Các nền kinh tế mới nổi “ngấm đòn” khủng hoảng nợ châu Âu
Những rắc rối về nợ công ở các nước phát triển đã bắt đầu có tác động tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao
Những rắc rối về nợ công ở các nước phát triển đã bắt đầu có tác động tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Brazil và Indonesia. Các nền kinh tế mới nổi này đều đã cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với thiệt hại mà cơn bão nợ công của châu Âu mang lại.
Theo báo Wall Street Journal, một loạt con số thống kê gần đây đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới các nền kinh tế mới nổi, từ sự suy giảm doanh số bán lẻ ở Brazil, số đơn đặt hàng mà các nhà máy ở Nam Phi nhận được, động thái tăng cổ phần trong các ngân hàng lớn của Chính phủ Trung Quốc, tới mới nhất là mức tăng trưởng gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc trong quý 3.
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 18/10 công bố, GDP quý 3 của nước này tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 2009, do Trung Quốc tiến hành thắt chặt tiền tệ và kim ngạch xuất khẩu yếu, chủ yếu do nhu cầu của châu Âu suy giảm.
Trước đó, trong quý 2, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm từ mức 9,7% trong quý đầu năm xuống còn 9,5%. Như vậy, với đà giảm tốc trong quý 3/2011, kinh tế Trung Quốc một lần nữa lại khiến nhà đầu tư thất vọng, thậm chí mức tăng trưởng này còn thấp hơn cả dự báo 9,2% của giới phân tích.
Thứ Năm tuần trước, Trung Quốc cho biết, tăng trưởng kim ngạch thương mại của nước này trong tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. Trong đó, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 22% trong tháng 8. Tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 thậm chí còn yếu hơn, phát đi tín hiệu đáng ngại cho các thị trường mới nổi khác từ Mỹ Latin tới châu Phi vốn là nguồn cung cấp hàng hóa cơ bản cho ngành công nghiệp xây dựng khổng lồ của nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 13/10 đã hạ dự báo tăng trưởng các nền kinh tế châu Á năm nay và năm tới, đồng thời nhận định trong một báo cáo rằng, các nền kinh tế này đang chịu áp lực suy giảm tăng trưởng. “Chúng tôi không cho là kinh tế châu Á sẽ miễn nhiễm với sự đi xuống của kinh tế châu Âu và Mỹ”, ông Anoop Singh, Giám đốc IMF khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận xét khi nói về khả năng châu Âu không thể gỡ rối được mớ bòng bong nợ công. IMF dự báo, các nền kinh tế mới nổi của châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm tới, giảm từ mức 8% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 8.
Gần đây, thị trường chứng khoán các nền kinh tế mới nổi đã trải qua một đợt bán tháo cổ phiếu, một phần vì mối lo liên quan tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mới cách đây có vài tháng, nỗi lo lớn nhất của các chính phủ ở đây là lạm phát do tốc độ tăng trưởng cao, cũng như tốc độ tăng giá khó cưỡng của đồng nội tệ gây phương hại tới sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu. Đến nay, các chính phủ này lại “quay 180 độ” sang tính chuyện cắt giảm lãi suất và ngăn chặn sự giảm giá của đồng nội tệ, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone thúc đẩy giới đầu tư quốc tế tháo chạy sang “hầm trú ẩn” USD.
Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ ước tính, trong tháng 9, ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi đã phải bán ra 35 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Các nhà chức trách muốn tránh sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, năm mà các nền kinh tế mới nổi vẫn tăng trưởng ngay cả khi các nước phát triển rơi vào suy thoái. Khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản, các nền kinh tế mới nổi cũng rơi vào trạng thái tê liệt, buộc chính phủ phải can thiệp bằng các chương trình kích cầu quy mô lớn.
“Vẫn nhớ những gì xảy ra cách đây 3 năm, không ai muốn bị cho là chậm chân”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á Louis Kuijs của công ty tài chính MF Global nhận xét.
Thứ Sáu tuần trước, Singapore - một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới - cho biết chỉ đạt mức tăng trưởng 1,3% trong quý 3 so với quý 2. Để chặn đà xuống dốc của nền kinh tế, Chính phủ của đảo quốc này đã có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009. “Trong bối cảnh nhu cầu của các nền kinh tế phát triển suy giảm, tăng trưởng của khu vực châu Á sẽ chậm lại”, Cơ quan Tiền tệ Singapore nhận xét.
Rất nhanh chóng, tâm lý của các doanh nghiệp trong khu vực chuyển sang thận trọng. “Quá hăng hái lúc này là không không ngoan”, ông Terry O'Connor, Giám đốc điều hành của chuỗi bán lẻ đồ điện tử, thiết bị gia dụng và nội thất Courts Asia ở Malaysia và Singapore, nói. Doanh thu của hãng này vẫn ổn định, nhưng ông O’Connor cho biết ông đang “theo dõi chặt chẽ tình hình châu Âu và Mỹ cũng như những yếu tố tác động tiềm tàng”.
Tại Nam Phi, các nhà xuất khẩu cũng đang cạm nhận được ảnh hưởng của tâm lý bi quan đang có chiều hướng gia tăng tại các nền kinh tế khác. Ông Stewart Jennings, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất kính xây dựng và kính xe PG Group, cho hay, doanh thu ở một số mảng làm ăn của công ty này đã giảm 20% vì khách hàng không còn hứng thú nhiều với việc thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh thị trường toàn cầu nhiều bất ổn. “Năm nay sẽ còn khó khăn nữa”, ông Jennings nhận định.
Thống kê hồi tuần trước của Chính phủ Brazil cho thấy, doanh thu bán lẻ ở nước này trong tháng 8 đã giảm mạnh sau nhiều tháng tăng cao. Trong tháng 9, doanh số thị trường xe hơi của Brazil giảm 5% so với tháng trước đó, đồng thời nhiều hãng ôtô lớn cũng quyết định sản xuất chậm lại. Một số chuyên gia kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil năm nay xuống còn 3% từ mức dự báo 5% trước đó. “Kinh tế Brazil đang đi xuống nhanh hơn kỳ vọng của chúng tôi”, một nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
Brazil là quốc gia đầu tiên trong số các nền kinh tế mới nổi nói trên tìm cách hỗ trợ tăng trưởng bằng cách hạ lãi suất hồi cuối tháng 8, bất chấp những lo ngại về lạm phát. Thứ Ba tuần trước, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia đã trở thành nền kinh tế đầu tiên ở châu Á thực hiện hạ lãi suất trong chu kỳ kinh tế này, với lý do được đưa ra là khả năng giảm tốc tăng trưởng do những bất ổn trên thị trường tài chính và nhu cầu giảm xuống ở các thị trường xuất khẩu.
Đối mặt sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, Chính phủ Phillipines hồi tuần trước đã hạ 0,5 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng GDP năm nay, xuống còn 5-6%. Chính phủ này đồng thời cũng công bố một gói kích thích tăng trưởng trị giá 1,66 tỷ USD theo con đường chi tiêu chính phủ vào cơ sở hạ tầng và giảm nghèo.
Theo các chuyên gia kinh tế của UBS, những vấn đề về thương mại mà các nền kinh tế mới nổi đang đương đầu không được phản ánh ở những con số. Mặc dù giá trị tính bằng USD của thương mại vẫn tăng theo năm, UBS cho rằng, khối lượng hàng hóa được giao dịch thực sự suy giảm trong năm nay, và đến đầu năm 2012, các con số về thương mại sẽ trở thành một rào cản đối với tăng trưởng ở các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
“Lĩnh vực xuất khẩu nói chung của các nền kinh tế mới nổi đã rơi vào suy thoái xét trên phương diện kỹ thuật”, kinh tế gia Jonathan Anderson của UBS viết trong một báo cáo ngắn mới đây được Wall Street Journal trích dẫn.
Cũng trong tuần trước, Trung Quốc đã có động thái nhằm hỗ trợ ku vực tài chính, theo đó bơm vốn thông qua quỹ lợi ích quốc gia để tăng cổ phần nắm giữ trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất. Bắc Kinh ngoài ra còn chỉ đạo các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn trong bối cảnh tín dụng thắt chặt cho mục đích chống lạm phát.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang bị cho là “mắc kẹt”, khi mà tỷ lệ lạm phát còn cao của nước này khiến Bắc Kinh gặp khó nếu cân nhắc việc kích thích tăng trưởng. Tháng 9 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc là 6,1%, đã giảm so với mức 6,2% trong tháng 8, nhưng vẫn cao hơn so với mục tiêu đề ra.
Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố mục tiêu giữ lạm phát dưới mức 4%, nhưng cũng đã thừa nhận có thể sẽ không đạt được mục tiêu này. Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát ở nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới có thể sẽ giảm tốc vào cuối năm nay, mở ra cơ hội cho Chính phủ nước này cho phép các ngân hàng tăng lượng vốn tín dụng cấp mới thông qua việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cắt giảm lãi suất hoặc nới lỏng cách hạn chế về cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Một thông tin tốt nữa là đa phần các nhà phân tích không đưa ra dự báo về sự suy giảm tăng trưởng mạnh ở các nền kinh tế mới nổi trừ phi khủng hoảng và suy thoái bùng nổ ở các nước phát triển. Nhu cầu tiêu thụ nội địa và chi tiêu của các doanh nghiệp có thể giúp các nền kinh tế mới nổi bù đắp sự giảm sút trong lĩnh vực xuất khẩu. Thêm vào đó, hầu hết các chính phủ ở các nền kinh tế này đều có cơ hội đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Theo báo Wall Street Journal, một loạt con số thống kê gần đây đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới các nền kinh tế mới nổi, từ sự suy giảm doanh số bán lẻ ở Brazil, số đơn đặt hàng mà các nhà máy ở Nam Phi nhận được, động thái tăng cổ phần trong các ngân hàng lớn của Chính phủ Trung Quốc, tới mới nhất là mức tăng trưởng gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc trong quý 3.
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 18/10 công bố, GDP quý 3 của nước này tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 2009, do Trung Quốc tiến hành thắt chặt tiền tệ và kim ngạch xuất khẩu yếu, chủ yếu do nhu cầu của châu Âu suy giảm.
Trước đó, trong quý 2, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm từ mức 9,7% trong quý đầu năm xuống còn 9,5%. Như vậy, với đà giảm tốc trong quý 3/2011, kinh tế Trung Quốc một lần nữa lại khiến nhà đầu tư thất vọng, thậm chí mức tăng trưởng này còn thấp hơn cả dự báo 9,2% của giới phân tích.
Thứ Năm tuần trước, Trung Quốc cho biết, tăng trưởng kim ngạch thương mại của nước này trong tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. Trong đó, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 22% trong tháng 8. Tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 thậm chí còn yếu hơn, phát đi tín hiệu đáng ngại cho các thị trường mới nổi khác từ Mỹ Latin tới châu Phi vốn là nguồn cung cấp hàng hóa cơ bản cho ngành công nghiệp xây dựng khổng lồ của nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 13/10 đã hạ dự báo tăng trưởng các nền kinh tế châu Á năm nay và năm tới, đồng thời nhận định trong một báo cáo rằng, các nền kinh tế này đang chịu áp lực suy giảm tăng trưởng. “Chúng tôi không cho là kinh tế châu Á sẽ miễn nhiễm với sự đi xuống của kinh tế châu Âu và Mỹ”, ông Anoop Singh, Giám đốc IMF khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận xét khi nói về khả năng châu Âu không thể gỡ rối được mớ bòng bong nợ công. IMF dự báo, các nền kinh tế mới nổi của châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm tới, giảm từ mức 8% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 8.
Gần đây, thị trường chứng khoán các nền kinh tế mới nổi đã trải qua một đợt bán tháo cổ phiếu, một phần vì mối lo liên quan tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mới cách đây có vài tháng, nỗi lo lớn nhất của các chính phủ ở đây là lạm phát do tốc độ tăng trưởng cao, cũng như tốc độ tăng giá khó cưỡng của đồng nội tệ gây phương hại tới sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu. Đến nay, các chính phủ này lại “quay 180 độ” sang tính chuyện cắt giảm lãi suất và ngăn chặn sự giảm giá của đồng nội tệ, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone thúc đẩy giới đầu tư quốc tế tháo chạy sang “hầm trú ẩn” USD.
Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ ước tính, trong tháng 9, ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi đã phải bán ra 35 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Các nhà chức trách muốn tránh sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, năm mà các nền kinh tế mới nổi vẫn tăng trưởng ngay cả khi các nước phát triển rơi vào suy thoái. Khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản, các nền kinh tế mới nổi cũng rơi vào trạng thái tê liệt, buộc chính phủ phải can thiệp bằng các chương trình kích cầu quy mô lớn.
“Vẫn nhớ những gì xảy ra cách đây 3 năm, không ai muốn bị cho là chậm chân”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á Louis Kuijs của công ty tài chính MF Global nhận xét.
Thứ Sáu tuần trước, Singapore - một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới - cho biết chỉ đạt mức tăng trưởng 1,3% trong quý 3 so với quý 2. Để chặn đà xuống dốc của nền kinh tế, Chính phủ của đảo quốc này đã có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009. “Trong bối cảnh nhu cầu của các nền kinh tế phát triển suy giảm, tăng trưởng của khu vực châu Á sẽ chậm lại”, Cơ quan Tiền tệ Singapore nhận xét.
Rất nhanh chóng, tâm lý của các doanh nghiệp trong khu vực chuyển sang thận trọng. “Quá hăng hái lúc này là không không ngoan”, ông Terry O'Connor, Giám đốc điều hành của chuỗi bán lẻ đồ điện tử, thiết bị gia dụng và nội thất Courts Asia ở Malaysia và Singapore, nói. Doanh thu của hãng này vẫn ổn định, nhưng ông O’Connor cho biết ông đang “theo dõi chặt chẽ tình hình châu Âu và Mỹ cũng như những yếu tố tác động tiềm tàng”.
Tại Nam Phi, các nhà xuất khẩu cũng đang cạm nhận được ảnh hưởng của tâm lý bi quan đang có chiều hướng gia tăng tại các nền kinh tế khác. Ông Stewart Jennings, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất kính xây dựng và kính xe PG Group, cho hay, doanh thu ở một số mảng làm ăn của công ty này đã giảm 20% vì khách hàng không còn hứng thú nhiều với việc thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh thị trường toàn cầu nhiều bất ổn. “Năm nay sẽ còn khó khăn nữa”, ông Jennings nhận định.
Thống kê hồi tuần trước của Chính phủ Brazil cho thấy, doanh thu bán lẻ ở nước này trong tháng 8 đã giảm mạnh sau nhiều tháng tăng cao. Trong tháng 9, doanh số thị trường xe hơi của Brazil giảm 5% so với tháng trước đó, đồng thời nhiều hãng ôtô lớn cũng quyết định sản xuất chậm lại. Một số chuyên gia kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil năm nay xuống còn 3% từ mức dự báo 5% trước đó. “Kinh tế Brazil đang đi xuống nhanh hơn kỳ vọng của chúng tôi”, một nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
Brazil là quốc gia đầu tiên trong số các nền kinh tế mới nổi nói trên tìm cách hỗ trợ tăng trưởng bằng cách hạ lãi suất hồi cuối tháng 8, bất chấp những lo ngại về lạm phát. Thứ Ba tuần trước, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia đã trở thành nền kinh tế đầu tiên ở châu Á thực hiện hạ lãi suất trong chu kỳ kinh tế này, với lý do được đưa ra là khả năng giảm tốc tăng trưởng do những bất ổn trên thị trường tài chính và nhu cầu giảm xuống ở các thị trường xuất khẩu.
Đối mặt sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, Chính phủ Phillipines hồi tuần trước đã hạ 0,5 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng GDP năm nay, xuống còn 5-6%. Chính phủ này đồng thời cũng công bố một gói kích thích tăng trưởng trị giá 1,66 tỷ USD theo con đường chi tiêu chính phủ vào cơ sở hạ tầng và giảm nghèo.
Theo các chuyên gia kinh tế của UBS, những vấn đề về thương mại mà các nền kinh tế mới nổi đang đương đầu không được phản ánh ở những con số. Mặc dù giá trị tính bằng USD của thương mại vẫn tăng theo năm, UBS cho rằng, khối lượng hàng hóa được giao dịch thực sự suy giảm trong năm nay, và đến đầu năm 2012, các con số về thương mại sẽ trở thành một rào cản đối với tăng trưởng ở các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
“Lĩnh vực xuất khẩu nói chung của các nền kinh tế mới nổi đã rơi vào suy thoái xét trên phương diện kỹ thuật”, kinh tế gia Jonathan Anderson của UBS viết trong một báo cáo ngắn mới đây được Wall Street Journal trích dẫn.
Cũng trong tuần trước, Trung Quốc đã có động thái nhằm hỗ trợ ku vực tài chính, theo đó bơm vốn thông qua quỹ lợi ích quốc gia để tăng cổ phần nắm giữ trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất. Bắc Kinh ngoài ra còn chỉ đạo các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn trong bối cảnh tín dụng thắt chặt cho mục đích chống lạm phát.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang bị cho là “mắc kẹt”, khi mà tỷ lệ lạm phát còn cao của nước này khiến Bắc Kinh gặp khó nếu cân nhắc việc kích thích tăng trưởng. Tháng 9 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc là 6,1%, đã giảm so với mức 6,2% trong tháng 8, nhưng vẫn cao hơn so với mục tiêu đề ra.
Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố mục tiêu giữ lạm phát dưới mức 4%, nhưng cũng đã thừa nhận có thể sẽ không đạt được mục tiêu này. Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát ở nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới có thể sẽ giảm tốc vào cuối năm nay, mở ra cơ hội cho Chính phủ nước này cho phép các ngân hàng tăng lượng vốn tín dụng cấp mới thông qua việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cắt giảm lãi suất hoặc nới lỏng cách hạn chế về cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Một thông tin tốt nữa là đa phần các nhà phân tích không đưa ra dự báo về sự suy giảm tăng trưởng mạnh ở các nền kinh tế mới nổi trừ phi khủng hoảng và suy thoái bùng nổ ở các nước phát triển. Nhu cầu tiêu thụ nội địa và chi tiêu của các doanh nghiệp có thể giúp các nền kinh tế mới nổi bù đắp sự giảm sút trong lĩnh vực xuất khẩu. Thêm vào đó, hầu hết các chính phủ ở các nền kinh tế này đều có cơ hội đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng.