Các chỉ tiêu tiền tệ Việt Nam đang tạo “mặt bằng mới”
Tín dụng hai năm qua đã có sự dịch chuyển rõ rệt hơn vào các lĩnh vực sản xuất
Ngày 4/1, Ngân hàng Nhà nước họp báo công bố kết quả cơ bản trong điều hành năm 2016. Cùng với 2015, một “mặt bằng mới” các chỉ tiêu tiền tệ đang định hình, xét trong tương quan với lạm phát, tăng trưởng GDP.
So với năm 2015, kết quả các chỉ tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ khá cân bằng. Tính đến 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán đã tăng 17,88% (năm 2015 16,2%), huy động vốn tăng 18,38% (năm 2015 16,2%), tín dụng tăng 18,71% (năm 2015 tăng 18,8%).
Các chỉ tiêu trên đang tạo sự ổn định như “một mặt bằng mới” sau nhiều năm đầy biến động: đột biến quãng 2007 - 2010, suy giảm hẳn quãng 2011 - 2014, trong đó 2011 là cú phanh gấp thắt chặt rõ rệt.
Diễn biến trên cũng phản ánh, sau những năm tiền và vốn bơm ra nền kinh tế bùng nổ, trong khi sức hấp thụ vốn và vấn đề sử dụng vốn kém dẫn tới lạm phát leo thang, các cân đối xoay quanh yếu tố tiền tệ đã có chuyển biến rõ hơn hai năm vừa qua.
Cụ thể, như năm 2009 và 2010, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng rất cao (tương ứng 28,99% và 37,53%, 33,3% và 31,19%), lạm phát vượt 18% ngay năm 2011 sau đó. Và cũng từ 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện, khi tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán rơi xuống còn 12,1% và tín dụng chỉ còn tăng 14,3%.
Từ 2012, tổng phương tiện thanh toán bắt đầu tăng mạnh lên, nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng rất thấp, kéo dài đến 2014 (tín dụng những năm này lần lượt 8,75%, 12,7% và 13,8%).
Như trên, năm 2015 và 2016, các chỉ tiêu chính của chính sách tiền tệ đã có sự ổn định, cùng nằm trong cân đối kiểm soát được lạm phát dưới 5% và tăng trưởng kinh tế trên 6% (tương ứng 6,68% và 6,21%).
Một phần phản ánh chất lượng tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, cũng như một khía cạnh phản ánh sức hấp thụ của nền kinh tế, đã có khác biệt lớn so với những năm trước.
Như năm 2009 và 2010, có tới 5-7% tăng trưởng tín dụng tương ứng với 1% tăng trưởng GDP, thì năm 2015 và 2016 chỉ có khoảng 2,8-3% tăng trưởng tín dụng tương ứng.
Tại cuộc họp báo trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định, tín dụng hai năm qua đã có sự dịch chuyển rõ rệt hơn vào các lĩnh vực sản xuất, các lĩnh vực Chính phủ khuyến khích, và được giám sát chặt chẽ ở các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt khác, điểm nhấn của tăng trưởng tín dụng hai năm vừa qua là đều khớp với chỉ tiêu tính toán từ đầu năm, rải đều các tháng trong năm.
Nhiều năm trước, tăng trưởng tín dụng thường rất thấp hoặc giảm đầu năm rồi dồn tăng cao những tháng cuối năm, gây thêm khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Năm 2017, “mặt bằng mới” trên dự kiến tiếp tục định hình. Bước đầu, Ngân hàng Nhà nước dự tính chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán sẽ ở khoảng 16-18%, tăng trưởng tín dụng khoảng 18%, có thể có linh hoạt điều chỉnh theo thực tế.
So với năm 2015, kết quả các chỉ tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ khá cân bằng. Tính đến 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán đã tăng 17,88% (năm 2015 16,2%), huy động vốn tăng 18,38% (năm 2015 16,2%), tín dụng tăng 18,71% (năm 2015 tăng 18,8%).
Các chỉ tiêu trên đang tạo sự ổn định như “một mặt bằng mới” sau nhiều năm đầy biến động: đột biến quãng 2007 - 2010, suy giảm hẳn quãng 2011 - 2014, trong đó 2011 là cú phanh gấp thắt chặt rõ rệt.
Diễn biến trên cũng phản ánh, sau những năm tiền và vốn bơm ra nền kinh tế bùng nổ, trong khi sức hấp thụ vốn và vấn đề sử dụng vốn kém dẫn tới lạm phát leo thang, các cân đối xoay quanh yếu tố tiền tệ đã có chuyển biến rõ hơn hai năm vừa qua.
Cụ thể, như năm 2009 và 2010, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng rất cao (tương ứng 28,99% và 37,53%, 33,3% và 31,19%), lạm phát vượt 18% ngay năm 2011 sau đó. Và cũng từ 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện, khi tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán rơi xuống còn 12,1% và tín dụng chỉ còn tăng 14,3%.
Từ 2012, tổng phương tiện thanh toán bắt đầu tăng mạnh lên, nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng rất thấp, kéo dài đến 2014 (tín dụng những năm này lần lượt 8,75%, 12,7% và 13,8%).
Như trên, năm 2015 và 2016, các chỉ tiêu chính của chính sách tiền tệ đã có sự ổn định, cùng nằm trong cân đối kiểm soát được lạm phát dưới 5% và tăng trưởng kinh tế trên 6% (tương ứng 6,68% và 6,21%).
Một phần phản ánh chất lượng tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, cũng như một khía cạnh phản ánh sức hấp thụ của nền kinh tế, đã có khác biệt lớn so với những năm trước.
Như năm 2009 và 2010, có tới 5-7% tăng trưởng tín dụng tương ứng với 1% tăng trưởng GDP, thì năm 2015 và 2016 chỉ có khoảng 2,8-3% tăng trưởng tín dụng tương ứng.
Tại cuộc họp báo trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định, tín dụng hai năm qua đã có sự dịch chuyển rõ rệt hơn vào các lĩnh vực sản xuất, các lĩnh vực Chính phủ khuyến khích, và được giám sát chặt chẽ ở các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt khác, điểm nhấn của tăng trưởng tín dụng hai năm vừa qua là đều khớp với chỉ tiêu tính toán từ đầu năm, rải đều các tháng trong năm.
Nhiều năm trước, tăng trưởng tín dụng thường rất thấp hoặc giảm đầu năm rồi dồn tăng cao những tháng cuối năm, gây thêm khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Năm 2017, “mặt bằng mới” trên dự kiến tiếp tục định hình. Bước đầu, Ngân hàng Nhà nước dự tính chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán sẽ ở khoảng 16-18%, tăng trưởng tín dụng khoảng 18%, có thể có linh hoạt điều chỉnh theo thực tế.