Các cơ hội trong khủng hoảng
Bài viết gợi ý một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn khủng hoảng
Bài viết gợi ý một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn khủng hoảng.
Cơ hội gia tăng thị phần
Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng hoảng tác động tiêu cực cho mình, nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh. Đối thủ càng lớn, khó khăn có thể càng nhiều.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp yếu thu hẹp khoảng cách và tìm cách vượt lên doanh nghiệp mạnh. Tựa như việc chạy đua giữa hai xe A và B trên đường. Nếu đường tốt, xe A có tốc độ cao hơn, chắc chắn sẽ ngày càng bỏ xa xe B.
Nhưng khi gặp đoạn đường xấu, nhiều ổ gà, lô cốt, cả hai xe đều phải giảm tốc độ, xe B, vốn bị “lép vế” ở đường trường, có thể dễ dàng bám sát xe A. Và sau chặng đường đầy khó khăn này, xe A có thể trở nên rệu rã, không thể đi nhanh được nữa. Khi đó xe B, vốn gọn nhẹ, càng có cơ hội để vượt lên và bỏ xa đối thủ.
Doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tranh thủ giai đoạn khó khăn này để giành lấy thị phần từ đối thủ. Trong khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là cơ hội “ngàn năm có một” cho doanh nghiệp nhỏ gia tăng thị phần.
Trong thực tế, có doanh nghiệp nhỏ khôn khéo, biết nhân cơ hội này, gắng “gồng mình” lên một chút, triển khai các chương trình marketing nhỏ lẻ, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, sẽ dễ dàng giành lấy thị phần từ đối thủ lớn mà trong giai đoạn bình thường rất khó giành được.
Cơ hội xây dựng thương hiệu
Khi chưa có khủng hoảng, các thương hiệu lớn, với ngân sách tiếp thị hùng hậu, thường tung ra các chương trình marketing “bom tấn” để thúc đẩy bán hàng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu, đặc biệt là sự nhận biết đầu tiên (top-of-mind awareness).
Các chương trình marketing “bom tấn” ngoài tác dụng hỗ trợ bán hàng, quan trọng hơn, chúng thu hút sự chú ý của khách hàng mới (tăng độ nhận biết) và nhắc nhở khách hàng cũ về sự tồn tại và phát triển không ngừng của thương hiệu.
Chẳng hạn như cách đây vài năm, cứ nói đến nước uống đóng chai, người ta nghĩ ngay đến La Vie; nói đến bột giặt, người ta nghĩ đến Omo, Tide… Độ nhận biết, trong đó có độ nhận biết đầu tiên, là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu, đánh giá sức mạnh của một thương hiệu.
Các thương hiệu nhỏ thường có độ nhận biết rất thấp, một phần do thiếu vắng các chiến dịch truyền thông, phần khác, do bị các thương hiệu lớn lấn át, làm người tiêu dùng không quan tâm, không để ý, hoặc không nhớ đến. Khủng hoảng buộc các thương hiệu lớn bớt “to mồm”, nhờ đó, các thương hiệu nhỏ có thể “lên tiếng” và được nhiều người nghe hơn.
Lợi ích từ việc “lên tiếng” của các thương hiệu nhỏ sẽ cao hơn, trong khi chi phí sẽ thấp hơn. Chính vì thế, các thương hiệu nhỏ nên tranh thủ lúc các “ông lớn” giảm “loa” để lên tiếng “nhẹ nhàng” và gia tăng độ nhận biết, từ đó gia tăng sức mạnh thương hiệu.
Trong môi trường bớt ồn ào, “tiếng nói nhỏ” của các thương hiệu nhỏ sẽ được nhiều người nghe hơn mà không nhất thiết phải “gào thét” cho tốn sức.
Cơ hội thu hút người tài
Khủng hoảng làm gia tăng thất nghiệp. Nhiều công ty lớn, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải cắt giảm nhân sự. Việt kiều từ nước ngoài cũng đang kéo về nước tìm việc làm. Giá của lao động, kể cả quản lý cấp trung, cấp cao đều giảm.
Đây là cơ hội để các công ty Việt Nam “mua” vào, đầu tư cho con người; tương tự như đầu tư, mua máy móc thiết bị giảm giá với chất lượng không giảm trong giai đoạn khủng hoảng.
Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp
Không chỉ khách hàng, các nhà cung cấp lớn cũng thường có thói quen “làm eo”. Doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nước ngoài. Chẳng thế mà trong mô hình phân tích năm tác lực của Michael Porter (Porter’s Five Forces), có một áp lực không thể bỏ qua là áp lực từ nhà cung cấp.
Khủng hoảng làm cho các nhà cung cấp bớt “chảnh” và là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình. Doanh nghiệp còn có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán, phương thức giao hàng…
Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm
Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện “chăm chút” cho chất lượng sản phẩm. Với thời gian và nguồn lực cho phép, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét lại quy trình sản xuất, quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, quy trình thí nghiệm, nghiệm thu… để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ giai đoạn “nhàn rỗi” để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn khác như ISO 14000, HACCP, GMP… mà vốn từ lâu, doanh nghiệp đã có kế hoạch nhưng chưa triển khai được vì quá bận rộn với việc sản xuất, kinh doanh.
Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị
Sản xuất giảm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian “khám và chữa bệnh” cho máy móc, thiết bị - vốn thường bị “bóc lột” tối đa trong giai đoạn có nhiều đơn hàng. Các chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường bị lờ đi khi doanh nghiệp có quá nhiều đơn hàng phải giải quyết. Hậu quả là máy móc ngày càng kiệt quệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp có thời gian chăm sóc sức khỏe cho máy móc, thiết bị.
Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp
Khác với sức mạnh, thể hiện qua doanh số, thị phần, thương hiệu, tiềm lực tài chính..., sức khỏe doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống quản lý, nguồn nhân lực và môi trường bên trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo doanh số, lợi nhuận, quên mất việc xây dựng nền tảng sức khỏe cho mình. Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính hệ thống, nguồn nhân lực yếu kém, không theo kịp với sự phát triển của doanh nghiệp, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp có nhiều bất cập, chiến lược kinh doanh được xây dựng tự phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ làm cho doanh nghiệp bị “đột quỵ”, bất chấp doanh nghiệp đang ở thế lớn mạnh cỡ nào.
Việc “tĩnh tâm” chăm lo cho sức khỏe doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với khủng hoảng trước mắt cũng như tạo nền tảng sức khỏe lâu dài về sau.
Khủng hoảng đương nhiên là nguy cơ. Nhưng trong khủng hoảng cũng có rất nhiều cơ hội. Nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc hơn, với chi phí thấp hơn so với giai đoạn bình thường.
Khôn khéo trong khó khăn, doanh nghiệp sẽ tạo đà mạnh hơn cho mình khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Nguyễn Hữu Long (TBKTSG)
Cơ hội gia tăng thị phần
Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng hoảng tác động tiêu cực cho mình, nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh. Đối thủ càng lớn, khó khăn có thể càng nhiều.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp yếu thu hẹp khoảng cách và tìm cách vượt lên doanh nghiệp mạnh. Tựa như việc chạy đua giữa hai xe A và B trên đường. Nếu đường tốt, xe A có tốc độ cao hơn, chắc chắn sẽ ngày càng bỏ xa xe B.
Nhưng khi gặp đoạn đường xấu, nhiều ổ gà, lô cốt, cả hai xe đều phải giảm tốc độ, xe B, vốn bị “lép vế” ở đường trường, có thể dễ dàng bám sát xe A. Và sau chặng đường đầy khó khăn này, xe A có thể trở nên rệu rã, không thể đi nhanh được nữa. Khi đó xe B, vốn gọn nhẹ, càng có cơ hội để vượt lên và bỏ xa đối thủ.
Doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tranh thủ giai đoạn khó khăn này để giành lấy thị phần từ đối thủ. Trong khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là cơ hội “ngàn năm có một” cho doanh nghiệp nhỏ gia tăng thị phần.
Trong thực tế, có doanh nghiệp nhỏ khôn khéo, biết nhân cơ hội này, gắng “gồng mình” lên một chút, triển khai các chương trình marketing nhỏ lẻ, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, sẽ dễ dàng giành lấy thị phần từ đối thủ lớn mà trong giai đoạn bình thường rất khó giành được.
Cơ hội xây dựng thương hiệu
Khi chưa có khủng hoảng, các thương hiệu lớn, với ngân sách tiếp thị hùng hậu, thường tung ra các chương trình marketing “bom tấn” để thúc đẩy bán hàng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu, đặc biệt là sự nhận biết đầu tiên (top-of-mind awareness).
Các chương trình marketing “bom tấn” ngoài tác dụng hỗ trợ bán hàng, quan trọng hơn, chúng thu hút sự chú ý của khách hàng mới (tăng độ nhận biết) và nhắc nhở khách hàng cũ về sự tồn tại và phát triển không ngừng của thương hiệu.
Chẳng hạn như cách đây vài năm, cứ nói đến nước uống đóng chai, người ta nghĩ ngay đến La Vie; nói đến bột giặt, người ta nghĩ đến Omo, Tide… Độ nhận biết, trong đó có độ nhận biết đầu tiên, là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu, đánh giá sức mạnh của một thương hiệu.
Các thương hiệu nhỏ thường có độ nhận biết rất thấp, một phần do thiếu vắng các chiến dịch truyền thông, phần khác, do bị các thương hiệu lớn lấn át, làm người tiêu dùng không quan tâm, không để ý, hoặc không nhớ đến. Khủng hoảng buộc các thương hiệu lớn bớt “to mồm”, nhờ đó, các thương hiệu nhỏ có thể “lên tiếng” và được nhiều người nghe hơn.
Lợi ích từ việc “lên tiếng” của các thương hiệu nhỏ sẽ cao hơn, trong khi chi phí sẽ thấp hơn. Chính vì thế, các thương hiệu nhỏ nên tranh thủ lúc các “ông lớn” giảm “loa” để lên tiếng “nhẹ nhàng” và gia tăng độ nhận biết, từ đó gia tăng sức mạnh thương hiệu.
Trong môi trường bớt ồn ào, “tiếng nói nhỏ” của các thương hiệu nhỏ sẽ được nhiều người nghe hơn mà không nhất thiết phải “gào thét” cho tốn sức.
Cơ hội thu hút người tài
Khủng hoảng làm gia tăng thất nghiệp. Nhiều công ty lớn, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải cắt giảm nhân sự. Việt kiều từ nước ngoài cũng đang kéo về nước tìm việc làm. Giá của lao động, kể cả quản lý cấp trung, cấp cao đều giảm.
Đây là cơ hội để các công ty Việt Nam “mua” vào, đầu tư cho con người; tương tự như đầu tư, mua máy móc thiết bị giảm giá với chất lượng không giảm trong giai đoạn khủng hoảng.
Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp
Không chỉ khách hàng, các nhà cung cấp lớn cũng thường có thói quen “làm eo”. Doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nước ngoài. Chẳng thế mà trong mô hình phân tích năm tác lực của Michael Porter (Porter’s Five Forces), có một áp lực không thể bỏ qua là áp lực từ nhà cung cấp.
Khủng hoảng làm cho các nhà cung cấp bớt “chảnh” và là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình. Doanh nghiệp còn có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán, phương thức giao hàng…
Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm
Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện “chăm chút” cho chất lượng sản phẩm. Với thời gian và nguồn lực cho phép, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét lại quy trình sản xuất, quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, quy trình thí nghiệm, nghiệm thu… để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ giai đoạn “nhàn rỗi” để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn khác như ISO 14000, HACCP, GMP… mà vốn từ lâu, doanh nghiệp đã có kế hoạch nhưng chưa triển khai được vì quá bận rộn với việc sản xuất, kinh doanh.
Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị
Sản xuất giảm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian “khám và chữa bệnh” cho máy móc, thiết bị - vốn thường bị “bóc lột” tối đa trong giai đoạn có nhiều đơn hàng. Các chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường bị lờ đi khi doanh nghiệp có quá nhiều đơn hàng phải giải quyết. Hậu quả là máy móc ngày càng kiệt quệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp có thời gian chăm sóc sức khỏe cho máy móc, thiết bị.
Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp
Khác với sức mạnh, thể hiện qua doanh số, thị phần, thương hiệu, tiềm lực tài chính..., sức khỏe doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống quản lý, nguồn nhân lực và môi trường bên trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo doanh số, lợi nhuận, quên mất việc xây dựng nền tảng sức khỏe cho mình. Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính hệ thống, nguồn nhân lực yếu kém, không theo kịp với sự phát triển của doanh nghiệp, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp có nhiều bất cập, chiến lược kinh doanh được xây dựng tự phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ làm cho doanh nghiệp bị “đột quỵ”, bất chấp doanh nghiệp đang ở thế lớn mạnh cỡ nào.
Việc “tĩnh tâm” chăm lo cho sức khỏe doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với khủng hoảng trước mắt cũng như tạo nền tảng sức khỏe lâu dài về sau.
Khủng hoảng đương nhiên là nguy cơ. Nhưng trong khủng hoảng cũng có rất nhiều cơ hội. Nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc hơn, với chi phí thấp hơn so với giai đoạn bình thường.
Khôn khéo trong khó khăn, doanh nghiệp sẽ tạo đà mạnh hơn cho mình khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Nguyễn Hữu Long (TBKTSG)