nhất trong kỳ là Công ty Cổ phần đầu tư PV2 (mã PV2-HNX) với hơn 12 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm lên gần 52 tỷ đồng.
Bất ngờ lớn là Công ty Cổ phần Long Hậu (mã LHG-HOSE) lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 3/2013 sau 5 quý liền trước báo lãi. Nguyên nhân chính là doanh thu tài chính bị âm.
Hai doanh nghiệp bất động sản họ dầu khí tiếp tục thua lỗ, tính cả quý 3/2013 thì PVA đã lỗ 4 quý và PVR lỗ 5 quý liên tiếp.
Ngoài ra, trong ngành dầu khi, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí - Công ty Cổ phần (PVC) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với bất ngờ lỗ 8,84 tỷ đồng, lần đầu tiên báo lỗ sau khi lãi liên tục kể từ quý I/2008.
Trong ngành than, Công ty Cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin (TCS) báo lỗ quý 3/2013 tới 27,75 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm gần 4,3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Công ty giải trình là do cơ quan thuế tính và thu thuế tài nguyên của sản phẩm ngoài than từ năm 2010 đến năm 2012 với trị giá 40 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin (NBC) công bố quý 3/2013 lãi ròng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 3,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin (THT) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với mức lỗ 2.17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng, nguyên nhân là do giá bán than giảm so với cùng kỳ năm trước.
Ngành vận tải biển tiếp tục gặp khó khăn, điển hình là Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (VFR) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với doanh thu hơn 74 tỷ đồng nhưng giá vốn đến 83,69 tỷ đồng, lỗ 4,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 2 tỷ đồng.
Đến 30/09/2013, nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SSG) ở mức 81 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với tài sản ngắn hạn, lợi nhuận chưa phân phối của SSG âm hơn 15 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 14 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, riêng quý 3/2013, công ty báo lỗ hơn 4 tỷ đồng.
Theo giải trình của SSG, công ty cho biết do hàng hóa khan hiếm, không có hàng hai chiều nên tàu phải chạy rỗng nhiều, chi phí khai thác cao. Bên cạnh đó, do thời tiết xấu nên thời gian xếp dỡ hai đầu bên tăng khiến doanh thu vận tải giảm mạnh.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (VCR) công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 với mức lỗ 7,24 tỷ đồng, ghi nhận quý báo lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 1/2012.