Các tổ chức đánh giá tín dụng mất “thiêng”?
Việc Hy Lạp liên tiếp bị các tổ chức xếp hạng tín dụng tuyên bố vỡ nợ, dường như không làm giới đầu tư quan tâm
Việc chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm trong phiên 9/3, bất chấp việc Moody's tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ và Fitch Ratings hạ bậc tín dụng của Hy Lạp xuống mức vỡ nợ hạn chế, cho thấy nhà đầu tư đang thờ ơ với tuyên bố của các tổ chức định mức tín nhiệm.
Hôm 9/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody cho rằng, việc Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu để giảm khoản nợ 107 tỷ Euro là bằng chứng rõ ràng cho thấy Athens đã rơi vào cảnh vỡ nợ.
Trước đó, Chính phủ Athens đã thỏa thuận xong việc hoán đổi trái phiếu với các chủ nợ tư nhân để xóa khoản nợ 107 tỷ Euro (tương đương 140 tỷ USD). Theo Moody's, việc trao đổi này là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp không thể trả các khoản vay tài chính.
Moody's chỉ ra rằng, ngay cả khi chỉ 85,8% những người nắm trái phiếu hợp pháp của Hy Lạp đồng ý hoán đổi, theo các điều khoản quy định, Hy Lạp vẫn có thể buộc các chủ nợ còn lại chấp thuận. Tổng thiệt hại của các chủ nợ có thể tương đương 70% khoản đầu tư.
"Theo định nghĩa của Moody's, việc hoán đổi kiểu này là một thỏa thuận tồi tệ và cho thấy Hy Lạp vỡ nợ", Moody's tuyên bố. Theo cơ quan này, việc hoán đổi là hành động để giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính của con nợ. Nhờ đó, Hy Lạp có thể né việc trả nợ trong tương lai.
Trước đó, Hy Lạp đã bị Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm xuống mức thấp nhất nên tuyên bố này không làm thay đổi xếp hạng của Moody's. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định tiếp tục xem xét tác động các khoản giảm nợ của Hy Lạp cũng như gói cứu trợ thứ 2.
Cùng ngày, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch Ratings đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lap xuống mức “vỡ nợ hạn chế”, sau khi Chính phủ Hy Lạp và các quan chức Eurozone xác nhận việc trao đổi trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp sẽ được thực thi."
Quyết định này của Fitch cũng không nằm ngoài dự đoán do hồi cuối tháng 2, Fitch Ratings là tổ chức đầu tiên cắt giảm xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp xuống sát mức “vỡ nợ”, do việc nước này công bố kế hoạch hoán đổi trái phiếu để giảm gánh nặng nợ công..
Tuy nhiên, trái với dự đoán của giới phân tích, thông tin Hy Lạp liên tiếp bị hạ bậc tín dụng xuống mức vỡ nợ đã không hề tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ cũng như châu Âu, cũng như không thể gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu như từng xảy ra trước đây.
Chưa hết, vốn rất nhạy cảm với đà tăng trưởng của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại tăng giá mạnh nhất thị trường, chỉ số ngân hàng BKW tăng 1%.
Cụ thể, chốt phiên 9/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 14,08 điểm, tương ứng 0,11%, lên 12.922,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,96 điểm, tương ứng 0,36%, lên 1.370,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh 17,92 điểm, tương ứng 0,6%, lên 2.988,34 điểm.
Do bị tác động bởi phiên đi xuống mạnh nhất trong 3 tháng (ngày 6/3), tính cả tuần, Dow Jones giảm 0,4%, S&P 500 tăng 0,1% và Nasdaq tăng 0,4%. Nhưng nếu tính từ đầu năm tới giờ, chỉ số Dow Jones vẫn tăng được gần 6%, S&P 500 tiến 9% và Nasdaq nhảy vọt 15%.
Nguyên nhân chính chi phối thị trường phiên cuối tuần là bản báo cáo việc làm lạc quan hơn dự báo của chính phủ nước này. Cụ thể, các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 227,000 việc làm trong tháng 2 trong khi tỷ lệ thất nghiệp đứng yên ở mức thấp nhất 3 năm là 8,3%.
Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên này, mà các sàn châu Âu cũng đi lên khá mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,47% lên mức 5.887,49 điểm. CAC 40 của Pháp tiến 0,26% lên 3.487,48 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,67% lên 6.880,21 điểm.
Trên thực tế, không riêng gì phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường mới gần như không phản ứng trước các động thái của các tổ chức định mức tín dụng xung quanh khủng hoảng nợ công Hy Lạp. Phiên giao dịch ngày 27/2 là một bằng chứng khác cho thấy điều đó.
Hôm 27/2, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã hạ bậc tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp từ “CC” xuống mức “vỡ nợ một phần” (selective default), sau khi Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch hoán đổi trái phiếu nhằm cắt giảm nợ.
Nguyên nhân theo S&P là do Hy Lạp quyết định bổ sung các điều khoản vào hợp đồng của hầu hết số trái phiếu Chính phủ. Các điều khoản này cho phép Hy Lạp có quyền buộc các chủ nợ không tự nguyện tham gia vào thỏa thuận hoán đổi nợ phải chịu thua lỗ.
S&P cho rằng, việc đơn phương thay đổi điều khoản hợp đồng trái phiếu sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc nợ và kéo theo nguy cơ vỡ nợ. Theo tổ chức này, Hy Lạp sẽ ngay lập tức đối mặt với tình trạng “vỡ nợ hoàn toàn” nếu một lượng lớn nhà đầu tư không chịu hoán đổi nợ.
Tuy nhiên, quyết định của S&P không được giới đầu tư cổ phiếu trên thị trường Mỹ để mắt tới. Sự tăng giảm của Phố Wall phiên này phần lớn chịu sự chi phối bởi chỉ số nhà chờ bán của Hiệp hội Nhà đất Mỹ và nguy cơ lạm phát tăng cao khi giá dầu bất ngờ nhảy vọt.
Hôm 9/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody cho rằng, việc Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu để giảm khoản nợ 107 tỷ Euro là bằng chứng rõ ràng cho thấy Athens đã rơi vào cảnh vỡ nợ.
Trước đó, Chính phủ Athens đã thỏa thuận xong việc hoán đổi trái phiếu với các chủ nợ tư nhân để xóa khoản nợ 107 tỷ Euro (tương đương 140 tỷ USD). Theo Moody's, việc trao đổi này là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp không thể trả các khoản vay tài chính.
Moody's chỉ ra rằng, ngay cả khi chỉ 85,8% những người nắm trái phiếu hợp pháp của Hy Lạp đồng ý hoán đổi, theo các điều khoản quy định, Hy Lạp vẫn có thể buộc các chủ nợ còn lại chấp thuận. Tổng thiệt hại của các chủ nợ có thể tương đương 70% khoản đầu tư.
"Theo định nghĩa của Moody's, việc hoán đổi kiểu này là một thỏa thuận tồi tệ và cho thấy Hy Lạp vỡ nợ", Moody's tuyên bố. Theo cơ quan này, việc hoán đổi là hành động để giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính của con nợ. Nhờ đó, Hy Lạp có thể né việc trả nợ trong tương lai.
Trước đó, Hy Lạp đã bị Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm xuống mức thấp nhất nên tuyên bố này không làm thay đổi xếp hạng của Moody's. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định tiếp tục xem xét tác động các khoản giảm nợ của Hy Lạp cũng như gói cứu trợ thứ 2.
Cùng ngày, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch Ratings đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lap xuống mức “vỡ nợ hạn chế”, sau khi Chính phủ Hy Lạp và các quan chức Eurozone xác nhận việc trao đổi trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp sẽ được thực thi."
Quyết định này của Fitch cũng không nằm ngoài dự đoán do hồi cuối tháng 2, Fitch Ratings là tổ chức đầu tiên cắt giảm xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp xuống sát mức “vỡ nợ”, do việc nước này công bố kế hoạch hoán đổi trái phiếu để giảm gánh nặng nợ công..
Tuy nhiên, trái với dự đoán của giới phân tích, thông tin Hy Lạp liên tiếp bị hạ bậc tín dụng xuống mức vỡ nợ đã không hề tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ cũng như châu Âu, cũng như không thể gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu như từng xảy ra trước đây.
Chưa hết, vốn rất nhạy cảm với đà tăng trưởng của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại tăng giá mạnh nhất thị trường, chỉ số ngân hàng BKW tăng 1%.
Cụ thể, chốt phiên 9/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 14,08 điểm, tương ứng 0,11%, lên 12.922,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,96 điểm, tương ứng 0,36%, lên 1.370,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh 17,92 điểm, tương ứng 0,6%, lên 2.988,34 điểm.
Do bị tác động bởi phiên đi xuống mạnh nhất trong 3 tháng (ngày 6/3), tính cả tuần, Dow Jones giảm 0,4%, S&P 500 tăng 0,1% và Nasdaq tăng 0,4%. Nhưng nếu tính từ đầu năm tới giờ, chỉ số Dow Jones vẫn tăng được gần 6%, S&P 500 tiến 9% và Nasdaq nhảy vọt 15%.
Nguyên nhân chính chi phối thị trường phiên cuối tuần là bản báo cáo việc làm lạc quan hơn dự báo của chính phủ nước này. Cụ thể, các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 227,000 việc làm trong tháng 2 trong khi tỷ lệ thất nghiệp đứng yên ở mức thấp nhất 3 năm là 8,3%.
Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên này, mà các sàn châu Âu cũng đi lên khá mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,47% lên mức 5.887,49 điểm. CAC 40 của Pháp tiến 0,26% lên 3.487,48 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,67% lên 6.880,21 điểm.
Trên thực tế, không riêng gì phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường mới gần như không phản ứng trước các động thái của các tổ chức định mức tín dụng xung quanh khủng hoảng nợ công Hy Lạp. Phiên giao dịch ngày 27/2 là một bằng chứng khác cho thấy điều đó.
Hôm 27/2, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã hạ bậc tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp từ “CC” xuống mức “vỡ nợ một phần” (selective default), sau khi Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch hoán đổi trái phiếu nhằm cắt giảm nợ.
Nguyên nhân theo S&P là do Hy Lạp quyết định bổ sung các điều khoản vào hợp đồng của hầu hết số trái phiếu Chính phủ. Các điều khoản này cho phép Hy Lạp có quyền buộc các chủ nợ không tự nguyện tham gia vào thỏa thuận hoán đổi nợ phải chịu thua lỗ.
S&P cho rằng, việc đơn phương thay đổi điều khoản hợp đồng trái phiếu sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc nợ và kéo theo nguy cơ vỡ nợ. Theo tổ chức này, Hy Lạp sẽ ngay lập tức đối mặt với tình trạng “vỡ nợ hoàn toàn” nếu một lượng lớn nhà đầu tư không chịu hoán đổi nợ.
Tuy nhiên, quyết định của S&P không được giới đầu tư cổ phiếu trên thị trường Mỹ để mắt tới. Sự tăng giảm của Phố Wall phiên này phần lớn chịu sự chi phối bởi chỉ số nhà chờ bán của Hiệp hội Nhà đất Mỹ và nguy cơ lạm phát tăng cao khi giá dầu bất ngờ nhảy vọt.