Cà phê cuối tuần: “Không tái cấu trúc là chết”
Tâm sự của Tổng giám đốc Vissan sau hai năm doanh nghiệp này tiến hành tái cấu trúc
“Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp chúng tôi được ban giám đốc “lôi” theo tốc độ rất cao, nhưng rớt dép thì lượm chạy tiếp, chứ chưa thấy ai chạy ngược lại, và cũng chưa thấy ai trốn vô bụi rậm”.
Chi tiết rất giàu hình ảnh này được ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM nhắc đến với VnEconomy, khi công ty này là đơn vị kinh tế duy nhất trong danh sách 8 tập thể, cá nhân vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tổng giám đốc Vissan kể, đó chỉ là một chi tiết điển hình trong cả câu chuyện rất đáng nhớ nhằm sắp xếp lại bộ máy trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp này mà thôi. Và đó cũng đã là “chuyện cũ”, vì hiện nay Vissan đã ở giai đoạn hoàn thiện quá trình tái cấu trúc rồi.
Ông nói:
- Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp của Vissan đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, nhưng hai năm trước, khi bắt đầu khởi động, tôi đã chịu áp lực rất kinh khủng, nhiều người còn cho là tôi "quậy". Vì, đội ngũ vẫn còn nhiều người cả tác phong và hành động đều còn nặng hơi hướng bao cấp, nay bị “lôi” vào guồng làm việc mới, khối lượng công việc nhiều quá, quyền nhiều nhưng trách nhiệm cũng nhiều.
Nhưng tái cấu trúc là việc bắt buộc phải làm vì sự sống còn của Vissan trong tương lai, không làm là chết. Tôi đã chứng minh được điều đó, nên phải nói tôi rất cảm kích là đội ngũ cán bộ được ban giám đốc “lôi” theo tốc độ rất cao nhưng rớt dép, lượm chạy tiếp, chưa thấy ai chạy ngược lại và chưa thấy ai trốn vô bụi rậm…
Phải biết “cãi”
Thưa, cao trào của đợt “chạy” đó là vào khoảng thời gian nào?
Đầu 2011. Khi đó tôi đã cử 12 cán bộ đi học cao học và tài trợ cho mỗi người 120 triệu đồng và tôi “kiểm soát văn bằng”. Sản phẩm sau học tập là áp dụng công nghệ thị trường mới.
Với các phó tổng giám đốc, phòng ban, bộ phận tôi trao quyền và tôi kiểm soát, đi kèm với sự thay đổi về tiền lương, phân phối lợi nhuận.
Vì thế thay vì như trước đây họ đợi mình nói gì họ làm cái đó, bây giờ họ đề xuất nên làm cái này làm cái kia để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong công tác cán bộ của ta, trước đây ông nào hơi “bướng chút” là nặn ra cho một ban mới cho ông ấy làm trưởng ban cho xong. Còn bây giờ mình chọn con người gắn vào công việc mà mình thấy cần cho sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy đã phát triển theo hướng thêm lượng, đổi chất. Tình trạng lãnh đạo mạnh dạn, đổi mới nhưng quản lý trung gian còn khập khễnh cũng đã dần được khắc phục.
Dường như cái sự “quậy” của Tổng giám đốc vẫn chưa thực sự rõ nét?
Ở Vissan khá nhiều năm trước đây cứ thị trường lên thì giá lên và lương sẽ lên theo, bây giờ dứt khoát không cho lên giá mà phải giữ ổn định thị trường và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều khi tôi đi họp về cơ quan đã 17 - 18h vẫn thấy các bộ phận còn họp bàn công việc, họ không quan tâm mấy giờ về mà quan trọng là kết quả công việc. Đó là chuyện lớn, rất lớn chứ không hề nhỏ đâu bạn ạ.
Đôi lúc dự họp với các bộ phận tôi đề nghị mọi người phải thể hiện chính kiến, phải biết “cãi”, cãi cũng là tiêu chí quan trọng để xem xét khi bổ nhiệm.
Tổng giám đốc cũng là một con người bình thường nên tôi khuyến khích các vị cứ cãi, thậm chí có đơn vị tôi còn giao chỉ tiêu phải cãi vì thấy 6 tháng liền chưa cãi.
Khi tôi giao quyền như vậy thì ban đầu cũng có người nói qua nói lại “anh là trưởng” mà để họ quyết như vầy là không được. Tôi trả lời rằng tôi cho họ quỹ đạo còn họ có cách đi của họ nên tôi bảo vệ họ, sau đó thì không còn nghe thấy ai “thóc méc” nữa. Với sai sót của cán bộ dưới quyền tôi rất khoan dung, nếu anh cố ý lạm dụng thì sai nhỏ cũng bị tội, còn anh do chuyên môn thì tôi sẽ chỉ cho anh khắc phục.
Trao quyền và kiểm soát, tôi cũng có nhiều thời gian hơn để làm nhiệm vụ của đại biểu hội đồng nhân dân, đi họp hành, giao lưu với tiểu thương…
Và kết quả rõ nét nhất là mọi người cùng “quậy”?
Chuyện này khá là khó diễn đạt, song kết quả rõ nhất khi tái cấu trúc tư duy kinh doanh, là nhìn vấn đề từ thị trường quyết định sản xuất, từ sản xuất quyết định kinh doanh.
Theo suy nghĩ của tôi, sản xuất sản phẩm mới có sáng tạo, nhưng hữu hạn, còn công nghệ thị trường và công nghệ phân phối là sáng tạo mang tính chất kết hợp giữa nhiều ngành, từ xã hội học, thẩm mỹ học đến khoa học dự báo… tất tật đều nằm ở phân phối.
Chính vì thế hai năm nay Vissan đã rất quyết liệt tổ chức lại khâu phân phối. 1.000 đại lý trong toàn quốc tưởng chính là ưu thế lớn của công ty, nhưng sau một thời gian nghiệm ra rằng nó cũ kỹ và không mang lại hiệu qủa. Vì họ bán hàng thụ động, ai mua thì bán, nếu có công ty khác chiết khấu nhiều hơn họ sẵn sàng bán cho người khác mà không bán cho mình. Vậy nên công ty đã chuyển đổi 1.000 đại lý thành 100 nhà phân phối, tổ chức bán trực tiếp và giám sát từng công đoạn, biến nhà phân phối thành cánh tay nối dài của công ty nên khi thị trường giảm sút thì hàng của Vissan vẫn đến với người tiêu dùng.
Đây là lý do Vissan vẫn giữ được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn hết sức cam go này, phải không ạ?
Đúng là doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 55 % kế hoạch và tăng 5% so cùng kỳ (2.310 tỷ đồng) song chúng tôi không dám nhìn nhận là có tăng vì sự tăng trưởng không ở thế chủ động và có gì đó không ổn khi quá lệ thuộc vào túi tiền của người tiêu dùng.
Thu nhập của người lao động cũng tăng theo tốc độ “chạy” của họ không, thưa ông?
Tôi luôn luôn “đe dọa” là sẽ giảm để khi phải giảm thật thì họ không bị bất ngờ. Song có đe dọa mà không làm được, thu nhập vẫn giữ được mức ổn định khá, tôi quan niệm giữ là giảm. Nhưng trong bối cảnh hiện nay cần chia sẻ với người tiêu dùng.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước được nhìn nhận như quá trình rất khó khăn, vậy bên cạnh kết quả như đã nói thì "cái giá" mà Vissan đã phải trả cho quá trình này là gì?
Tôi chưa thấy "cái giá" đó, vì tập thể lãnh đạo đoàn kết, người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, nhiều năm liền phát triển, vậy là chúng tôi "được giá chứ không mất giá".
“Trách ngân hàng cũng không đúng”
Lan man từ chuyện "xưa" đến chuyện nay, thêm một lần Tổng giám đốc Mười lại đưa ra thông tin mà chính ông cũng nói là nhiều người nghe tưởng "đùa", nhưng là thật 100%. Đó là Vissan đang vay vốn ngân hàng với lãi suất 10.5%.
Là Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM, hẳn ông hiểu rất rõ khó khăn của các doanh nghiệp cùng ngành?
Đúng là các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, nhất là về vốn và khúc mắc về nợ xấu. Dù đã có chính sách hỗ trợ song cũng mới chỉ có 5% trong tổng số 120 doanh nghiệp ở hội tiếp cận được ưu đãi lãi suất như đã phân nhóm, số còn lại vẫn phải vay lãi suất rất cao.
Riêng Vissan thì được nhiều ngân hàng chào vay với lãi suất mà gần như rất ít doanh nghiệp có thể vay được hiện nay chúng tôi vay có 10.5, nói như chơi nhưng nó là thật. Bởi lẽ chúng tôi dự trữ tồn kho chủ động chứ không phải bị tồn đọng, dưới con mắt ngân hàng thì doanh nghiệp chúng tôi hoạt động tốt, tài chính minh bạch.
Trước đây khi lãi suất huy động 14% thì chúng tôi vay 15%, các đối tác điều chỉnh mức lãi rất nhanh chóng khi doanh nghiệp có ý kiến.
Trong khi đó, nợ xấu đã đóng dày thêm ở hàng tồn kho của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với bản thân doanh nghiệp nợ đó không xấu nhưng dưới góc nhìn của ngân hàng đó là nợ xấu. Vì thế các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vẫn là bài toán nan giải.
Kể cả khi đã có Nghị quyết 13 của Chính phủ, gói hỗ trợ 29.000 tỷ và quyết định miễn, giảm thuế của Quốc hội?
Các chính sách đó đã mang lại niềm tin mới nhưng cần có giải pháp rốt ráo hơn.
Ngân hàng có rất nhiều tiền mà không dám cho vay, trách ngân hàng cũng không đúng. Ví như trong gia đình, trừ trường hợp ba má tôi nói rằng cứ cho vay đi rồi sẽ có cơ chế riêng, nếu không thì còn vợ con thì muốn vay phải có sự đồng ý của họ chứ, tự mình tôi sao mà quyết được.
Vì thế, nếu không có bàn tay của nhà nước thì không thể giải quyết được nợ xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự chỉ đạo để đồng bộ nới điều kiện cho vay, cần thẩm định để khoanh nợ và cho vay với chu kỳ mới với lãi suất thấp, tạo chu kỳ sản xuất mới. Cộng với cho doanh nghiệp giãn thuế VAT, giảm VAT kích thích sức mua, tạo niềm tin cho xã hội, từ cơ sở này mới giải quyết được nợ xấu và sức mua mới nóng lại được.
Chi tiết rất giàu hình ảnh này được ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM nhắc đến với VnEconomy, khi công ty này là đơn vị kinh tế duy nhất trong danh sách 8 tập thể, cá nhân vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tổng giám đốc Vissan kể, đó chỉ là một chi tiết điển hình trong cả câu chuyện rất đáng nhớ nhằm sắp xếp lại bộ máy trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp này mà thôi. Và đó cũng đã là “chuyện cũ”, vì hiện nay Vissan đã ở giai đoạn hoàn thiện quá trình tái cấu trúc rồi.
Ông nói:
- Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp của Vissan đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, nhưng hai năm trước, khi bắt đầu khởi động, tôi đã chịu áp lực rất kinh khủng, nhiều người còn cho là tôi "quậy". Vì, đội ngũ vẫn còn nhiều người cả tác phong và hành động đều còn nặng hơi hướng bao cấp, nay bị “lôi” vào guồng làm việc mới, khối lượng công việc nhiều quá, quyền nhiều nhưng trách nhiệm cũng nhiều.
Nhưng tái cấu trúc là việc bắt buộc phải làm vì sự sống còn của Vissan trong tương lai, không làm là chết. Tôi đã chứng minh được điều đó, nên phải nói tôi rất cảm kích là đội ngũ cán bộ được ban giám đốc “lôi” theo tốc độ rất cao nhưng rớt dép, lượm chạy tiếp, chưa thấy ai chạy ngược lại và chưa thấy ai trốn vô bụi rậm…
Phải biết “cãi”
Thưa, cao trào của đợt “chạy” đó là vào khoảng thời gian nào?
Đầu 2011. Khi đó tôi đã cử 12 cán bộ đi học cao học và tài trợ cho mỗi người 120 triệu đồng và tôi “kiểm soát văn bằng”. Sản phẩm sau học tập là áp dụng công nghệ thị trường mới.
Với các phó tổng giám đốc, phòng ban, bộ phận tôi trao quyền và tôi kiểm soát, đi kèm với sự thay đổi về tiền lương, phân phối lợi nhuận.
Vì thế thay vì như trước đây họ đợi mình nói gì họ làm cái đó, bây giờ họ đề xuất nên làm cái này làm cái kia để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong công tác cán bộ của ta, trước đây ông nào hơi “bướng chút” là nặn ra cho một ban mới cho ông ấy làm trưởng ban cho xong. Còn bây giờ mình chọn con người gắn vào công việc mà mình thấy cần cho sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy đã phát triển theo hướng thêm lượng, đổi chất. Tình trạng lãnh đạo mạnh dạn, đổi mới nhưng quản lý trung gian còn khập khễnh cũng đã dần được khắc phục.
Dường như cái sự “quậy” của Tổng giám đốc vẫn chưa thực sự rõ nét?
Ở Vissan khá nhiều năm trước đây cứ thị trường lên thì giá lên và lương sẽ lên theo, bây giờ dứt khoát không cho lên giá mà phải giữ ổn định thị trường và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều khi tôi đi họp về cơ quan đã 17 - 18h vẫn thấy các bộ phận còn họp bàn công việc, họ không quan tâm mấy giờ về mà quan trọng là kết quả công việc. Đó là chuyện lớn, rất lớn chứ không hề nhỏ đâu bạn ạ.
Đôi lúc dự họp với các bộ phận tôi đề nghị mọi người phải thể hiện chính kiến, phải biết “cãi”, cãi cũng là tiêu chí quan trọng để xem xét khi bổ nhiệm.
Tổng giám đốc cũng là một con người bình thường nên tôi khuyến khích các vị cứ cãi, thậm chí có đơn vị tôi còn giao chỉ tiêu phải cãi vì thấy 6 tháng liền chưa cãi.
Khi tôi giao quyền như vậy thì ban đầu cũng có người nói qua nói lại “anh là trưởng” mà để họ quyết như vầy là không được. Tôi trả lời rằng tôi cho họ quỹ đạo còn họ có cách đi của họ nên tôi bảo vệ họ, sau đó thì không còn nghe thấy ai “thóc méc” nữa. Với sai sót của cán bộ dưới quyền tôi rất khoan dung, nếu anh cố ý lạm dụng thì sai nhỏ cũng bị tội, còn anh do chuyên môn thì tôi sẽ chỉ cho anh khắc phục.
Trao quyền và kiểm soát, tôi cũng có nhiều thời gian hơn để làm nhiệm vụ của đại biểu hội đồng nhân dân, đi họp hành, giao lưu với tiểu thương…
Và kết quả rõ nét nhất là mọi người cùng “quậy”?
Chuyện này khá là khó diễn đạt, song kết quả rõ nhất khi tái cấu trúc tư duy kinh doanh, là nhìn vấn đề từ thị trường quyết định sản xuất, từ sản xuất quyết định kinh doanh.
Theo suy nghĩ của tôi, sản xuất sản phẩm mới có sáng tạo, nhưng hữu hạn, còn công nghệ thị trường và công nghệ phân phối là sáng tạo mang tính chất kết hợp giữa nhiều ngành, từ xã hội học, thẩm mỹ học đến khoa học dự báo… tất tật đều nằm ở phân phối.
Chính vì thế hai năm nay Vissan đã rất quyết liệt tổ chức lại khâu phân phối. 1.000 đại lý trong toàn quốc tưởng chính là ưu thế lớn của công ty, nhưng sau một thời gian nghiệm ra rằng nó cũ kỹ và không mang lại hiệu qủa. Vì họ bán hàng thụ động, ai mua thì bán, nếu có công ty khác chiết khấu nhiều hơn họ sẵn sàng bán cho người khác mà không bán cho mình. Vậy nên công ty đã chuyển đổi 1.000 đại lý thành 100 nhà phân phối, tổ chức bán trực tiếp và giám sát từng công đoạn, biến nhà phân phối thành cánh tay nối dài của công ty nên khi thị trường giảm sút thì hàng của Vissan vẫn đến với người tiêu dùng.
Đây là lý do Vissan vẫn giữ được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn hết sức cam go này, phải không ạ?
Đúng là doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 55 % kế hoạch và tăng 5% so cùng kỳ (2.310 tỷ đồng) song chúng tôi không dám nhìn nhận là có tăng vì sự tăng trưởng không ở thế chủ động và có gì đó không ổn khi quá lệ thuộc vào túi tiền của người tiêu dùng.
Thu nhập của người lao động cũng tăng theo tốc độ “chạy” của họ không, thưa ông?
Tôi luôn luôn “đe dọa” là sẽ giảm để khi phải giảm thật thì họ không bị bất ngờ. Song có đe dọa mà không làm được, thu nhập vẫn giữ được mức ổn định khá, tôi quan niệm giữ là giảm. Nhưng trong bối cảnh hiện nay cần chia sẻ với người tiêu dùng.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước được nhìn nhận như quá trình rất khó khăn, vậy bên cạnh kết quả như đã nói thì "cái giá" mà Vissan đã phải trả cho quá trình này là gì?
Tôi chưa thấy "cái giá" đó, vì tập thể lãnh đạo đoàn kết, người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, nhiều năm liền phát triển, vậy là chúng tôi "được giá chứ không mất giá".
“Trách ngân hàng cũng không đúng”
Lan man từ chuyện "xưa" đến chuyện nay, thêm một lần Tổng giám đốc Mười lại đưa ra thông tin mà chính ông cũng nói là nhiều người nghe tưởng "đùa", nhưng là thật 100%. Đó là Vissan đang vay vốn ngân hàng với lãi suất 10.5%.
Là Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM, hẳn ông hiểu rất rõ khó khăn của các doanh nghiệp cùng ngành?
Đúng là các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, nhất là về vốn và khúc mắc về nợ xấu. Dù đã có chính sách hỗ trợ song cũng mới chỉ có 5% trong tổng số 120 doanh nghiệp ở hội tiếp cận được ưu đãi lãi suất như đã phân nhóm, số còn lại vẫn phải vay lãi suất rất cao.
Riêng Vissan thì được nhiều ngân hàng chào vay với lãi suất mà gần như rất ít doanh nghiệp có thể vay được hiện nay chúng tôi vay có 10.5, nói như chơi nhưng nó là thật. Bởi lẽ chúng tôi dự trữ tồn kho chủ động chứ không phải bị tồn đọng, dưới con mắt ngân hàng thì doanh nghiệp chúng tôi hoạt động tốt, tài chính minh bạch.
Trước đây khi lãi suất huy động 14% thì chúng tôi vay 15%, các đối tác điều chỉnh mức lãi rất nhanh chóng khi doanh nghiệp có ý kiến.
Trong khi đó, nợ xấu đã đóng dày thêm ở hàng tồn kho của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với bản thân doanh nghiệp nợ đó không xấu nhưng dưới góc nhìn của ngân hàng đó là nợ xấu. Vì thế các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vẫn là bài toán nan giải.
Kể cả khi đã có Nghị quyết 13 của Chính phủ, gói hỗ trợ 29.000 tỷ và quyết định miễn, giảm thuế của Quốc hội?
Các chính sách đó đã mang lại niềm tin mới nhưng cần có giải pháp rốt ráo hơn.
Ngân hàng có rất nhiều tiền mà không dám cho vay, trách ngân hàng cũng không đúng. Ví như trong gia đình, trừ trường hợp ba má tôi nói rằng cứ cho vay đi rồi sẽ có cơ chế riêng, nếu không thì còn vợ con thì muốn vay phải có sự đồng ý của họ chứ, tự mình tôi sao mà quyết được.
Vì thế, nếu không có bàn tay của nhà nước thì không thể giải quyết được nợ xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự chỉ đạo để đồng bộ nới điều kiện cho vay, cần thẩm định để khoanh nợ và cho vay với chu kỳ mới với lãi suất thấp, tạo chu kỳ sản xuất mới. Cộng với cho doanh nghiệp giãn thuế VAT, giảm VAT kích thích sức mua, tạo niềm tin cho xã hội, từ cơ sở này mới giải quyết được nợ xấu và sức mua mới nóng lại được.