Bức tranh thị trường nhân lực 2007
Chỉ số cầu nhân lực trong cả năm 2007 tăng 67% so với năm trước, trong khi cung lao động chỉ tăng có 22%
Chỉ số cầu nhân lực trong cả năm 2007 tăng 67% so với năm trước; chỉ số cung nhân lực với mức tăng trưởng chỉ đạt 22% so với năm 2006. Điều này tạo nên khoảng cách lớn giữa nhu cầu về nhân lực có trình độ và nguồn nhân lực sẵn có trên thị trường.
Khoảng cách giữa hai chỉ số này ngày càng dãn rộng. Điều này dẫn đến dự báo cuộc đua cung - cầu nhân lực sẽ căng thẳng hơn trong năm 2008.
Đây là nhận xét của Vietnamworks.com - trang web việc làm lớn nhất Việt Nam tại báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý 4/2007. Đây là bản báo cáo hàng quý nhằm tổng kết tình hình cung – cầu nhân lực dựa trên số lượng việc làm (chỉ số cầu nhân lực) và hồ sơ đăng tìm việc (chỉ số cung nhân lực) đăng tải trên trang web vietnamworks.com nhằm phản ánh xu hướng của thị trường lao động.
Chỉ số cầu lao động luôn vượt xa cung
Tính theo điểm phản ánh xu hướng của thị trường lao động, chỉ số cầu đã tăng theo từng quý nhưng cung luôn luôn không đáp ứng được. Đơn cử như quý 1 chỉ số cầu là 10.550, trong khi đó chỉ số cung chỉ là 8.864; quý 2 chỉ số cầu là 15.025, chỉ số cung là 11.580; quý 3 chỉ số cầu 15.964, chỉ số cung là 10.719; quý 4 chỉ số cầu là 17.647 trong đó chỉ số cung chỉ là 10.794.
Các chỉ số cho thấy, xu hướng cung – cầu nhân sự chất lượng cao ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường.
Bản báo cáo cũng cho thấy nhu cầu nhân lực cho ngành sản xuất tiếp tục tăng trong suốt cả năm. Trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực tăng trưởng cao nhất, thì ngành sản xuất dẫn đầu với tỉ lệ tăng là 28% so với quý trước.
Cũng trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực cao nhất, ngành bán hàng trong quý vừa qua tăng trưởng về cả cung lẫn cầu, đem lại nhiều cơ hội hơn cho người tìm việc và nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong năm, chỉ số cung nhân lực của ngành này đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8% so với quý trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu nhân lực của chính ngành này.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành bất động sản chuyển động theo thị trường. Sự chuyển động của ngành bất động sản kéo theo cả hai chỉ số cung và cầu nhân lực của ngành này đều tăng liên tục, phản ánh một năm phát triển sôi động của thị trường được coi là “nóng” của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007.
Về chỉ số cung, ngành bất động sản nằm trong danh sách những ngành tăng trưởng tốt nhất với mức tăng trưởng là 36% trong quý 4/2007. Chỉ số cầu của ngành này cũng tăng đều đặn suốt năm và đạt mức tăng 9% trong quý cuối cùng của năm.
Nhân lực tài chính, kế toán vẫn thiếu
Lĩnh vực tài chính, kế toán hiện vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng nhất và thu hút sự quan tâm cũng như được bàn tán và phân tích sôi nổi trong suốt một năm vừa qua. Báo cáo quý 4 cho thấy chỉ số cầu nhân lực trong quý này tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó chỉ số cung,với tốc độ tăng chậm hơn chỉ đạt mức tăng 15% so với quý 4/2006. Mặc dù cả chỉ số cung và cầu trong lĩnh vực này đều tăng nhưng cung không lúc nào đuổi kịp cầu. Kết quả là các nhà tuyển dụng luôn luôn trong tình trạng khát nhân lực cao cấp và có trình độ.
Bản báo cáo cũng chỉ ra, trong năm 2007, bán hàng, tiếp thị, tài chính - kế toán, kỹ thuật ứng dụng, hành chính - thư ký, công nghệ thông tin - phần mềm được xếp vào danh sách những ngành có chỉ số cầu cao nhất trong năm.
Trong hầu hết các bản báo cáo hàng quý các ngành nghề này đều nằm trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực cao nhất, chỉ có thay đổi về thứ tự xếp hạng. Trừ ngành Tiếp thị, còn lại tất cả những ngành trên đều nằm trong số những ngành có chỉ số cầu tăng trưởng cao nhất của năm.
Trong năm 2007, nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cung cao nhất là: tài chính - kế toán, bán hàng, hành chính - thư ký, ngân hàng - đầu tư, quản lý điều hành và kỹ thuật ứng dụng.
Tp.HCM và Hà Nội là hai thành phố dẫn đầu trong thu hút lực lượng lao động. Trong quý 4/2007, Tp.HCM chiếm 43%, Tp.Hà Nội chiếm 35% trong phân bổ việc làm, 66 tỉnh thành khác chỉ chiếm 22%. Trong cả năm 2007, hai thành phố này lúc nào cũng dẫn đầu và bỏ xa các tỉnh thành khác trong phân bổ việc làm.
Khoảng cách giữa hai chỉ số này ngày càng dãn rộng. Điều này dẫn đến dự báo cuộc đua cung - cầu nhân lực sẽ căng thẳng hơn trong năm 2008.
Đây là nhận xét của Vietnamworks.com - trang web việc làm lớn nhất Việt Nam tại báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý 4/2007. Đây là bản báo cáo hàng quý nhằm tổng kết tình hình cung – cầu nhân lực dựa trên số lượng việc làm (chỉ số cầu nhân lực) và hồ sơ đăng tìm việc (chỉ số cung nhân lực) đăng tải trên trang web vietnamworks.com nhằm phản ánh xu hướng của thị trường lao động.
Chỉ số cầu lao động luôn vượt xa cung
Tính theo điểm phản ánh xu hướng của thị trường lao động, chỉ số cầu đã tăng theo từng quý nhưng cung luôn luôn không đáp ứng được. Đơn cử như quý 1 chỉ số cầu là 10.550, trong khi đó chỉ số cung chỉ là 8.864; quý 2 chỉ số cầu là 15.025, chỉ số cung là 11.580; quý 3 chỉ số cầu 15.964, chỉ số cung là 10.719; quý 4 chỉ số cầu là 17.647 trong đó chỉ số cung chỉ là 10.794.
Các chỉ số cho thấy, xu hướng cung – cầu nhân sự chất lượng cao ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường.
Bản báo cáo cũng cho thấy nhu cầu nhân lực cho ngành sản xuất tiếp tục tăng trong suốt cả năm. Trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực tăng trưởng cao nhất, thì ngành sản xuất dẫn đầu với tỉ lệ tăng là 28% so với quý trước.
Cũng trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực cao nhất, ngành bán hàng trong quý vừa qua tăng trưởng về cả cung lẫn cầu, đem lại nhiều cơ hội hơn cho người tìm việc và nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong năm, chỉ số cung nhân lực của ngành này đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8% so với quý trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu nhân lực của chính ngành này.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành bất động sản chuyển động theo thị trường. Sự chuyển động của ngành bất động sản kéo theo cả hai chỉ số cung và cầu nhân lực của ngành này đều tăng liên tục, phản ánh một năm phát triển sôi động của thị trường được coi là “nóng” của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007.
Về chỉ số cung, ngành bất động sản nằm trong danh sách những ngành tăng trưởng tốt nhất với mức tăng trưởng là 36% trong quý 4/2007. Chỉ số cầu của ngành này cũng tăng đều đặn suốt năm và đạt mức tăng 9% trong quý cuối cùng của năm.
Nhân lực tài chính, kế toán vẫn thiếu
Lĩnh vực tài chính, kế toán hiện vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng nhất và thu hút sự quan tâm cũng như được bàn tán và phân tích sôi nổi trong suốt một năm vừa qua. Báo cáo quý 4 cho thấy chỉ số cầu nhân lực trong quý này tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó chỉ số cung,với tốc độ tăng chậm hơn chỉ đạt mức tăng 15% so với quý 4/2006. Mặc dù cả chỉ số cung và cầu trong lĩnh vực này đều tăng nhưng cung không lúc nào đuổi kịp cầu. Kết quả là các nhà tuyển dụng luôn luôn trong tình trạng khát nhân lực cao cấp và có trình độ.
Bản báo cáo cũng chỉ ra, trong năm 2007, bán hàng, tiếp thị, tài chính - kế toán, kỹ thuật ứng dụng, hành chính - thư ký, công nghệ thông tin - phần mềm được xếp vào danh sách những ngành có chỉ số cầu cao nhất trong năm.
Trong hầu hết các bản báo cáo hàng quý các ngành nghề này đều nằm trong nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực cao nhất, chỉ có thay đổi về thứ tự xếp hạng. Trừ ngành Tiếp thị, còn lại tất cả những ngành trên đều nằm trong số những ngành có chỉ số cầu tăng trưởng cao nhất của năm.
Trong năm 2007, nhóm 6 ngành nghề có chỉ số cung cao nhất là: tài chính - kế toán, bán hàng, hành chính - thư ký, ngân hàng - đầu tư, quản lý điều hành và kỹ thuật ứng dụng.
Tp.HCM và Hà Nội là hai thành phố dẫn đầu trong thu hút lực lượng lao động. Trong quý 4/2007, Tp.HCM chiếm 43%, Tp.Hà Nội chiếm 35% trong phân bổ việc làm, 66 tỉnh thành khác chỉ chiếm 22%. Trong cả năm 2007, hai thành phố này lúc nào cũng dẫn đầu và bỏ xa các tỉnh thành khác trong phân bổ việc làm.