Bùng nổ thực phẩm sạch bán online ở Trung Quốc
Người Trung Quốc đã “khiếp đảm” với đủ loại thực phẩm bẩn bị phát hiện
Lo sợ trước sự gia tăng của thực phẩm bẩn, người Trung Quốc đang tìm đến ngày càng nhiều với các nguồn thực phẩm được quảng cáo là sạch bán trên mạng. Bán thực phẩm trực tuyến nhờ đó đang trở thành một loại hình tiếp thị phát triển mạnh như vũ bão ở nước này.
Hãng tin Reuters cho biết, với lời hứa bán hàng sạch lấy trực tiếp từ nông trại, các nhà bán hàng trên mạng nhận thấy, thực phẩm đang trở thành một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất trong bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc. Xu hướng này diễn ra khi người Trung Quốc “khiếp đảm” với đủ loại thực phẩm bẩn bị phát hiện, từ gạo nhiễm chất độc cadmium cho tới dầu ăn tái chế từ dầu thải.
Xu hướng này cũng được cho là bổ sung động lực tăng trưởng cho ngành bán lẻ trực tuyến vốn dĩ đã phát triển mạnh của Trung Quốc nhờ dân số tầng lớp trung lưu ngày càng lớn ở nước này. Những công ty như COFCO hay Shunfeng Express đều tin rằng, một phần không nhỏ trong dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc sẽ sẵn sàng chi tiền để cảm thấy yên tâm hơn với những sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng.
“Tôi cho rằng, người Trung Quốc sẵn sàng trả mức giá cao hơn bình thường so với ở phương Tây. Ở các thị trường khác như ở Anh, thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm chủ yếu đề cao vấn đề tiện dụng. Nhưng ở đây, điều mà người tiêu dùng quan tâm hơn cả là chất lượng và sự an toàn”, ông Chen Yougan, một nhà quản lý của hãng tư vấn McKinsey tại Trung Quốc, nhận xét.
Thuyết phục một vài người tiêu dùng Trung Quốc hoài nghi về chất lượng thực phẩm vẫn là một việc khó. Cô Zhang Lei, một phụ nữ ở Thượng Hải, bày tỏ lo ngại về chất lượng thực sự của một số sản phẩm được quảng cáo là hữu cơ. “Ai cũng biết là ở Trung Quốc, hữu cơ không phải là một thứ có thật”, cô Zhang nói.
Tuy nhiên, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến của các mặt hàng thực phẩm tươi sống ở Trung Quốc có thể tăng vọt lên mức 40 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới từ mức khoảng 11,5 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay. Dự báo này do nhà phân tích Zhou Wen Quan thuộc hãng tư vấn Beijing Orient Agribusiness Consulting đưa ra.
Hãng nghiên cứu Euromonitor có mức dự báo khiêm tốn hơn, nhưng vẫn cho rằng, tăng trưởng của thị trường thực phẩm tươi sống trực tuyến của Trung Quốc sẽ vượt các thị trường khác. Euromonitor cho rằng, khối lượng tiêu thụ trên thị trường này tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm trong thời gian tới năm 2017 từ mức 664 triệu tấn trong năm nay. Trong khi đó, mức tăng trưởng của thị trường thực phẩm tươi sống trực tuyến tại Mỹ được dự báo chỉ đạt 5% mỗi năm, từ mức 77 triệu tấn trong năm 2013 này.
Cho tới nay, hầu hết thực phẩm bán trên các trang mua sắm trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc như trang Yihaodian do Wal-Mart nắm cổ phần đa số, hay Jingdong Mall đều là các loại thực phẩm hoặc hoa quả đóng gói với hạn dùng tương đối dài. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty tập trung bán những mặt hàng tươi hơn và cao cấp hơn trên mạng. Đối tượng khách hàng hướng tới của những công ty này là người tiêu dùng có thu nhập cao.
“Rau mua ở đó thực sự tươi”, bà Lei Na ở Bắc Kinh, một khách hàng mua rau trên các website như Womai.com của công ty chế biến thực phẩm hàng đầu Trung Quốc COFCO, cho hay. “Siêu thị không có được hàng tươi như thế, nhất là khi bạn chỉ có thể đi siêu thị được vào buổi tối”.
Năm ngoái, Shunfeng Express, công ty giao hàng lớn nhất Trung Quốc, đã mở dịch vụ Shunfeng First Choice cung cấp một loạt thực phẩm tới tay khoảng 500.000 người tiêu dùng. Khoảng 70% trong số hàng mà Shungfeng cung cấp là hàng nhập khẩu như rượu vang và sữa bột, nhưng bên cạnh đó cũng có các loại sản phẩm nội tươi sống như hải sản, thịt và rau.
“Chúng tôi trực tiếp tới các trang trại để thu mua sản phẩm, sau đó sử dụng hệ thống hậu cần của mình để giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Bởi vậy, chúng tôi sẽ loại bỏ tất cả các khâu trung gian từ trang trại tới bàn ăn”, Giám đốc bán hàng Yang Jun của Shunfeng phát biểu.
Việc thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng và độ an toàn của hàng hóa vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của các nhà bán lẻ thực phẩm trên mạng ở Trung Quốc. “Nếu tôi bận, tôi sẽ mua trên mạng. Nhưng nếu có thời gian, tôi vẫn thích tới siêu thị để chọn rau hơn”, cô Zhang ở Thượng Hải nói.
Tuy nhiên, những nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến nói rằng, việc cắt giảm các khâu trung gian giúp đảm bảo độ tươi mới và việc truy tìm nguồn gốc thực phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn. Chưa kể, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh đọc mã vạch trên bao bì để xác định xuất xứ của sản phẩm.
Các công ty bán thực phẩm trên mạng ở Trung Quốc đều cố gắng tìm ra những cách hiệu quả nhất để quảng cáo sản phẩm của mình. Trên website của Benlai Shenghua, một công ty mới hoạt động từ năm 2012, có những thông tin cụ thể về giống của loại gà mà công ty này bán thịt, gà được nuôi ăn uống như thế nào, bên cạnh bức ảnh những đàn gà ở trang trại.
Những bài đánh giá và xếp hạng của người tiêu dùng cũng được xem là chìa khóa để thuyết phục khách hàng tiềm năng về chất lượng của hàng được bán - theo ông Chen Liang, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Alibaba, công ty sở hữu chợ điện tử lớn nhất Trung Quốc Taobao.
Với bình quân 10 triệu người sử dụng online mỗi phút, Taobao dẫn đầu làn sóng thương mại điện tử ở Trung Quốc, với những mặt hàng “nóng” bắt đầu từ sách, tới hàng điện tử, hàng thời trang, và gần đây là thực phẩm. Năm 2012, doanh thu từ các mặt hàng thịt, hải sản, hoa quả và rau tươi trên Taobao tăng 42%, lên gần 1,3 tỷ Nhân dân tệ.
“Trước kia, mọi người nghĩ Internet không phải là nơi phù hợp để bán quần áo. Nhưng giờ thì Internet lại là kênh bán hàng thời trang hiệu quả nhất. Tôi nghĩ thực phẩm cũng đi theo xu hướng này”, ông Chen nói.
Một thách thức lớn khác mà các công ty bán thực phẩm trực tuyến gặp phải là chi phí phát triển hệ thống hậu cần lạnh toàn quốc. Theo chuyên gia Chen của hãng tư vấn McKinsey, các công ty nên phối hợp cùng nhau để kết nối các nhà cung cấp bằng một hệ thống cơ sở kho lạnh.
Trong bối cảnh các vụ bê bối thực phẩm liên tục xảy ra ở Trung Quốc, gần đây nhất là vụ thu hồi sữa của hãng Fonterra, các công ty bán thực phẩm trực tuyến tin là họ có thể vượt qua được những rào cản trên thị trường.
“Trong thời gian xảy ra cúm gia cầm, doanh số thịt gà của chúng tôi tăng bùng nổ”, ông Steve Liang, nhà sáng lập trang bán lẻ trực tuyến Fields ở Thượng Hải, cho biết về doanh số bán thịt gà của trang này vào hồi đầu năm nay sau khi một chủng virus cúm gia cầm mới được phát hiện đã khiến 40 người ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan thiệt mạng.
Hãng tin Reuters cho biết, với lời hứa bán hàng sạch lấy trực tiếp từ nông trại, các nhà bán hàng trên mạng nhận thấy, thực phẩm đang trở thành một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất trong bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc. Xu hướng này diễn ra khi người Trung Quốc “khiếp đảm” với đủ loại thực phẩm bẩn bị phát hiện, từ gạo nhiễm chất độc cadmium cho tới dầu ăn tái chế từ dầu thải.
Xu hướng này cũng được cho là bổ sung động lực tăng trưởng cho ngành bán lẻ trực tuyến vốn dĩ đã phát triển mạnh của Trung Quốc nhờ dân số tầng lớp trung lưu ngày càng lớn ở nước này. Những công ty như COFCO hay Shunfeng Express đều tin rằng, một phần không nhỏ trong dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc sẽ sẵn sàng chi tiền để cảm thấy yên tâm hơn với những sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng.
“Tôi cho rằng, người Trung Quốc sẵn sàng trả mức giá cao hơn bình thường so với ở phương Tây. Ở các thị trường khác như ở Anh, thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm chủ yếu đề cao vấn đề tiện dụng. Nhưng ở đây, điều mà người tiêu dùng quan tâm hơn cả là chất lượng và sự an toàn”, ông Chen Yougan, một nhà quản lý của hãng tư vấn McKinsey tại Trung Quốc, nhận xét.
Thuyết phục một vài người tiêu dùng Trung Quốc hoài nghi về chất lượng thực phẩm vẫn là một việc khó. Cô Zhang Lei, một phụ nữ ở Thượng Hải, bày tỏ lo ngại về chất lượng thực sự của một số sản phẩm được quảng cáo là hữu cơ. “Ai cũng biết là ở Trung Quốc, hữu cơ không phải là một thứ có thật”, cô Zhang nói.
Tuy nhiên, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến của các mặt hàng thực phẩm tươi sống ở Trung Quốc có thể tăng vọt lên mức 40 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới từ mức khoảng 11,5 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay. Dự báo này do nhà phân tích Zhou Wen Quan thuộc hãng tư vấn Beijing Orient Agribusiness Consulting đưa ra.
Hãng nghiên cứu Euromonitor có mức dự báo khiêm tốn hơn, nhưng vẫn cho rằng, tăng trưởng của thị trường thực phẩm tươi sống trực tuyến của Trung Quốc sẽ vượt các thị trường khác. Euromonitor cho rằng, khối lượng tiêu thụ trên thị trường này tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm trong thời gian tới năm 2017 từ mức 664 triệu tấn trong năm nay. Trong khi đó, mức tăng trưởng của thị trường thực phẩm tươi sống trực tuyến tại Mỹ được dự báo chỉ đạt 5% mỗi năm, từ mức 77 triệu tấn trong năm 2013 này.
Cho tới nay, hầu hết thực phẩm bán trên các trang mua sắm trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc như trang Yihaodian do Wal-Mart nắm cổ phần đa số, hay Jingdong Mall đều là các loại thực phẩm hoặc hoa quả đóng gói với hạn dùng tương đối dài. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty tập trung bán những mặt hàng tươi hơn và cao cấp hơn trên mạng. Đối tượng khách hàng hướng tới của những công ty này là người tiêu dùng có thu nhập cao.
“Rau mua ở đó thực sự tươi”, bà Lei Na ở Bắc Kinh, một khách hàng mua rau trên các website như Womai.com của công ty chế biến thực phẩm hàng đầu Trung Quốc COFCO, cho hay. “Siêu thị không có được hàng tươi như thế, nhất là khi bạn chỉ có thể đi siêu thị được vào buổi tối”.
Năm ngoái, Shunfeng Express, công ty giao hàng lớn nhất Trung Quốc, đã mở dịch vụ Shunfeng First Choice cung cấp một loạt thực phẩm tới tay khoảng 500.000 người tiêu dùng. Khoảng 70% trong số hàng mà Shungfeng cung cấp là hàng nhập khẩu như rượu vang và sữa bột, nhưng bên cạnh đó cũng có các loại sản phẩm nội tươi sống như hải sản, thịt và rau.
“Chúng tôi trực tiếp tới các trang trại để thu mua sản phẩm, sau đó sử dụng hệ thống hậu cần của mình để giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Bởi vậy, chúng tôi sẽ loại bỏ tất cả các khâu trung gian từ trang trại tới bàn ăn”, Giám đốc bán hàng Yang Jun của Shunfeng phát biểu.
Việc thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng và độ an toàn của hàng hóa vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của các nhà bán lẻ thực phẩm trên mạng ở Trung Quốc. “Nếu tôi bận, tôi sẽ mua trên mạng. Nhưng nếu có thời gian, tôi vẫn thích tới siêu thị để chọn rau hơn”, cô Zhang ở Thượng Hải nói.
Tuy nhiên, những nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến nói rằng, việc cắt giảm các khâu trung gian giúp đảm bảo độ tươi mới và việc truy tìm nguồn gốc thực phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn. Chưa kể, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh đọc mã vạch trên bao bì để xác định xuất xứ của sản phẩm.
Các công ty bán thực phẩm trên mạng ở Trung Quốc đều cố gắng tìm ra những cách hiệu quả nhất để quảng cáo sản phẩm của mình. Trên website của Benlai Shenghua, một công ty mới hoạt động từ năm 2012, có những thông tin cụ thể về giống của loại gà mà công ty này bán thịt, gà được nuôi ăn uống như thế nào, bên cạnh bức ảnh những đàn gà ở trang trại.
Những bài đánh giá và xếp hạng của người tiêu dùng cũng được xem là chìa khóa để thuyết phục khách hàng tiềm năng về chất lượng của hàng được bán - theo ông Chen Liang, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Alibaba, công ty sở hữu chợ điện tử lớn nhất Trung Quốc Taobao.
Với bình quân 10 triệu người sử dụng online mỗi phút, Taobao dẫn đầu làn sóng thương mại điện tử ở Trung Quốc, với những mặt hàng “nóng” bắt đầu từ sách, tới hàng điện tử, hàng thời trang, và gần đây là thực phẩm. Năm 2012, doanh thu từ các mặt hàng thịt, hải sản, hoa quả và rau tươi trên Taobao tăng 42%, lên gần 1,3 tỷ Nhân dân tệ.
“Trước kia, mọi người nghĩ Internet không phải là nơi phù hợp để bán quần áo. Nhưng giờ thì Internet lại là kênh bán hàng thời trang hiệu quả nhất. Tôi nghĩ thực phẩm cũng đi theo xu hướng này”, ông Chen nói.
Một thách thức lớn khác mà các công ty bán thực phẩm trực tuyến gặp phải là chi phí phát triển hệ thống hậu cần lạnh toàn quốc. Theo chuyên gia Chen của hãng tư vấn McKinsey, các công ty nên phối hợp cùng nhau để kết nối các nhà cung cấp bằng một hệ thống cơ sở kho lạnh.
Trong bối cảnh các vụ bê bối thực phẩm liên tục xảy ra ở Trung Quốc, gần đây nhất là vụ thu hồi sữa của hãng Fonterra, các công ty bán thực phẩm trực tuyến tin là họ có thể vượt qua được những rào cản trên thị trường.
“Trong thời gian xảy ra cúm gia cầm, doanh số thịt gà của chúng tôi tăng bùng nổ”, ông Steve Liang, nhà sáng lập trang bán lẻ trực tuyến Fields ở Thượng Hải, cho biết về doanh số bán thịt gà của trang này vào hồi đầu năm nay sau khi một chủng virus cúm gia cầm mới được phát hiện đã khiến 40 người ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan thiệt mạng.