Cách nào huy động vốn cho đường bộ cao tốc?
Vấn đề này được đặc biệt quan tâm trong hội thảo quốc tế về phát triển đường cao tốc tại Việt Nam, vừa diễn ra ở Hà Nội
Vấn đề này được đặc biệt quan tâm trong hội thảo quốc tế về phát triển đường cao tốc tại Việt Nam, vừa diễn ra ở Hà Nội.
Cần 48 tỷ USD!
Hiện nhiều dự án phát triển đường ôtô cao tốc đang gặp khó khăn về quy hoạch, kinh nghiệm xây dựng, quản lý và khai thác, đặc biệt là vấn đề huy động vốn.
Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện “Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc” đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Theo đó, trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế của 3 vùng trọng điểm và chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia dự kiến gồm 20 tuyến với chiều dài 5.830 km; trong đó đường bộ cao tốc Bắc – Nam có 2 tuyến với chiều dài 3.520km; đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc có 6 tuyến với chiều dài 945 km; đường bộ cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3 tuyến với chiều dài 265 km; đường bộ cao tốc khu vực phía Nam có 6 tuyến với chiều dài 835 km; hệ thống đường vành đai hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 3 tuyến với chiều dài 285 km.
Với kế hoạch này, sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng những tuyến đường bộ cao tốc có hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu vận tải lớn. Đặc biệt là các tuyến ở khu vực trung tâm kinh tế xã hội như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…. Bên cạnh đó là các tuyến có khả năng “kích cầu”, tạo đà cho phát triển kinh tế như các tuyến nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến thuộc vành đai hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung.
Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng dự khiến cần khoảng 765.000 tỷ đồng, tương đương 48 tỷ USD. Trong đó, dự kiến đến năm 2020, xây dựng được khoảng 2.775 km với nhu cầu vốn khoảng 430.000 tỷ đồng và sau năm 2020 xây dựng 2.955 km với nhu cầu khoảng 335.000 tỷ đồng.
Với nguồn vốn rất lớn này, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, đây quả thực là một thách thức, bởi nguồn ngân sách trước mắt không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Theo mức cân đối thông thường, vốn đầu tư chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung.
Kỳ vọng vào vốn ODA
Vậy làm thế nào để có đủ vốn để thực hiện các dự án, tăng nguồn đầu tư dành cho phát triển đường bộ cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, Nhà nước phải có chính sách tăng các nguồn thu ngân sách và dành tỷ trọng thích đáng cho đầu tư hệ thống hạ tầng này. Theo ông, việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng đường cao tốc là cần thiết và là định hướng lâu dài.
Việc huy động vốn từ nguồn ODA cũng được đặt ra, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung vận động ODA cho một số tuyến cao tốc trọng điểm.
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, Bộ Giao thông vận tải cũng cần xem xét các hình thức huy động vốn thương mại quốc tế, thương mại trong nước, hợp tác Nhà nước - tư nhân, chuyển nhượng - bán quyền thu phí, phát hành trái phiếu…
Đó cũng là những cách mà Bộ Giao thông vận tải đang dự tính. Trên cơ phân tích, tổng hợp, bộ này kỳ vọng 62% vốn huy động sẽ đến từ nguồn ODA, khoảng 17% có thể huy động theo phương thức BOT, 16% thu hút thông qua phát hành trái phiếu công trình và phần còn lại khoảng 6% có thể huy động từ nguồn vay OCR để đầu tư phát triển mạng lưới đường cao tốc tới năm 2020.
Cần 48 tỷ USD!
Hiện nhiều dự án phát triển đường ôtô cao tốc đang gặp khó khăn về quy hoạch, kinh nghiệm xây dựng, quản lý và khai thác, đặc biệt là vấn đề huy động vốn.
Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện “Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc” đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Theo đó, trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế của 3 vùng trọng điểm và chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia dự kiến gồm 20 tuyến với chiều dài 5.830 km; trong đó đường bộ cao tốc Bắc – Nam có 2 tuyến với chiều dài 3.520km; đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc có 6 tuyến với chiều dài 945 km; đường bộ cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3 tuyến với chiều dài 265 km; đường bộ cao tốc khu vực phía Nam có 6 tuyến với chiều dài 835 km; hệ thống đường vành đai hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 3 tuyến với chiều dài 285 km.
Với kế hoạch này, sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng những tuyến đường bộ cao tốc có hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu vận tải lớn. Đặc biệt là các tuyến ở khu vực trung tâm kinh tế xã hội như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…. Bên cạnh đó là các tuyến có khả năng “kích cầu”, tạo đà cho phát triển kinh tế như các tuyến nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến thuộc vành đai hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung.
Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng dự khiến cần khoảng 765.000 tỷ đồng, tương đương 48 tỷ USD. Trong đó, dự kiến đến năm 2020, xây dựng được khoảng 2.775 km với nhu cầu vốn khoảng 430.000 tỷ đồng và sau năm 2020 xây dựng 2.955 km với nhu cầu khoảng 335.000 tỷ đồng.
Với nguồn vốn rất lớn này, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, đây quả thực là một thách thức, bởi nguồn ngân sách trước mắt không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Theo mức cân đối thông thường, vốn đầu tư chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung.
Kỳ vọng vào vốn ODA
Vậy làm thế nào để có đủ vốn để thực hiện các dự án, tăng nguồn đầu tư dành cho phát triển đường bộ cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, Nhà nước phải có chính sách tăng các nguồn thu ngân sách và dành tỷ trọng thích đáng cho đầu tư hệ thống hạ tầng này. Theo ông, việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng đường cao tốc là cần thiết và là định hướng lâu dài.
Việc huy động vốn từ nguồn ODA cũng được đặt ra, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung vận động ODA cho một số tuyến cao tốc trọng điểm.
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, Bộ Giao thông vận tải cũng cần xem xét các hình thức huy động vốn thương mại quốc tế, thương mại trong nước, hợp tác Nhà nước - tư nhân, chuyển nhượng - bán quyền thu phí, phát hành trái phiếu…
Đó cũng là những cách mà Bộ Giao thông vận tải đang dự tính. Trên cơ phân tích, tổng hợp, bộ này kỳ vọng 62% vốn huy động sẽ đến từ nguồn ODA, khoảng 17% có thể huy động theo phương thức BOT, 16% thu hút thông qua phát hành trái phiếu công trình và phần còn lại khoảng 6% có thể huy động từ nguồn vay OCR để đầu tư phát triển mạng lưới đường cao tốc tới năm 2020.