Bước tiến mới trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam
Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam mới được thành lập sẽ có 5 nhiệm vụ quan trọng
Hỏi chuyện TS. Hàn Mạnh Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý về nhiệm vụ và chức năng của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam.
Xin ông cho biết lý do dẫn tới việc xúc tiến thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam?
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về quản trị công ty tháng 6/2006, Việt Nam đã có những bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ quản trị công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh với các chuẩn mực, nguyên tắc quản trị của các nhà quản trị quốc tế thì hầu hết các chuẩn mực, các nguyên tắc ấy, đặc biệt là tính minh bạch và công bố thông tin, không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền quản trị doanh nghiệp nói chung của Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, WB đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có một kiến nghị mang tính thực tế cao.
Ví dụ như xây dựng và ban hành một bộ nguyên tắc quản trị công ty, trong đó bàn luận tới quyền và nghĩa vụ của các thành viên cổ đông công ty, của hội đồng quản trị, mối quan hệ của nó với ban giám đốc điều hành, mối quan hệ với các cổ đông, đối tượng khác.
Điều thứ hai mà WB khuyến cáo, là cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu, các trường đại học... trong việc nâng cao nhận thức và cải cách về pháp lý.
Thứ ba, WB khuyến cáo cần tăng cường đào tạo kỹ năng, nâng cao chuyên môn cho các thành viên của hội đồng quản trị và các nhà quản trị doanh nghiệp.
Có thể nói rằng các khuyến cáo này không mới, nhưng vấn đề đặt ra là trong bối cảnh chung thì các doanh nghiệp của Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức nên có sự phối hợp như thế nào và phải bắt đầu từ đâu.
Xin ông cho biết các cơ quan chức năng đã hỗ trợ như thế nào cho việc phát triển nền quản trị doanh nghiệp? Ban vận động thành lập Hội đã thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nào?
Ngày 27/12/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Quyết định số 1392 công nhận thành lập Ban Vận động thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 4/7/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã ký Quyết định thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, Ban vận động đã xây dựng Dự thảo điều lệ của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam theo 5 mục tiêu.
Một là xây dựng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, tạo diễn đàn chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
Thứ ba, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà quản trị doanh nghiệp hội viên, đảm bảo hài hoà tối đa lợi ích của các cổ đông, lợi ích của người lao động, lợi ích của xã hội.
Thứ tư, đại diện cho hội viên, nhà quản trị doanh nghiệp đề xuất các chính sách với cơ quan nhà nước về các vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Thứ năm, tạo điều kiện giao lưu, phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ cơ hội, kiến thức, kỹ năng giữa các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam với nhau cũng như với các nhà quản trị doanh nghiệp quốc tế.
Đồng thời, Ban Vận động cũng đề xuất một số mảng công tác lớn của Hội như xây dựng bộ máy tổ chức của Hội đủ chuyên nghiệp, linh hoạt, năng động để có thể đáp ứng được các yêu cầu của hội viên và xã hội; tổ chức các hoạt động nghiên cứu...
Công tác nghiên cứu sẽ là một trong 5 trọng tâm của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, vậy kế hoạch triển khai cụ thể trong thời gian tới của công tác này như thế nào, thưa ông?
Ban Vận động dự kiến, trong năm 2008 sẽ tổ chức nghiên cứu về thực trạng hoạt động và năng lực của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp trong nước, về vai trò của hội đồng quản trị, cơ cấu chức năng, mối quan hệ của hội đồng quản trị, về tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, tổng kết các kinh nghiệm và các vấn đề thường nảy sinh trong công tác quản trị doanh nghiệp; xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn, kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, chúng tôi sẽ tổ chức liên hệ với các tổ chức tương tự trên thế giới để phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế, thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức... để phục vụ cho hoạt động của các nhà quản trị cũng như từng bước xây dựng hệ quản trị doanh nghiệp chung.
Ông hy vọng gì về sự ra đời và phát triển của Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam?
Ngày 25/7 vừa qua, Ban Vận động đã họp bàn kế hoạch triển khai khá chi tiết chương trình Đại hội lần thứ nhất của Hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, một số tiểu ban như: Tiểu ban văn kiện và nhân sự, Tiểu ban Hội viên, Tiểu ban Đối ngoại, Tiểu ban Tài chính và Phát triển... đã được thành lập và các tiểu ban này đang hoạt động tích cực để hướng tới việc tiến hành Đại hội.
Tính đến cuối tháng 8/2007 đã có 150 doanh nghiệp và cá nhân đăng ký trở thành thành viên chính thức của Hội. Dự kiến, Đại hội Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 10/2007 tại Hà Nội. Sự ra đời của Hội sẽ đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng quản trị và tính cạnh tranh của đất nước.
Xin ông cho biết lý do dẫn tới việc xúc tiến thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam?
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về quản trị công ty tháng 6/2006, Việt Nam đã có những bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ quản trị công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh với các chuẩn mực, nguyên tắc quản trị của các nhà quản trị quốc tế thì hầu hết các chuẩn mực, các nguyên tắc ấy, đặc biệt là tính minh bạch và công bố thông tin, không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền quản trị doanh nghiệp nói chung của Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, WB đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có một kiến nghị mang tính thực tế cao.
Ví dụ như xây dựng và ban hành một bộ nguyên tắc quản trị công ty, trong đó bàn luận tới quyền và nghĩa vụ của các thành viên cổ đông công ty, của hội đồng quản trị, mối quan hệ của nó với ban giám đốc điều hành, mối quan hệ với các cổ đông, đối tượng khác.
Điều thứ hai mà WB khuyến cáo, là cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu, các trường đại học... trong việc nâng cao nhận thức và cải cách về pháp lý.
Thứ ba, WB khuyến cáo cần tăng cường đào tạo kỹ năng, nâng cao chuyên môn cho các thành viên của hội đồng quản trị và các nhà quản trị doanh nghiệp.
Có thể nói rằng các khuyến cáo này không mới, nhưng vấn đề đặt ra là trong bối cảnh chung thì các doanh nghiệp của Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức nên có sự phối hợp như thế nào và phải bắt đầu từ đâu.
Xin ông cho biết các cơ quan chức năng đã hỗ trợ như thế nào cho việc phát triển nền quản trị doanh nghiệp? Ban vận động thành lập Hội đã thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nào?
Ngày 27/12/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Quyết định số 1392 công nhận thành lập Ban Vận động thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 4/7/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã ký Quyết định thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, Ban vận động đã xây dựng Dự thảo điều lệ của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam theo 5 mục tiêu.
Một là xây dựng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, tạo diễn đàn chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
Thứ ba, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà quản trị doanh nghiệp hội viên, đảm bảo hài hoà tối đa lợi ích của các cổ đông, lợi ích của người lao động, lợi ích của xã hội.
Thứ tư, đại diện cho hội viên, nhà quản trị doanh nghiệp đề xuất các chính sách với cơ quan nhà nước về các vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Thứ năm, tạo điều kiện giao lưu, phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ cơ hội, kiến thức, kỹ năng giữa các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam với nhau cũng như với các nhà quản trị doanh nghiệp quốc tế.
Đồng thời, Ban Vận động cũng đề xuất một số mảng công tác lớn của Hội như xây dựng bộ máy tổ chức của Hội đủ chuyên nghiệp, linh hoạt, năng động để có thể đáp ứng được các yêu cầu của hội viên và xã hội; tổ chức các hoạt động nghiên cứu...
Công tác nghiên cứu sẽ là một trong 5 trọng tâm của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, vậy kế hoạch triển khai cụ thể trong thời gian tới của công tác này như thế nào, thưa ông?
Ban Vận động dự kiến, trong năm 2008 sẽ tổ chức nghiên cứu về thực trạng hoạt động và năng lực của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp trong nước, về vai trò của hội đồng quản trị, cơ cấu chức năng, mối quan hệ của hội đồng quản trị, về tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, tổng kết các kinh nghiệm và các vấn đề thường nảy sinh trong công tác quản trị doanh nghiệp; xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn, kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, chúng tôi sẽ tổ chức liên hệ với các tổ chức tương tự trên thế giới để phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế, thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức... để phục vụ cho hoạt động của các nhà quản trị cũng như từng bước xây dựng hệ quản trị doanh nghiệp chung.
Ông hy vọng gì về sự ra đời và phát triển của Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam?
Ngày 25/7 vừa qua, Ban Vận động đã họp bàn kế hoạch triển khai khá chi tiết chương trình Đại hội lần thứ nhất của Hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, một số tiểu ban như: Tiểu ban văn kiện và nhân sự, Tiểu ban Hội viên, Tiểu ban Đối ngoại, Tiểu ban Tài chính và Phát triển... đã được thành lập và các tiểu ban này đang hoạt động tích cực để hướng tới việc tiến hành Đại hội.
Tính đến cuối tháng 8/2007 đã có 150 doanh nghiệp và cá nhân đăng ký trở thành thành viên chính thức của Hội. Dự kiến, Đại hội Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 10/2007 tại Hà Nội. Sự ra đời của Hội sẽ đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng quản trị và tính cạnh tranh của đất nước.