Các hãng tín nhiệm không ngừng gây sóng gió
Ba tổ chức định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới tiếp tục gây sóng gió khi vài ngày qua lại liên tiếp đưa ra cảnh báo mới
Mấy ngày qua, nền tài chính thế giới đã không ít lần chao đảo bởi việc Standard & Poor’s hạ bậc tín dụng 9 nước Khu vực đồng Euro cùng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, song có vẻ như các hãng định mức tín nhiệm chưa muốn dừng tay.
Moody’s
Theo cảnh báo mới nhất do Moody’s, một trong ba tổ chức định mức tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới, đưa ra hôm qua, thì hãng này có khả năng sẽ hạ bậc tín dụng của nhiều ngân hàng châu Âu cùng các nhà băng đầu tư toàn cầu.
Lý do đi đến quyết định này là bởi tình hình tài chính của nhiều chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu, ngày càng tệ hơn, gây ra những bất ổn cho nền kinh tế cũng như thị trường vốn. Cảnh báo này cho thấy áp lực với khối ngân hàng ngày càng tăng.
Moody's dự kiến sẽ đưa một số ngân hàng vào diện xem xét hạ xếp hạng tín dụng cuối tháng 3 tới. Nhiều ngân hàng ở khu vực châu Âu có khả năng sẽ bị tổ chức định mức tín nhiệm này hạ bậc tín dụng.
Fitch Ratings
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của Fitch cho hay, tổ chức này sẽ kết thúc việc xem xét điều chỉnh xếp hạng của các nước vào cuối tháng 1 và khả năng sẽ hạ từ 1-2 bậc đối với 6 nền kinh tế thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo giám đốc cao cấp Ed Parker của Fitch Ratings phát biểu tại Tây Ban Nha hôm 19/1, hãng đã đặt triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín dụng của Bỉ, Tây Ban Nha, Slovenia, Italy, Ireland và Cyprus từ hôm 16/12 năm ngoái.
Trên thực tế vấn đề của 6 quốc gia trên đã được tổ chức định mức tín nhiệm này nói tới từ trước. Chẳng hạn hôm 16/1 vừa qua, Fitch cho biết có thể hạ điểm tín nhiệm của 6 nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone).
Trong khi đó, đài RFI của Pháp hôm 18/1 dẫn lời ông Alessandro Settepani, một trong những lãnh đạo của Fitch cho hay, từ nay đến cuối tháng 1, tổ chức này có thể hạ hai điểm tín nhiệm của Italy.
Trước đó, vào ngày 10/1, chuyên gia David Riley của Fitch Ratings cũng đã nêu ra khả năng đánh tụt mức tín nhiệm của Italy vào cuối tháng Giêng này, do tình hình tại Italy có nguy cơ "bùng nổ" trong năm nay.
Nợ công của Italy hiện lên đến hơn 1.900 tỷ Euro, tương đương 120% GDP. Trong năm nay, Chính phủ Italy sẽ phải phát hành trái phiếu để huy động được 450 tỷ Euro. Tháng 10 năm ngoái, Fitch đã hạ điểm tín nhiệm của Italy xuống còn A+.
Standard & Poor’s
Sau khi gây sóng gió cho khu vực tài chính châu Âu bằng hai quyết định hạ bậc tín nhiệm 9 nước Khu vực đồng Euro và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, Standard & Poor’s lại cảnh báo sẽ có động thái tương tự với Ngân hàng đầu tư châu Âu.
Hôm 17/1, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đã đưa ra triển vọng tiêu cực đối với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) của Liên minh châu Âu, đồng nghĩa với việc cơ quan này có thể sẽ hạ mức tín nhiệm của EIB.
Moody’s
Theo cảnh báo mới nhất do Moody’s, một trong ba tổ chức định mức tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới, đưa ra hôm qua, thì hãng này có khả năng sẽ hạ bậc tín dụng của nhiều ngân hàng châu Âu cùng các nhà băng đầu tư toàn cầu.
Lý do đi đến quyết định này là bởi tình hình tài chính của nhiều chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu, ngày càng tệ hơn, gây ra những bất ổn cho nền kinh tế cũng như thị trường vốn. Cảnh báo này cho thấy áp lực với khối ngân hàng ngày càng tăng.
Moody's dự kiến sẽ đưa một số ngân hàng vào diện xem xét hạ xếp hạng tín dụng cuối tháng 3 tới. Nhiều ngân hàng ở khu vực châu Âu có khả năng sẽ bị tổ chức định mức tín nhiệm này hạ bậc tín dụng.
Fitch Ratings
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của Fitch cho hay, tổ chức này sẽ kết thúc việc xem xét điều chỉnh xếp hạng của các nước vào cuối tháng 1 và khả năng sẽ hạ từ 1-2 bậc đối với 6 nền kinh tế thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo giám đốc cao cấp Ed Parker của Fitch Ratings phát biểu tại Tây Ban Nha hôm 19/1, hãng đã đặt triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín dụng của Bỉ, Tây Ban Nha, Slovenia, Italy, Ireland và Cyprus từ hôm 16/12 năm ngoái.
Trên thực tế vấn đề của 6 quốc gia trên đã được tổ chức định mức tín nhiệm này nói tới từ trước. Chẳng hạn hôm 16/1 vừa qua, Fitch cho biết có thể hạ điểm tín nhiệm của 6 nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone).
Trong khi đó, đài RFI của Pháp hôm 18/1 dẫn lời ông Alessandro Settepani, một trong những lãnh đạo của Fitch cho hay, từ nay đến cuối tháng 1, tổ chức này có thể hạ hai điểm tín nhiệm của Italy.
Trước đó, vào ngày 10/1, chuyên gia David Riley của Fitch Ratings cũng đã nêu ra khả năng đánh tụt mức tín nhiệm của Italy vào cuối tháng Giêng này, do tình hình tại Italy có nguy cơ "bùng nổ" trong năm nay.
Nợ công của Italy hiện lên đến hơn 1.900 tỷ Euro, tương đương 120% GDP. Trong năm nay, Chính phủ Italy sẽ phải phát hành trái phiếu để huy động được 450 tỷ Euro. Tháng 10 năm ngoái, Fitch đã hạ điểm tín nhiệm của Italy xuống còn A+.
Standard & Poor’s
Sau khi gây sóng gió cho khu vực tài chính châu Âu bằng hai quyết định hạ bậc tín nhiệm 9 nước Khu vực đồng Euro và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu, Standard & Poor’s lại cảnh báo sẽ có động thái tương tự với Ngân hàng đầu tư châu Âu.
Hôm 17/1, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đã đưa ra triển vọng tiêu cực đối với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) của Liên minh châu Âu, đồng nghĩa với việc cơ quan này có thể sẽ hạ mức tín nhiệm của EIB.