Các ngân hàng trung ương mua vàng mạnh nhất 4 thập kỷ
Trong tháng 9 vừa qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã có đợt gom mua vàng mạnh nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ
Trong tháng 9 vừa qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã có đợt gom mua vàng mạnh nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, tờ Financial Times đưa tin. Giá vàng giảm mạnh trong tháng 9 được xem là chất xúc tác quan trọng để các ngân hàng trung ương tăng cường nắm giữ kim loại quý này.
Với dữ liệu từ một báo cáo do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố, Financial Times cho biết, trong tháng 9, các ngân hàng trung ương mua ròng tổng cộng 148,4 tấn vàng. Mức mua ròng này khiến giới quan sát ngạc nhiên vì vượt xa những con số được công bố trước đây.
Trong bản báo cáo hàng quý này, WGC từ chối cung cấp danh tính cụ thể của các ngân hàng trung ương phía sau đợt mua vàng này vì “các yêu cầu đảm bảo bí mật”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, một loạt ngân hàng trung ương đã nổi lên thành những tổ chức mua vàng mới để tăng cường giữ trữ loại tài sản này.
Từ lâu, các ngân hàng trung ương luôn được xem là một trong những lực lượng chèo lái trên thị trường vàng quốc tế, tuy nhiên, những chi tiết về thay đổi trong dự trữ vàng của họ rất hiếm khi được công bố.
Năm 2010, ngân hàng trung ương chuyển sang mua ròng vàng sau 2 thập kỷ bán ròng mạnh mẽ. Sự chuyển hướng này được xem là một nhân tố quan trọng đưa giá vàng quốc tế lên mức kỷ lục 1.920,3 USD/oz vào tháng 9 vừa qua, tăng 600% trong vòng 1 thập kỷ.
Năm nay, với sự đi đầu của ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, các ngân hàng trung ương trên thế giới được nhận định sẽ có lượng mua ròng vàng lớn nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ cách đây 40 năm, chấm dứt chế độ bản vị vàng.
Mức mua ròng 148,4 tấn trong tháng 9 cũng là mức mua ròng lớn nhất kể từ khi hãng tư vấn vàng GFMS có trụ sở ở London, Anh quốc, bắt đầu thực hiện các số liệu hàng quý về thị trường vàng. GFMS chính là nhà cung cấp các số liệu cho các báo cáo của WGC. Trước năm 2010, lần gần nhất các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là vào năm 1988, với mức mua ròng 180 tấn.
Theo ông Marcus Grubb, Giám đốc đầu tư của WGC, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương trong tháng 9 diễn ra mạnh sau khi giá vàng giảm từ ngưỡng kỷ lục 1.900 USD/oz về mức đáy 1.534,49 USD/oz. Đợt mua này cũng xảy ra đồng thời với những mối lo ngại quốc tế gia tăng về đồng USD sau cuộc tranh cãi căng thẳng của Washington về tăng trần nợ quốc gia.
Tuy nhiên, ông Grubb cũng nhận định rằng, các ngân hàng trung ương có thể đang theo đuổi những mục tiêu dài hạn thay vì đầu tư vàng ngắn hạn. “Việc mua vàng của các ngân hàng này thường dựa trên mục tiêu đặt ra từ đầu năm, trong đó vàng chiếm một tỷ lệ nhất định trong dự trữ ngoại hối”, ông Grubb phát biểu.
Chuyên gia này dự báo, cả năm nay, khối lương mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương có thể lên tới 450 tấn, đồng nghĩa với việc dự báo lượng mua ròng trong quý 4 ở mức 90 tấn. Tháng trước, hãng tư vấn GFMS đã nâng mức dự báo mua ròng vàng năm 2011 của các ngân hàng trung ương lên 400-500 tấn, từ mức dự báo 336 tấn đưa ra hồi tháng 9.
Báo cáo hàng quý của WGC còn cho biết, trong quý 3 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ, trở thành quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tiêu thụ vàng nữ trang của Trung Quốc đã tăng 13% trong quý so với cùng kỳ năm trước, lên 138,6 tấn, trong khi mức tiêu thụ tại Ấn Độ giảm 26%.
Với dữ liệu từ một báo cáo do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố, Financial Times cho biết, trong tháng 9, các ngân hàng trung ương mua ròng tổng cộng 148,4 tấn vàng. Mức mua ròng này khiến giới quan sát ngạc nhiên vì vượt xa những con số được công bố trước đây.
Trong bản báo cáo hàng quý này, WGC từ chối cung cấp danh tính cụ thể của các ngân hàng trung ương phía sau đợt mua vàng này vì “các yêu cầu đảm bảo bí mật”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, một loạt ngân hàng trung ương đã nổi lên thành những tổ chức mua vàng mới để tăng cường giữ trữ loại tài sản này.
Từ lâu, các ngân hàng trung ương luôn được xem là một trong những lực lượng chèo lái trên thị trường vàng quốc tế, tuy nhiên, những chi tiết về thay đổi trong dự trữ vàng của họ rất hiếm khi được công bố.
Năm 2010, ngân hàng trung ương chuyển sang mua ròng vàng sau 2 thập kỷ bán ròng mạnh mẽ. Sự chuyển hướng này được xem là một nhân tố quan trọng đưa giá vàng quốc tế lên mức kỷ lục 1.920,3 USD/oz vào tháng 9 vừa qua, tăng 600% trong vòng 1 thập kỷ.
Năm nay, với sự đi đầu của ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, các ngân hàng trung ương trên thế giới được nhận định sẽ có lượng mua ròng vàng lớn nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ cách đây 40 năm, chấm dứt chế độ bản vị vàng.
Mức mua ròng 148,4 tấn trong tháng 9 cũng là mức mua ròng lớn nhất kể từ khi hãng tư vấn vàng GFMS có trụ sở ở London, Anh quốc, bắt đầu thực hiện các số liệu hàng quý về thị trường vàng. GFMS chính là nhà cung cấp các số liệu cho các báo cáo của WGC. Trước năm 2010, lần gần nhất các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là vào năm 1988, với mức mua ròng 180 tấn.
Theo ông Marcus Grubb, Giám đốc đầu tư của WGC, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương trong tháng 9 diễn ra mạnh sau khi giá vàng giảm từ ngưỡng kỷ lục 1.900 USD/oz về mức đáy 1.534,49 USD/oz. Đợt mua này cũng xảy ra đồng thời với những mối lo ngại quốc tế gia tăng về đồng USD sau cuộc tranh cãi căng thẳng của Washington về tăng trần nợ quốc gia.
Tuy nhiên, ông Grubb cũng nhận định rằng, các ngân hàng trung ương có thể đang theo đuổi những mục tiêu dài hạn thay vì đầu tư vàng ngắn hạn. “Việc mua vàng của các ngân hàng này thường dựa trên mục tiêu đặt ra từ đầu năm, trong đó vàng chiếm một tỷ lệ nhất định trong dự trữ ngoại hối”, ông Grubb phát biểu.
Chuyên gia này dự báo, cả năm nay, khối lương mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương có thể lên tới 450 tấn, đồng nghĩa với việc dự báo lượng mua ròng trong quý 4 ở mức 90 tấn. Tháng trước, hãng tư vấn GFMS đã nâng mức dự báo mua ròng vàng năm 2011 của các ngân hàng trung ương lên 400-500 tấn, từ mức dự báo 336 tấn đưa ra hồi tháng 9.
Báo cáo hàng quý của WGC còn cho biết, trong quý 3 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ, trở thành quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tiêu thụ vàng nữ trang của Trung Quốc đã tăng 13% trong quý so với cùng kỳ năm trước, lên 138,6 tấn, trong khi mức tiêu thụ tại Ấn Độ giảm 26%.