Cà phê xuất khẩu vướng tiêu chuẩn cũ
Các nhà xuất khẩu cà phê đang lấn cấn với việc có áp dụng bắt buộc kiểm tra nhà nước theo tiêu chuẩn mới hay không
Các nhà xuất khẩu cà phê đang lấn cấn với việc có áp dụng bắt buộc kiểm tra nhà nước theo tiêu chuẩn mới hay không, trong khi niên vụ cà phê mới 2007-2008 chỉ còn hơn một tháng nữa là bắt đầu.
Cà phê bị thải phần lớn là của Việt Nam
Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) mà Việt Nam là hội viên mới đây đã thông báo, theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh trong niên vụ 2006-2007, tỷ lệ cà phê bị loại vì chất lượng không đạt yêu cầu của Việt Nam tiếp tục tăng.
Cụ thể, trong số 708.300 bao cà phê (mỗi bao nặng 60 ki lô gam) bị loại ra thì Việt Nam chiếm tới 88%, tức tương đương hơn 37.000 tấn, tăng 19% so với lượng cà phê Việt Nam bị loại ra trong niên vụ trước.
Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Vicofa, cho biết hiện nay phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước vẫn áp dụng tiêu chí phân loại cũ TCVN 4193:1993 đã có từ năm 1993, quá lạc hậu so với thế giới. Tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà phê robusta là R2, tức là cà phê có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%.
Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 800.000-900.000 tấn cà phê nhân, với 1% tạp chất, lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 8.000-9.000 tấn. Phần lớn các tạp chất trong cà phê là bụi bám, vỏ cà phê, cùi cà phê do chưa được sàng quạt sạch ở nhà máy chế biến.
Đó là chưa kể cà phê đen vỡ khi ra đến nước ngoài, nhà nhập khẩu cũng phải loại ra. Do vậy, trong mắt của nhiều nhà nhập khẩu cà phê thế giới, dù cà phê Việt Nam có hương vị tốt, nhưng chỉ được đánh giá đạt loại 3, thậm chí là loại 4 của thế giới.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Daklak cho biết họ có đủ điều kiện máy móc để làm ra cà phê nhân đạt tiêu chuẩn R1 (12,5% ẩm độ, 0,5% tạp chất, 2% hạt đen vỡ, 90% hạt trên sàn 16 và thường có giá cao hơn cà phê R2 từ 30-40 đô la Mỹ/tấn).
Tuy nhiên, việc bán cà phê theo tiêu chuẩn R2 đã trở thành tập quán khó dứt bỏ của doanh nghiệp. Có đại lý thu mua cà phê kể rằng họ đã trang bị máy móc để sàng quạt cho ra cà phê nhân loại R1 trước khi bán cho nhà xuất khẩu nhưng khổ nỗi nhà xuất khẩu chỉ thích mua R2 hoặc cà phê xô, nên họ buộc lòng phải pha trộn thêm cùi hay vỏ cà phê để cho phù hợp với tiêu chuẩn R2 hay cà phê xô.
“Việc nhà nhập khẩu mua cà phê R2 là có tính toán cả. Họ tìm cách ép giá, trừ hao hụt tạp chất, hạt đen vỡ khi ký hợp đồng”, ông Huy giải thích.
Lấn cấn giữa mới và cũ
Mùa vụ cà phê 2007-2008 bắt đầu từ tháng 10 tới đây, tức chỉ còn hơn một tháng nữa. Thông thường, các doanh nghiệp phải thương thảo và ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài trước khi bắt đầu mùa vụ mới ít nhất vài ba tháng. Thế nhưng các nhà xuất khẩu cà phê đang lấn cấn với việc có áp dụng bắt buộc kiểm tra nhà nước theo tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 hay không
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại cũ, nay là Bộ Công thương có công văn gửi các nhà xuất khẩu cà phê, khẳng định việc áp dụng tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 trong xuất khẩu cà phê.
Sau đó cả Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có công văn gửi Bộ Khoa học - Công nghệ, đề nghị bộ này ban hành quyết định thống nhất áp dụng bắt buộc kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 kể từ ngày 1-10 năm nay. Nhưng cho tới thời điểm này, Bộ Khoa học - Công nghệ chưa có động tĩnh gì.
Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 của Việt Nam được ICO công nhận và họ muốn Việt Nam áp dụng sớm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại việc áp dụng tiêu chuẩn này.
Là người ủng hộ Nhà nước kiểm tra bắt buộc cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn mới, nhưng ông Huy cho rằng việc ban hành quyết định quá chậm sẽ làm cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không ứng phó kịp. Để áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê xuất khẩu, doanh nghiệp phải thay đổi toàn bộ quy trình mua, sơ chế, đóng bao cà phê.
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương, lo lắng nếu xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn mới đồng nghĩa với hàng chục ngàn tấn cà phê kém chất lượng phải bị sàng lọc và bỏ lại ở Việt Nam.
Ông Đỗ Hà Nam, Giám đốc Intimex TPHCM, nhà xuất khẩu cà phê lớn ở Việt Nam, cho rằng xuất khẩu theo tiêu chuẩn mới đồng nghĩa với việc nông dân, đại lý và doanh nghiệp phải thay đổi tập quán thu hoạch, phơi sấy, sàng quạt và điều này không dễ áp dụng ngay trong năm nay.
“Hơn nữa không phải nông dân nào cũng có tiền mua quạt máy để sơ chế cà phê theo tiêu chuẩn mới. Đây sẽ là áp lực lớn cho hàng vạn hộ nông dân trồng cà phê trong nước”, ông Nam phân tích. Vì vậy ông đề xuất cần phải có lộ trình để thực hiện chứ không nên thực hiện ngay.
* Cà phê thắng lớn
Nhờ giá cà phê thế giới tăng cao, năm nay kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Theo thống kê, xuất khẩu cà phê trong bảy tháng đầu năm đạt 893.000 tấn, thu về 1,328 tỉ đô la Mỹ trong kế hoạch 1,46 tỉ đô la Mỹ của cả năm.
Cà phê bị thải phần lớn là của Việt Nam
Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) mà Việt Nam là hội viên mới đây đã thông báo, theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh trong niên vụ 2006-2007, tỷ lệ cà phê bị loại vì chất lượng không đạt yêu cầu của Việt Nam tiếp tục tăng.
Cụ thể, trong số 708.300 bao cà phê (mỗi bao nặng 60 ki lô gam) bị loại ra thì Việt Nam chiếm tới 88%, tức tương đương hơn 37.000 tấn, tăng 19% so với lượng cà phê Việt Nam bị loại ra trong niên vụ trước.
Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Vicofa, cho biết hiện nay phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước vẫn áp dụng tiêu chí phân loại cũ TCVN 4193:1993 đã có từ năm 1993, quá lạc hậu so với thế giới. Tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà phê robusta là R2, tức là cà phê có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%.
Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 800.000-900.000 tấn cà phê nhân, với 1% tạp chất, lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 8.000-9.000 tấn. Phần lớn các tạp chất trong cà phê là bụi bám, vỏ cà phê, cùi cà phê do chưa được sàng quạt sạch ở nhà máy chế biến.
Đó là chưa kể cà phê đen vỡ khi ra đến nước ngoài, nhà nhập khẩu cũng phải loại ra. Do vậy, trong mắt của nhiều nhà nhập khẩu cà phê thế giới, dù cà phê Việt Nam có hương vị tốt, nhưng chỉ được đánh giá đạt loại 3, thậm chí là loại 4 của thế giới.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Daklak cho biết họ có đủ điều kiện máy móc để làm ra cà phê nhân đạt tiêu chuẩn R1 (12,5% ẩm độ, 0,5% tạp chất, 2% hạt đen vỡ, 90% hạt trên sàn 16 và thường có giá cao hơn cà phê R2 từ 30-40 đô la Mỹ/tấn).
Tuy nhiên, việc bán cà phê theo tiêu chuẩn R2 đã trở thành tập quán khó dứt bỏ của doanh nghiệp. Có đại lý thu mua cà phê kể rằng họ đã trang bị máy móc để sàng quạt cho ra cà phê nhân loại R1 trước khi bán cho nhà xuất khẩu nhưng khổ nỗi nhà xuất khẩu chỉ thích mua R2 hoặc cà phê xô, nên họ buộc lòng phải pha trộn thêm cùi hay vỏ cà phê để cho phù hợp với tiêu chuẩn R2 hay cà phê xô.
“Việc nhà nhập khẩu mua cà phê R2 là có tính toán cả. Họ tìm cách ép giá, trừ hao hụt tạp chất, hạt đen vỡ khi ký hợp đồng”, ông Huy giải thích.
Lấn cấn giữa mới và cũ
Mùa vụ cà phê 2007-2008 bắt đầu từ tháng 10 tới đây, tức chỉ còn hơn một tháng nữa. Thông thường, các doanh nghiệp phải thương thảo và ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài trước khi bắt đầu mùa vụ mới ít nhất vài ba tháng. Thế nhưng các nhà xuất khẩu cà phê đang lấn cấn với việc có áp dụng bắt buộc kiểm tra nhà nước theo tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 hay không
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại cũ, nay là Bộ Công thương có công văn gửi các nhà xuất khẩu cà phê, khẳng định việc áp dụng tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 trong xuất khẩu cà phê.
Sau đó cả Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có công văn gửi Bộ Khoa học - Công nghệ, đề nghị bộ này ban hành quyết định thống nhất áp dụng bắt buộc kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 kể từ ngày 1-10 năm nay. Nhưng cho tới thời điểm này, Bộ Khoa học - Công nghệ chưa có động tĩnh gì.
Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 của Việt Nam được ICO công nhận và họ muốn Việt Nam áp dụng sớm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại việc áp dụng tiêu chuẩn này.
Là người ủng hộ Nhà nước kiểm tra bắt buộc cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn mới, nhưng ông Huy cho rằng việc ban hành quyết định quá chậm sẽ làm cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không ứng phó kịp. Để áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê xuất khẩu, doanh nghiệp phải thay đổi toàn bộ quy trình mua, sơ chế, đóng bao cà phê.
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương, lo lắng nếu xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn mới đồng nghĩa với hàng chục ngàn tấn cà phê kém chất lượng phải bị sàng lọc và bỏ lại ở Việt Nam.
Ông Đỗ Hà Nam, Giám đốc Intimex TPHCM, nhà xuất khẩu cà phê lớn ở Việt Nam, cho rằng xuất khẩu theo tiêu chuẩn mới đồng nghĩa với việc nông dân, đại lý và doanh nghiệp phải thay đổi tập quán thu hoạch, phơi sấy, sàng quạt và điều này không dễ áp dụng ngay trong năm nay.
“Hơn nữa không phải nông dân nào cũng có tiền mua quạt máy để sơ chế cà phê theo tiêu chuẩn mới. Đây sẽ là áp lực lớn cho hàng vạn hộ nông dân trồng cà phê trong nước”, ông Nam phân tích. Vì vậy ông đề xuất cần phải có lộ trình để thực hiện chứ không nên thực hiện ngay.
* Cà phê thắng lớn
Nhờ giá cà phê thế giới tăng cao, năm nay kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Theo thống kê, xuất khẩu cà phê trong bảy tháng đầu năm đạt 893.000 tấn, thu về 1,328 tỉ đô la Mỹ trong kế hoạch 1,46 tỉ đô la Mỹ của cả năm.