Bước đầu chấp thuận đưa MDB về Maritime Bank
Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của hai ngân hàng này đều đã trình kế hoạch sáp nhập
Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn chấp thuận nguyên tắc việc Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank), một bước để tiến tới xử lý sở hữu chéo giữa hai ngân hàng này.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét việc chấp thuận sáp nhập hai ngân hàng trên cơ sở Maritime Bank trình hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; báo cáo kết quả xử lý đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, đại hội đồng cổ đông năm 2014 của hai ngân hàng này đều đã trình kế hoạch sáp nhập nói trên.
Việc sáp nhập sẽ bớt đi một mối quan hệ sở hữu chéo trong hệ thống, khi Maritime Bank có tỷ lệ sở hữu hơn 10% tại MDB. Đây cũng là một hướng xử lý của cả hai bên, để đáp ứng quy định trong Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ tháng 2/2015 (với lộ trình trong vòng một năm).
MDB tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2008 và đổi tên vào cuối năm 2009.
Năm 2010, MDB có cổ đông chiến lược là công ty đầu tư tài chính Fullerton Financials Holding (FFH) - công ty 100% vốn của Temasek Holdings (Singapore). Qua đó, MDB tăng vốn điều lệ từ 50 triệu USD lên 150 triệu USD, đáp ứng quy định vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.
Năm 2011, cùng với cổ đông chiến lược FFH, MDB tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 3.750 tỷ đồng.
Trong thông tin MDB giới thiệu với công chúng về quá trình tăng vốn nói trên, cũng như trong giới thiệu tổng quan quá trình hình thành và phát triển, tuyệt nhiên không có bóng dáng của Maritime Bank.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét việc chấp thuận sáp nhập hai ngân hàng trên cơ sở Maritime Bank trình hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; báo cáo kết quả xử lý đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, đại hội đồng cổ đông năm 2014 của hai ngân hàng này đều đã trình kế hoạch sáp nhập nói trên.
Việc sáp nhập sẽ bớt đi một mối quan hệ sở hữu chéo trong hệ thống, khi Maritime Bank có tỷ lệ sở hữu hơn 10% tại MDB. Đây cũng là một hướng xử lý của cả hai bên, để đáp ứng quy định trong Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ tháng 2/2015 (với lộ trình trong vòng một năm).
MDB tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2008 và đổi tên vào cuối năm 2009.
Năm 2010, MDB có cổ đông chiến lược là công ty đầu tư tài chính Fullerton Financials Holding (FFH) - công ty 100% vốn của Temasek Holdings (Singapore). Qua đó, MDB tăng vốn điều lệ từ 50 triệu USD lên 150 triệu USD, đáp ứng quy định vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.
Năm 2011, cùng với cổ đông chiến lược FFH, MDB tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 3.750 tỷ đồng.
Trong thông tin MDB giới thiệu với công chúng về quá trình tăng vốn nói trên, cũng như trong giới thiệu tổng quan quá trình hình thành và phát triển, tuyệt nhiên không có bóng dáng của Maritime Bank.