Các hãng sản xuất chip bên miệng vực
Dư thừa công suất, có nguy cơ phá sản, và phải nhờ tới sự cứu trợ của chính phủ
Dư thừa công suất, có nguy cơ phá sản, và phải nhờ tới sự cứu trợ của chính phủ.
Đó là tình trạng hiện nay của ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử của thế giới. Không thu hút nhiều sự chú ý của dư luận như những lĩnh vực đình đám khác như tài chính - ngân hàng hay công nghiệp xe hơi, nhưng những thách thức mà ngành sản xuất chip đang phải đối đầu hiện nay được đánh giá là có tác động sâu rộng tới không ít quốc gia.
Tình trạng “tuyệt vọng”
Trong những năm gần đây, hãng Intel, Samsung và nhiều công ty ít tiếng tăm khác trên thế giới đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất chip. Các hãng này nhận thấy những cơ hội lớn trong lĩnh vực chế tạo chip từ sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị kỹ thuật số, từ các loại điện thoại thời thượng như iPhone hay BlackBerry tới các hệ thống theo dõi điện tử.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhu cầu đối với các sản phẩm con chip cũng rơi tự do theo. Nhiều công ty trước đây chi hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới đang vận hành các nhà máy này ở mức độ một nửa công suất, hoặc thậm chí là thấp hơn. Do đó, họ đang đối mặt với những khoản thua lỗ không hề nhỏ.
Theo nhà phân tích Daniel Heyler, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường bán dẫn toàn cầu của Merrill Lynch tại Hồng Kông, tình hình hiện nay của ngành sản xuất chip là “tuyệt vọng”.
Lĩnh vực công nghiệp bán dẫn luôn là một ngành biến động theo chu kỳ, theo đó, trong những thời điểm đi xuống của ngành này, việc những mắt xích yếu nhất trong ngành phải ngưng hoạt động hoặc bị thâu tóm là chuyện thường tình. Tuy nhiên, lần xuống dốc lần này của ngành không giống như những lần xuống dốc trước đây.
Hiện ngành sản xuất chip đã mang tính toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào trước kia, với nhiều trong số những nhà máy lớn nhất của ngành đặt tại châu Á. Chính phủ tại nhiều quốc gia đã xem ngành sản xuất chip là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế của họ. Do đó, một số nước đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty sản xuất chip trong nước.
Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng mua chip sẽ được hưởng mức giá thấp hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với những thách thức lớn mà các công ty không được chính phủ hỗ trợ phải đương đầu.
Tình trạng dư thừa công suất đang là một vấn đề ngày càng lớn của ngành công nghiệp chất bán dẫn. Ngày 16/12 vừa qua, hãng nghiên cứu thị trường iSupply cảnh báo rằng, giá trị hàng tồn kho của các hãng sản xuất chip trên thế giới có thể “phình to” lên mức 10,2 tỷ USD tới cuối tháng 12 năm nay, so với mức 3,8 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 9.
Chính phủ phải can thiệp
Các chương trình giải cứu ngành công nghiệp bán dẫn của chính phủ các nước đã được khởi động từ tháng 12 này.
Hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International (SMI) đã đạt thỏa thuận để một công ty quốc doanh hỗ trợ 170 triệu USD. Tại Đức, bang Saxony đã đề nghị hỗ trợ hãng chip Qimonda 206 triệu USD. Tại Hàn Quốc, một liên danh các ngân hàng quốc doanh và tư nhân có thể sẽ cấp cho hãng chip Hynix Semiconductor khoản vay lên tới 600 triệu USD.
“Khi một nước nào đó bắt đầu kế hoạch giải cứu, các kế hoạch tương tự sẽ xuất hiện tại các nước khác. Không nước nào muốn các doanh nghiệp chip của mình bị đối thủ của nước khác đánh bại”, nhà nghiên cứu Christian Heidarson của công ty đánh giá thị trường Gartner tại Hồng Kông nhận xét.
Đài Loan có thể là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự xuống dốc của ngành sản xuất con chip. Khu vực này có một ngành công nghiệp chất bán dẫn khổng lồ, đem lại lợi nhuận cao, với những tập đoàn khổng lồ như Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSM), chuyên sản xuất những loại chip cao cấp ngang tầm với các sản phẩm của Intel và IBM.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trong số những hãng chip lớn nhất của Đài Loan đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Vài công ty sản xuất chip nhớ cho máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động có thể phải đóng cửa nếu từ giờ tới sang năm không nhận được sự cứu trợ của các nhà chức trách.
Ông Frank Huang, Chủ tịch hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất Đài Loan Powerchip Semiconductor cho biết: “Lúc này, không một công ty sản xuất chip nào có thể thu lợi nhuận. Chính quyền cần phải hỗ trợ ngành công nghiệp của chúng tôi”. Một quan chức của chính quyền Đài Loan mới đây cho biết, chính quyền của vùng lãnh thổ này đang cân nhắc giải pháp cứu trợ các hãng chip.
Lựa chọn khó khăn
Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip đang chịu sức ép mất giá nghiêm trọng từ hai mối lo suy thoái kinh tế và liệu chính phủ có cứu trợ hay không. Hãng Chartered Semiconductor Manufacturing của Singapore, Infineon Technologies của Đức, và Micron Technology của Mỹ đều “bó tay” trước thực trạng cổ phiếu của họ sụt giá tới 75% từ đầu năm tới nay.
Sản xuất chip nhớ được xem là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất, do lĩnh vực này có mức độ tiêu chuẩn hóa đặc biệt cao và sản phẩm bị đánh giá rất khắt khe. Trong những năm gần đây, nhiều công ty chip nhớ đã đầu tư mạnh vào hoạt động sản xuất mới. Riêng trong năm 2007, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này đã là 33 tỷ USD. Do 70% chi phí của các công ty này là chi phí cố định, họ không có lý do gì để cắt giảm sản xuất.
Bởi vậy, mặc dù nhu cầu sụt giảm, các hãng chip lớn của châu Á vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, khiến nguồn cung trở nên quá dự thừa. “Đó là lý do tại sao giá chip lại quá rẻ như hiện nay”, nhà phân tích Heyler của Merrill Lynch nói.
Đối với các khách hàng của ngành công nghiệp chất bán dẫn, giá chip rẻ có thể dẫn tới việc tao ra những sản phẩm có tính sáng tạo cao hơn. Chẳng hạn, giá chip rẻ, có thể giúp các hãng điện thoại di động tung ra những chiếc điện thoại có bộ nhớ lưu trữ được cả một bộ sưu tập ảnh…
Các hãng chất bán dẫn ở Mỹ xem ra ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái và khủng hoảng hơn so với các đối thủ ở châu Á. Intel, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới xét theo doanh thu, cũng chịu tác động từ tình hình kinh tế đi xuống, nhưng vẫn thu lời từ việc tập trung vào lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân.
Đối thủ thực sự duy nhất của Intel trong lĩnh vực chip là hãng Advanced Micro Devices (AMD), nhưng AMD lại đang gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với Intel vì không thể địch nổi với Intel về những khoản đầu tư lớn vào những công nghệ sản xuất mới nhất. Các hãng Texas Instruments và Qualcomm thì đều không cạnh tranh trong lĩnh vực chip nhớ.
Giới chuyên gia cho rằng, khó khăn trong ngành sản xuất chip toàn cầu sẽ còn kéo dài một thời gian nữa. Theo đó, việc sáp nhập sẽ là điều tất yếu sẽ xảy ra giữa các công ty trong ngành này.
Hiện tại, nếu Đài Loan, Đức và các nền kinh tế khác tiếp tục hỗ trợ cho các công ty chất bán dẫn của họ, các hãng chip của các nước khác sẽ phải đối mặt với một quyết định khó khăn: Nên tiếp tục vật lộn trong một sân chơi không bình đẳng hay từ bỏ cuộc chơi. “Ở thời điểm này, không có sự lựa chọn nào dễ dàng cho họ cả”, ông Dale Ford, Phó chủ tịch của công ty nghiên cứu thị trường iSupply, nhận định.
(Theo Business Week)
Đó là tình trạng hiện nay của ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử của thế giới. Không thu hút nhiều sự chú ý của dư luận như những lĩnh vực đình đám khác như tài chính - ngân hàng hay công nghiệp xe hơi, nhưng những thách thức mà ngành sản xuất chip đang phải đối đầu hiện nay được đánh giá là có tác động sâu rộng tới không ít quốc gia.
Tình trạng “tuyệt vọng”
Trong những năm gần đây, hãng Intel, Samsung và nhiều công ty ít tiếng tăm khác trên thế giới đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất chip. Các hãng này nhận thấy những cơ hội lớn trong lĩnh vực chế tạo chip từ sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị kỹ thuật số, từ các loại điện thoại thời thượng như iPhone hay BlackBerry tới các hệ thống theo dõi điện tử.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhu cầu đối với các sản phẩm con chip cũng rơi tự do theo. Nhiều công ty trước đây chi hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới đang vận hành các nhà máy này ở mức độ một nửa công suất, hoặc thậm chí là thấp hơn. Do đó, họ đang đối mặt với những khoản thua lỗ không hề nhỏ.
Theo nhà phân tích Daniel Heyler, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường bán dẫn toàn cầu của Merrill Lynch tại Hồng Kông, tình hình hiện nay của ngành sản xuất chip là “tuyệt vọng”.
Lĩnh vực công nghiệp bán dẫn luôn là một ngành biến động theo chu kỳ, theo đó, trong những thời điểm đi xuống của ngành này, việc những mắt xích yếu nhất trong ngành phải ngưng hoạt động hoặc bị thâu tóm là chuyện thường tình. Tuy nhiên, lần xuống dốc lần này của ngành không giống như những lần xuống dốc trước đây.
Hiện ngành sản xuất chip đã mang tính toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào trước kia, với nhiều trong số những nhà máy lớn nhất của ngành đặt tại châu Á. Chính phủ tại nhiều quốc gia đã xem ngành sản xuất chip là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế của họ. Do đó, một số nước đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty sản xuất chip trong nước.
Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng mua chip sẽ được hưởng mức giá thấp hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với những thách thức lớn mà các công ty không được chính phủ hỗ trợ phải đương đầu.
Tình trạng dư thừa công suất đang là một vấn đề ngày càng lớn của ngành công nghiệp chất bán dẫn. Ngày 16/12 vừa qua, hãng nghiên cứu thị trường iSupply cảnh báo rằng, giá trị hàng tồn kho của các hãng sản xuất chip trên thế giới có thể “phình to” lên mức 10,2 tỷ USD tới cuối tháng 12 năm nay, so với mức 3,8 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 9.
Chính phủ phải can thiệp
Các chương trình giải cứu ngành công nghiệp bán dẫn của chính phủ các nước đã được khởi động từ tháng 12 này.
Hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International (SMI) đã đạt thỏa thuận để một công ty quốc doanh hỗ trợ 170 triệu USD. Tại Đức, bang Saxony đã đề nghị hỗ trợ hãng chip Qimonda 206 triệu USD. Tại Hàn Quốc, một liên danh các ngân hàng quốc doanh và tư nhân có thể sẽ cấp cho hãng chip Hynix Semiconductor khoản vay lên tới 600 triệu USD.
“Khi một nước nào đó bắt đầu kế hoạch giải cứu, các kế hoạch tương tự sẽ xuất hiện tại các nước khác. Không nước nào muốn các doanh nghiệp chip của mình bị đối thủ của nước khác đánh bại”, nhà nghiên cứu Christian Heidarson của công ty đánh giá thị trường Gartner tại Hồng Kông nhận xét.
Đài Loan có thể là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự xuống dốc của ngành sản xuất con chip. Khu vực này có một ngành công nghiệp chất bán dẫn khổng lồ, đem lại lợi nhuận cao, với những tập đoàn khổng lồ như Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSM), chuyên sản xuất những loại chip cao cấp ngang tầm với các sản phẩm của Intel và IBM.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trong số những hãng chip lớn nhất của Đài Loan đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Vài công ty sản xuất chip nhớ cho máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động có thể phải đóng cửa nếu từ giờ tới sang năm không nhận được sự cứu trợ của các nhà chức trách.
Ông Frank Huang, Chủ tịch hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất Đài Loan Powerchip Semiconductor cho biết: “Lúc này, không một công ty sản xuất chip nào có thể thu lợi nhuận. Chính quyền cần phải hỗ trợ ngành công nghiệp của chúng tôi”. Một quan chức của chính quyền Đài Loan mới đây cho biết, chính quyền của vùng lãnh thổ này đang cân nhắc giải pháp cứu trợ các hãng chip.
Lựa chọn khó khăn
Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip đang chịu sức ép mất giá nghiêm trọng từ hai mối lo suy thoái kinh tế và liệu chính phủ có cứu trợ hay không. Hãng Chartered Semiconductor Manufacturing của Singapore, Infineon Technologies của Đức, và Micron Technology của Mỹ đều “bó tay” trước thực trạng cổ phiếu của họ sụt giá tới 75% từ đầu năm tới nay.
Sản xuất chip nhớ được xem là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất, do lĩnh vực này có mức độ tiêu chuẩn hóa đặc biệt cao và sản phẩm bị đánh giá rất khắt khe. Trong những năm gần đây, nhiều công ty chip nhớ đã đầu tư mạnh vào hoạt động sản xuất mới. Riêng trong năm 2007, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này đã là 33 tỷ USD. Do 70% chi phí của các công ty này là chi phí cố định, họ không có lý do gì để cắt giảm sản xuất.
Bởi vậy, mặc dù nhu cầu sụt giảm, các hãng chip lớn của châu Á vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, khiến nguồn cung trở nên quá dự thừa. “Đó là lý do tại sao giá chip lại quá rẻ như hiện nay”, nhà phân tích Heyler của Merrill Lynch nói.
Đối với các khách hàng của ngành công nghiệp chất bán dẫn, giá chip rẻ có thể dẫn tới việc tao ra những sản phẩm có tính sáng tạo cao hơn. Chẳng hạn, giá chip rẻ, có thể giúp các hãng điện thoại di động tung ra những chiếc điện thoại có bộ nhớ lưu trữ được cả một bộ sưu tập ảnh…
Các hãng chất bán dẫn ở Mỹ xem ra ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái và khủng hoảng hơn so với các đối thủ ở châu Á. Intel, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới xét theo doanh thu, cũng chịu tác động từ tình hình kinh tế đi xuống, nhưng vẫn thu lời từ việc tập trung vào lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân.
Đối thủ thực sự duy nhất của Intel trong lĩnh vực chip là hãng Advanced Micro Devices (AMD), nhưng AMD lại đang gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với Intel vì không thể địch nổi với Intel về những khoản đầu tư lớn vào những công nghệ sản xuất mới nhất. Các hãng Texas Instruments và Qualcomm thì đều không cạnh tranh trong lĩnh vực chip nhớ.
Giới chuyên gia cho rằng, khó khăn trong ngành sản xuất chip toàn cầu sẽ còn kéo dài một thời gian nữa. Theo đó, việc sáp nhập sẽ là điều tất yếu sẽ xảy ra giữa các công ty trong ngành này.
Hiện tại, nếu Đài Loan, Đức và các nền kinh tế khác tiếp tục hỗ trợ cho các công ty chất bán dẫn của họ, các hãng chip của các nước khác sẽ phải đối mặt với một quyết định khó khăn: Nên tiếp tục vật lộn trong một sân chơi không bình đẳng hay từ bỏ cuộc chơi. “Ở thời điểm này, không có sự lựa chọn nào dễ dàng cho họ cả”, ông Dale Ford, Phó chủ tịch của công ty nghiên cứu thị trường iSupply, nhận định.
(Theo Business Week)