Cà phê cuối tuần: “Vào cuộc thì phải hết mình”
“Dù chưa tiếp xúc nhiều với Bộ trưởng Đinh La Thăng, nhưng tôi cảm nhận anh ấy là con người của công việc”
Là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương, Phó chủ tịch Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, khi tham gia Quốc hội, doanh nhân Phan Văn Quý còn là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nên ông cũng khá bận rộn.
“Cà phê” với VnEconomy trong thời gian giải lao của các phiên thảo luận tổ, “bật mí” rằng đang ấp ủ và đang từng bước hoàn thiện đề xuất xây dựng quốc lộ 1A thành “đại lộ Thống Nhất”, song, ông Quý cũng khiêm tốn nói rằng, đây là ý tưởng của nhiều người, mà ông chỉ đóng vai trò “tổng thư ký” mà thôi.
Vậy ông đã nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng ý tưởng đó chưa?
Tôi chưa. Vì tôi muốn làm thật cẩn thận, sau đó mời một số chuyên gia phản biện rồi mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi đến Bộ trưởng.
Nếu ý tưởng xây dựng quốc lộ 1A thành “đại lộ Thống Nhất” có thể thực hiện được thì những vụ tai nạn, ùn tắc giao thông, hay việc đầu tư dàn trải quá nhiều sân bay, cảng biển… sẽ được khắc phục đáng kể.
Khi anh Minh Hồng, đại biểu đoàn Nghệ An, rồi đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói về những vấn đề của con đường này hiện nay, không chỉ có riêng tôi mà đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An và một số đại biểu khác cũng rất chia sẻ.
Dù chưa tiếp xúc nhiều với Bộ trưởng Đinh La Thăng, nhưng tôi cảm nhận anh ấy là con người của công việc, với cá tính mạnh mẽ và quyết đoán.
Tôi nghĩ trong cuộc sống, có thể không phải cái gì muốn là làm được, song vào cuộc thì phải hết mình, nếu cái gì mình quyết được thì quyết ngay. Thời gian qua, nhiều cử tri rất ấn tượng về những tâm huyết, quyết đoán của anh Thăng.
Cụ thể, với ý tưởng đang thực hiện thì riêng ông có thể quyết được những gì?
Tôi có thể hứa với anh Thăng là sẽ cùng một số tập đoàn nước ngoài tìm hiểu để có thể thu xếp nguồn vốn cho một số gói thầu trên tuyến đường này và có thể đầu tư một đoạn đường hoặc một vài cái cầu, theo hình thức quy định của Nhà nước.
Trong quá trình làm việc với một số đối tác nước ngoài, khi tôi chia sẻ ý tưởng với họ thì họ rất ủng hộ nên tôi tự tin. Tất nhiên khi “chín” thì tôi sẽ có văn bản đề xuất. Và như đã nói, tôi rất coi trọng ý kiến phản biện nên sẽ mời các chuyên gia có uy tín tham gia.
Hiện nay như bạn thấy đấy, đường bộ của mình đang quá ùn tắc, đi lại rất mất thời gian và rủi ro, việc đầu tư làm đường sắt hay sân bay cũng chưa thực sự hiệu quả. Nhưng, nếu quốc lộ 1A trở thành đại lộ với hàng chục làn xe, thì không cần nhiều cảng biển, sân bay nữa.
Lấy một ví dụ: khi tôi muốn về quê Nghệ An, tôi phải mất một giờ để đến sân bay Nội Bài, thêm một giờ làm thủ tục và chờ lên máy bay, rồi bay gần một giờ nữa. Tức là mất gần 3 giờ mới đến nơi. Trong khi, nếu đường bộ tốt thì tôi cũng chỉ đi mất bằng ấy thời gian.
Xin phép được hỏi, ông có lo ngại việc làm này sẽ có thể gặp phải những đánh giá hoặc nhìn nhận nghiêng về lợi ích riêng của doanh nghiệp mình hay không?
Tôi không nghĩ vậy, vì cơ chế tạo vốn đầu tư của Chính phủ ta là không chỉ huy động vốn đầu tư từ ngân sách mà còn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP)…
Như vậy, việc làm này rất phù hợp với chủ trương của Chính phủ là khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
Ông có nói ông rất chia sẻ với Bộ trưởng Thăng. Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường về ngân sách cuối tuần trước chắc ông còn nhớ, khi Bộ trưởng Thăng đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng có thể vượt thu từ dầu khí, đại biểu Trần Du Lịch đã bày tỏ ngay quan điểm ủng hộ với ba điều kiện. Trong đó điều kiện đầu tiên là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng. Theo ông thì Bộ trưởng Thăng có nên “nhận lời” đại biểu Lịch không?
Tôi thấy anh Trần Du Lịch có nhiều tư duy mang tính sắc sảo trong những phát biểu tại nghị trường về lĩnh vực kinh tế.
Chẳng hạn khi bàn về ngân sách, anh ấy có nói là Quốc hội nên thảo luận xem năm 2012 ưu tiên cho lĩnh vực nào, sau khi thống nhất quan điểm rồi thì mới xem đến số tiền cụ thể. Nếu không sẽ lặp lại cơ chế xin - cho.
Nhưng với điều kiện đó nếu đưa cho riêng Bộ trưởng Thăng thì rất khó, vì chống tiêu cực là vấn đề của cả hệ thống, mình anh Thăng khó có thể làm được. Bên cạnh con người, một phần còn do cả cơ chế, đừng để xin - cho thì sẽ hạn chế tiêu cực.
Thà một lần “đau”
Sẽ xin được trở lại câu chuyện về giao thông cùng Bộ trưởng Thăng khi ông chính thức đề xuất ý kiến của mình. Ở kỳ họp này, một vấn đề rất lớn được đưa ra tại nghị trường là tái cơ cấu nền kinh tế, chắc hẳn là ông cũng rất quan tâm phải không ạ?
Theo tôi thì không còn cách nào khác là phải chịu đau để tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi theo nhiều chuyên gia nhận định thì lần này khó khăn còn kéo dài chứ không phải như năm 2008.
Cụ thể hơn là cần phải tái cơ cấu ngành nghề, danh mục đầu tư, sản phẩm hàng hóa. Quan trọng hơn nữa là phải xây dựng bộ máy phù hợp với công việc của mình đang làm.
Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, doanh nhân Mai Hữu Tín có phát biểu rằng, mong Chính phủ nhìn thẳng vào thực trạng là đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn, nếu không giảm được lãi suất xuống dưới 15% một năm và lạm phát xuống dưới 10% một năm thì ông Tín e rằng phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Ông có chia sẻ?
Tôi rất mừng khi chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đã được thể hiện rất mạnh mẽ, dù có hơi muộn.
Một trong ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế đã được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Song theo tôi thì cả doanh nghiệp tư nhân cũng phải đau một lần để cấu trúc lại, tức là anh có thế mạnh gì thì hãy phát huy và đi theo hướng đó, cái gì trước đây mình đã làm nhưng bây giờ không thể phát triển được thì dù có lỗ mình cũng phải chấp nhận đau để sắp xếp lại. Ví như hiện nay có một số công ty bất động sản bán tháo là bước đi đúng, dù có đau.
Công ty mình có kinh doanh bất động sản không thưa ông, và có đang “nghiêng ngả” vì sóng gió của nền kinh tế?
Bất động sản là một trong những lĩnh vực đầu tư kinh doanh của chúng tôi, bên cạnh các lĩnh vực đầu tư kinh doanh như công nghiệp, khoáng sản. Nếu như những năm trước, bất động sản và tài chính là những lĩnh vực đầu tư chiếm tỷ trọng cao thì hiện nay, công nghiệp lại là lĩnh vực đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty chúng tôi.
Đó là vì công ty chúng tôi đã tiến hành tái cơ cấu từ năm 2008.
Và khi đó cảm giác “chịu đau” như thế nào, ông có thể chia sẻ được không?
Cũng có “đau” chứ. Năm 2004 chúng tôi đầu tư vào ngân hàng, đến 2006 thì đầu tư vào chứng khoán. Đến 2008, khi nhận định lại tình hình, chúng tôi đã quyết định ngừng đầu tư vào ngân hàng và chứng khoán, và phải chấp nhận lỗ đến 70% từ việc đầu tư chứng khoán. Đó là một bài học lớn. Vậy nên bây giờ Công ty chúng tôi chỉ kiên định đi vào lĩnh vực chuyên sâu của mình nên tự tin và ổn định.
Ồ, ông đã từng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ạ, hiện nay đây đang là vấn đề khá nhạy cảm, nhất là khi nó lại nằm trong nội dung cần được tái cơ cấu mạnh mẽ…
Thì bạn thấy, trên diễn đàn Quốc hội vấn đề này cũng rất sôi nổi mà.
Tôi rất chia sẻ với phát biểu của đại biểu Nguyễn Bá Thanh Đoàn Đà Nẵng, rằng sự bất ổn của nền kinh tế nếu có xảy ra trong tương lai cũng sẽ bắt nguồn từ chính những ngân hàng yếu kém.
Trên thế giới khủng hoảng kinh tế đều từ tài chính, ngân hàng. Theo tôi thì định hướng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là đúng, nhưng không có nghĩa là nhỏ thì dẹp, mà anh nào làm ăn minh bạch, có hiệu quả, quản trị tốt thì cần giữ lại. Việc này không nhanh, không vội được vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Với cộng đồng doanh nghiệp thì ông có thêm chia sẻ nào về sự linh hoạt để ứng phó khó khăn hiện nay không?
Tôi nghĩ trong khó khăn cũng có cơ hội. Quan trọng là doanh nghiệp phải nhận định đúng hướng đi và nắm bắt được cơ hội cho mình.
Công ty mình có bao nhiêu lao động, thu nhập của họ có ổn định không, thưa ông ?
Lao động của chúng tôi không đông như các doanh nghiệp làm sản xuất, dịch vụ, nhưng chúng tôi luôn bảo đảm cho người lao động có thu nhập ổn định, không chỉ thông qua lương mà còn qua các chế độ khác như: phụ cấp, trợ cấp, thưởng… Đặc biệt, để đảm bảo cho người lao động trong thời kỳ lạm phát gia tăng của nền kinh tế, chúng tôi đã có chế độ phụ cấp bù lạm phát hàng năm cho người lao động.
Như ông nói thì công việc kinh doanh của công ty đang khá ổn, cũng có nghĩa là ông có thể dành nhiều tâm sức hơn cho công việc của một người đại diện cho dân?
Như tôi đã chia sẻ với bạn, tôi ứng cử vào Quốc hội là để có cơ hội nói lên tiếng nói của cử tri, doanh nghiệp ở một diễn đàn rộng lớn hơn. Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận và thông qua một số dự án luật. Tôi đang nghiên cứu và sẽ có những đóng góp thiết thực đối với một số luật như: Luật Biển, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm tiền gửi…
“Cà phê” với VnEconomy trong thời gian giải lao của các phiên thảo luận tổ, “bật mí” rằng đang ấp ủ và đang từng bước hoàn thiện đề xuất xây dựng quốc lộ 1A thành “đại lộ Thống Nhất”, song, ông Quý cũng khiêm tốn nói rằng, đây là ý tưởng của nhiều người, mà ông chỉ đóng vai trò “tổng thư ký” mà thôi.
Vậy ông đã nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng ý tưởng đó chưa?
Tôi chưa. Vì tôi muốn làm thật cẩn thận, sau đó mời một số chuyên gia phản biện rồi mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi đến Bộ trưởng.
Nếu ý tưởng xây dựng quốc lộ 1A thành “đại lộ Thống Nhất” có thể thực hiện được thì những vụ tai nạn, ùn tắc giao thông, hay việc đầu tư dàn trải quá nhiều sân bay, cảng biển… sẽ được khắc phục đáng kể.
Khi anh Minh Hồng, đại biểu đoàn Nghệ An, rồi đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói về những vấn đề của con đường này hiện nay, không chỉ có riêng tôi mà đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An và một số đại biểu khác cũng rất chia sẻ.
Dù chưa tiếp xúc nhiều với Bộ trưởng Đinh La Thăng, nhưng tôi cảm nhận anh ấy là con người của công việc, với cá tính mạnh mẽ và quyết đoán.
Tôi nghĩ trong cuộc sống, có thể không phải cái gì muốn là làm được, song vào cuộc thì phải hết mình, nếu cái gì mình quyết được thì quyết ngay. Thời gian qua, nhiều cử tri rất ấn tượng về những tâm huyết, quyết đoán của anh Thăng.
Cụ thể, với ý tưởng đang thực hiện thì riêng ông có thể quyết được những gì?
Tôi có thể hứa với anh Thăng là sẽ cùng một số tập đoàn nước ngoài tìm hiểu để có thể thu xếp nguồn vốn cho một số gói thầu trên tuyến đường này và có thể đầu tư một đoạn đường hoặc một vài cái cầu, theo hình thức quy định của Nhà nước.
Trong quá trình làm việc với một số đối tác nước ngoài, khi tôi chia sẻ ý tưởng với họ thì họ rất ủng hộ nên tôi tự tin. Tất nhiên khi “chín” thì tôi sẽ có văn bản đề xuất. Và như đã nói, tôi rất coi trọng ý kiến phản biện nên sẽ mời các chuyên gia có uy tín tham gia.
Hiện nay như bạn thấy đấy, đường bộ của mình đang quá ùn tắc, đi lại rất mất thời gian và rủi ro, việc đầu tư làm đường sắt hay sân bay cũng chưa thực sự hiệu quả. Nhưng, nếu quốc lộ 1A trở thành đại lộ với hàng chục làn xe, thì không cần nhiều cảng biển, sân bay nữa.
Lấy một ví dụ: khi tôi muốn về quê Nghệ An, tôi phải mất một giờ để đến sân bay Nội Bài, thêm một giờ làm thủ tục và chờ lên máy bay, rồi bay gần một giờ nữa. Tức là mất gần 3 giờ mới đến nơi. Trong khi, nếu đường bộ tốt thì tôi cũng chỉ đi mất bằng ấy thời gian.
Xin phép được hỏi, ông có lo ngại việc làm này sẽ có thể gặp phải những đánh giá hoặc nhìn nhận nghiêng về lợi ích riêng của doanh nghiệp mình hay không?
Tôi không nghĩ vậy, vì cơ chế tạo vốn đầu tư của Chính phủ ta là không chỉ huy động vốn đầu tư từ ngân sách mà còn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP)…
Như vậy, việc làm này rất phù hợp với chủ trương của Chính phủ là khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
Ông có nói ông rất chia sẻ với Bộ trưởng Thăng. Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường về ngân sách cuối tuần trước chắc ông còn nhớ, khi Bộ trưởng Thăng đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng có thể vượt thu từ dầu khí, đại biểu Trần Du Lịch đã bày tỏ ngay quan điểm ủng hộ với ba điều kiện. Trong đó điều kiện đầu tiên là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng. Theo ông thì Bộ trưởng Thăng có nên “nhận lời” đại biểu Lịch không?
Tôi thấy anh Trần Du Lịch có nhiều tư duy mang tính sắc sảo trong những phát biểu tại nghị trường về lĩnh vực kinh tế.
Chẳng hạn khi bàn về ngân sách, anh ấy có nói là Quốc hội nên thảo luận xem năm 2012 ưu tiên cho lĩnh vực nào, sau khi thống nhất quan điểm rồi thì mới xem đến số tiền cụ thể. Nếu không sẽ lặp lại cơ chế xin - cho.
Nhưng với điều kiện đó nếu đưa cho riêng Bộ trưởng Thăng thì rất khó, vì chống tiêu cực là vấn đề của cả hệ thống, mình anh Thăng khó có thể làm được. Bên cạnh con người, một phần còn do cả cơ chế, đừng để xin - cho thì sẽ hạn chế tiêu cực.
Thà một lần “đau”
Sẽ xin được trở lại câu chuyện về giao thông cùng Bộ trưởng Thăng khi ông chính thức đề xuất ý kiến của mình. Ở kỳ họp này, một vấn đề rất lớn được đưa ra tại nghị trường là tái cơ cấu nền kinh tế, chắc hẳn là ông cũng rất quan tâm phải không ạ?
Theo tôi thì không còn cách nào khác là phải chịu đau để tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi theo nhiều chuyên gia nhận định thì lần này khó khăn còn kéo dài chứ không phải như năm 2008.
Cụ thể hơn là cần phải tái cơ cấu ngành nghề, danh mục đầu tư, sản phẩm hàng hóa. Quan trọng hơn nữa là phải xây dựng bộ máy phù hợp với công việc của mình đang làm.
Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, doanh nhân Mai Hữu Tín có phát biểu rằng, mong Chính phủ nhìn thẳng vào thực trạng là đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn, nếu không giảm được lãi suất xuống dưới 15% một năm và lạm phát xuống dưới 10% một năm thì ông Tín e rằng phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Ông có chia sẻ?
Tôi rất mừng khi chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đã được thể hiện rất mạnh mẽ, dù có hơi muộn.
Một trong ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế đã được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Song theo tôi thì cả doanh nghiệp tư nhân cũng phải đau một lần để cấu trúc lại, tức là anh có thế mạnh gì thì hãy phát huy và đi theo hướng đó, cái gì trước đây mình đã làm nhưng bây giờ không thể phát triển được thì dù có lỗ mình cũng phải chấp nhận đau để sắp xếp lại. Ví như hiện nay có một số công ty bất động sản bán tháo là bước đi đúng, dù có đau.
Công ty mình có kinh doanh bất động sản không thưa ông, và có đang “nghiêng ngả” vì sóng gió của nền kinh tế?
Bất động sản là một trong những lĩnh vực đầu tư kinh doanh của chúng tôi, bên cạnh các lĩnh vực đầu tư kinh doanh như công nghiệp, khoáng sản. Nếu như những năm trước, bất động sản và tài chính là những lĩnh vực đầu tư chiếm tỷ trọng cao thì hiện nay, công nghiệp lại là lĩnh vực đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty chúng tôi.
Đó là vì công ty chúng tôi đã tiến hành tái cơ cấu từ năm 2008.
Và khi đó cảm giác “chịu đau” như thế nào, ông có thể chia sẻ được không?
Cũng có “đau” chứ. Năm 2004 chúng tôi đầu tư vào ngân hàng, đến 2006 thì đầu tư vào chứng khoán. Đến 2008, khi nhận định lại tình hình, chúng tôi đã quyết định ngừng đầu tư vào ngân hàng và chứng khoán, và phải chấp nhận lỗ đến 70% từ việc đầu tư chứng khoán. Đó là một bài học lớn. Vậy nên bây giờ Công ty chúng tôi chỉ kiên định đi vào lĩnh vực chuyên sâu của mình nên tự tin và ổn định.
Ồ, ông đã từng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ạ, hiện nay đây đang là vấn đề khá nhạy cảm, nhất là khi nó lại nằm trong nội dung cần được tái cơ cấu mạnh mẽ…
Thì bạn thấy, trên diễn đàn Quốc hội vấn đề này cũng rất sôi nổi mà.
Tôi rất chia sẻ với phát biểu của đại biểu Nguyễn Bá Thanh Đoàn Đà Nẵng, rằng sự bất ổn của nền kinh tế nếu có xảy ra trong tương lai cũng sẽ bắt nguồn từ chính những ngân hàng yếu kém.
Trên thế giới khủng hoảng kinh tế đều từ tài chính, ngân hàng. Theo tôi thì định hướng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là đúng, nhưng không có nghĩa là nhỏ thì dẹp, mà anh nào làm ăn minh bạch, có hiệu quả, quản trị tốt thì cần giữ lại. Việc này không nhanh, không vội được vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Với cộng đồng doanh nghiệp thì ông có thêm chia sẻ nào về sự linh hoạt để ứng phó khó khăn hiện nay không?
Tôi nghĩ trong khó khăn cũng có cơ hội. Quan trọng là doanh nghiệp phải nhận định đúng hướng đi và nắm bắt được cơ hội cho mình.
Công ty mình có bao nhiêu lao động, thu nhập của họ có ổn định không, thưa ông ?
Lao động của chúng tôi không đông như các doanh nghiệp làm sản xuất, dịch vụ, nhưng chúng tôi luôn bảo đảm cho người lao động có thu nhập ổn định, không chỉ thông qua lương mà còn qua các chế độ khác như: phụ cấp, trợ cấp, thưởng… Đặc biệt, để đảm bảo cho người lao động trong thời kỳ lạm phát gia tăng của nền kinh tế, chúng tôi đã có chế độ phụ cấp bù lạm phát hàng năm cho người lao động.
Như ông nói thì công việc kinh doanh của công ty đang khá ổn, cũng có nghĩa là ông có thể dành nhiều tâm sức hơn cho công việc của một người đại diện cho dân?
Như tôi đã chia sẻ với bạn, tôi ứng cử vào Quốc hội là để có cơ hội nói lên tiếng nói của cử tri, doanh nghiệp ở một diễn đàn rộng lớn hơn. Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận và thông qua một số dự án luật. Tôi đang nghiên cứu và sẽ có những đóng góp thiết thực đối với một số luật như: Luật Biển, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm tiền gửi…