Các vụ thâu tóm công ty ngoại hàng tỷ đô của Trung Quốc
Nhiều tiền và khát tài nguyên, các công ty Trung Quốc gần đây liên tục có những thương vụ mua lại công ty nước ngoài với giá hàng tỷ USD
Nhiều tiền và khát tài nguyên, các công ty Trung Quốc gần đây liên tục có những thương vụ mua lại công ty nước ngoài với giá hàng tỷ USD.
Mới đây nhất, vào hôm 23/7, Tập đoàn Dầu khí hải dương (CNOOC) của Trung Quốc nhất trí mua lại công ty năng lượng Nexen của Canada với giá 15,1 tỷ USD. Đây là thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài lớn cho từng có của Trung Quốc.
Trước đó, các công ty đến từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cũng đã thực hiện hàng loạt thương vụ tiền tỷ khác. Báo Wall Street Journal với dữ liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic đã điểm qua một số thương vụ lớn nhất:
Tháng 10/2005, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) mua lại công ty năng lượng PetroKazakhstan của Kazakhstan với giá 4,2 tỷ USD. CNPC đã vượt qua những trở ngại về chính trị ở Kazakhstan, đồng thời đánh bại đối thủ đến từ Nga OAO Lukoil cũng muốn mua lại PetroKazakhstan, để hoàn tất thương vụ.
Vào tháng 12/2007, công ty đầu tư lợi ích quốc gia China Investment Corp. của Trung Quốc mua lại cổ phần 9,9% trong ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ với giá 5,6 tỷ USD. Thương vụ này đánh dấu một bước ngoặt đối với hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của Trung Quốc: lần đầu tiên, các công ty và Chính phủ Trung Quốc đạt giá trị mua lại ở nước ngoài nhiều hơn các công ty nước ngoài mua lại ở nước này.
Ngày 1/2/2008, tập đoàn nhôm Aluminum Corp. of China (Chinalco) phối hợp với hãng nhôm Alcoa của Mỹ mua cổ phần 12% trong hãng khai mỏ khổng lồ Rio-Tinto của Anh-Australia với giá 14,3 tỷ USD. Thương vụ này tăng cường thế mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực tài nguyên toàn cầu, đồng thời là một nỗ lực của Alcoa nhằm duy trì chỗ đứng trong ngành công nghiệp nhôm đang trải qua thời kỳ thâu tóm và sáp nhập mạnh.
Vào ngày 15/2/2008, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mua cổ phần 20% trong ngân hàng Standard Bank Group của Nam Phi với giá 5,5 tỷ USD.
Tháng 10/2008, ngân hàng China Merchants Bank, nhà băng lớn thứ 6 tại Trung Quốc về giá trị tài sản ở thời điểm đó, chi 4,7 tỷ USD để thâu tóm ngân hàng Wing Lung Bank có trụ sở ở Hồng Kông.
Tháng 8/2009, tập đoàn hóa dầu quốc doanh China Petrochemical Corp. (Sinopec) mua lại công ty dầu lửa Addax Petroleum có trụ sở ở Thụy Sỹ với giá 7,3 tỷ USD. China Petrochemical đưa ra mức giá chào mua bị xem là cao hơn bình thường ở thời điểm đó, nhưng các chuyên gia cho rằng, phía Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao với mong muốn tăng cường nắm giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết. Ở nhiều nơi, các công ty Trung Quốc muốn thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài gặp không ít rào cản chính trị.
Vào tháng 6/2010, China Petrochemical mua cổ phần 9,3% trong công ty dầu khí Syncrude Canada với giá 4,7 tỷ USD.
Tháng 12/2010, China Petrochemical mua cổ phần 40% trong bộ phận khai thác dầu khí ngoài khơi ở Brazil của tập đoàn Repsol. Thương vụ này là nỗ lực tiếp theo nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc. Vụ thâu tóm trị giá 7,1 tỷ USD cho phép Repsol có đủ điều kiện tài chính để khai thác các mỏ dầu có trữ lượng lên tới 1,2 tỷ thùng của hãng này ở Brazil, điều mà Repsol không thể tự làm.
Tháng 3/2012, China Petrochemical thâu tóm công ty dầu lửa Petrogal Brasil với giá 4,8 tỷ USD.
Tháng 7/2012, CNOOC công bố kế hoạch mua lại công ty Nexen của Canada với giá 15,1 tỷ USD. Nếu hoàn tất, đây sẽ là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc và sẽ là động thái quan trọng nhất từ trước đến nay của nước này trong công cuộc tìm kiếm các nguồn năng lượng nước ngoài để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế trong nước.
Mới đây nhất, vào hôm 23/7, Tập đoàn Dầu khí hải dương (CNOOC) của Trung Quốc nhất trí mua lại công ty năng lượng Nexen của Canada với giá 15,1 tỷ USD. Đây là thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài lớn cho từng có của Trung Quốc.
Trước đó, các công ty đến từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cũng đã thực hiện hàng loạt thương vụ tiền tỷ khác. Báo Wall Street Journal với dữ liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic đã điểm qua một số thương vụ lớn nhất:
Tháng 10/2005, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) mua lại công ty năng lượng PetroKazakhstan của Kazakhstan với giá 4,2 tỷ USD. CNPC đã vượt qua những trở ngại về chính trị ở Kazakhstan, đồng thời đánh bại đối thủ đến từ Nga OAO Lukoil cũng muốn mua lại PetroKazakhstan, để hoàn tất thương vụ.
Vào tháng 12/2007, công ty đầu tư lợi ích quốc gia China Investment Corp. của Trung Quốc mua lại cổ phần 9,9% trong ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ với giá 5,6 tỷ USD. Thương vụ này đánh dấu một bước ngoặt đối với hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của Trung Quốc: lần đầu tiên, các công ty và Chính phủ Trung Quốc đạt giá trị mua lại ở nước ngoài nhiều hơn các công ty nước ngoài mua lại ở nước này.
Ngày 1/2/2008, tập đoàn nhôm Aluminum Corp. of China (Chinalco) phối hợp với hãng nhôm Alcoa của Mỹ mua cổ phần 12% trong hãng khai mỏ khổng lồ Rio-Tinto của Anh-Australia với giá 14,3 tỷ USD. Thương vụ này tăng cường thế mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực tài nguyên toàn cầu, đồng thời là một nỗ lực của Alcoa nhằm duy trì chỗ đứng trong ngành công nghiệp nhôm đang trải qua thời kỳ thâu tóm và sáp nhập mạnh.
Vào ngày 15/2/2008, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mua cổ phần 20% trong ngân hàng Standard Bank Group của Nam Phi với giá 5,5 tỷ USD.
Tháng 10/2008, ngân hàng China Merchants Bank, nhà băng lớn thứ 6 tại Trung Quốc về giá trị tài sản ở thời điểm đó, chi 4,7 tỷ USD để thâu tóm ngân hàng Wing Lung Bank có trụ sở ở Hồng Kông.
Tháng 8/2009, tập đoàn hóa dầu quốc doanh China Petrochemical Corp. (Sinopec) mua lại công ty dầu lửa Addax Petroleum có trụ sở ở Thụy Sỹ với giá 7,3 tỷ USD. China Petrochemical đưa ra mức giá chào mua bị xem là cao hơn bình thường ở thời điểm đó, nhưng các chuyên gia cho rằng, phía Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao với mong muốn tăng cường nắm giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết. Ở nhiều nơi, các công ty Trung Quốc muốn thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài gặp không ít rào cản chính trị.
Vào tháng 6/2010, China Petrochemical mua cổ phần 9,3% trong công ty dầu khí Syncrude Canada với giá 4,7 tỷ USD.
Tháng 12/2010, China Petrochemical mua cổ phần 40% trong bộ phận khai thác dầu khí ngoài khơi ở Brazil của tập đoàn Repsol. Thương vụ này là nỗ lực tiếp theo nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc. Vụ thâu tóm trị giá 7,1 tỷ USD cho phép Repsol có đủ điều kiện tài chính để khai thác các mỏ dầu có trữ lượng lên tới 1,2 tỷ thùng của hãng này ở Brazil, điều mà Repsol không thể tự làm.
Tháng 3/2012, China Petrochemical thâu tóm công ty dầu lửa Petrogal Brasil với giá 4,8 tỷ USD.
Tháng 7/2012, CNOOC công bố kế hoạch mua lại công ty Nexen của Canada với giá 15,1 tỷ USD. Nếu hoàn tất, đây sẽ là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc và sẽ là động thái quan trọng nhất từ trước đến nay của nước này trong công cuộc tìm kiếm các nguồn năng lượng nước ngoài để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế trong nước.