“Cải cách ngân hàng sẽ là thách thức của giai đoạn tới”
Nội dung cuộc trao đổi với Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Takatoshi Kato
Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Takatoshi Kato vừa có hai ngày làm việc (23 và 24/5) tại Việt Nam với hàng loạt cuộc gặp gỡ lãnh đạo Chính phủ và các bộ Tài chính, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư.
Trước khi rời Việt Nam, trao đổi với báo chí, ông Takatoshi Kato cho biết:
- Tôi có dịp gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 23/5. Nội dung chính của cuộc thảo luận là về chương trình nghị sự cải cách của Việt Nam cũng như những thách thức đi kèm khi Việt Nam đẩy mạnh chương trình cải cách của mình. Liên quan tới khu vực tài chính, tôi đã đề cập việc cải cách hơn nữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và cả Ngân hàng Nhà nước.
Theo tôi, đó chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi bước vào giai đoạn đổi mới tiếp theo.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10% năm nay. Trong khi IMF dè dặt hơn, chỉ dự báo mức tăng trưởng 7-8%. Vì sao thưa ông?
Chúng tôi tính tới yếu tố lạm phát và các khía cạnh tài chính. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến liên quan tới hai yếu tố này với mối quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, mức dự báo 8% cũng gần với mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đưa ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình.
Một trong những điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam là duy trì được đà tăng trưởng liên tục. Chúng ta chưa rõ là Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% hay 8% năm nay, nhưng rõ ràng chiều hướng tăng trưởng mạnh là khá rõ. Như tôi đã nói, chúng tôi đang giám sát chặt chẽ các sức ép của lạm phát và từ khu vực tài chính.
Liên quan tới tỉ giá hối đoái, kinh tế Việt Nam đang gia tăng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang triển khai nhanh chóng việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Những điều kiện này cho phép hình thành một cơ chế tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Ông có lời khuyên nào cho các nhà đầu tư?
Tôi nghĩ rằng đầu tư trong lĩnh vực nào cũng vậy, IMF luôn nhắc nhở các bên tham gia đầu tư duy trì sự cẩn trọng thường xuyên. Tình hình của Việt Nam cho thấy Chính phủ đã vạch ra một chương trình nhằm tổ chức thị trường chứng khoán hiệu quả với việc thúc đẩy minh bạch hóa và ban hành các văn bản pháp lý. Tôi nghĩ điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thị trường.
Quản trị tốt đóng vai trò rất lớn trong việc chống tham nhũng. IMF đánh giá việc quản trị ở Việt Nam thế nào?
Quản trị tốt là chìa khóa đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Gần đây, việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp thống nhất đã đóng góp cho việc cải thiện quản trị trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi cũng rất hoan nghênh quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam trong việc đấu tranh chống nạn tham nhũng.
Trước khi rời Việt Nam, trao đổi với báo chí, ông Takatoshi Kato cho biết:
- Tôi có dịp gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 23/5. Nội dung chính của cuộc thảo luận là về chương trình nghị sự cải cách của Việt Nam cũng như những thách thức đi kèm khi Việt Nam đẩy mạnh chương trình cải cách của mình. Liên quan tới khu vực tài chính, tôi đã đề cập việc cải cách hơn nữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và cả Ngân hàng Nhà nước.
Theo tôi, đó chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi bước vào giai đoạn đổi mới tiếp theo.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10% năm nay. Trong khi IMF dè dặt hơn, chỉ dự báo mức tăng trưởng 7-8%. Vì sao thưa ông?
Chúng tôi tính tới yếu tố lạm phát và các khía cạnh tài chính. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến liên quan tới hai yếu tố này với mối quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, mức dự báo 8% cũng gần với mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đưa ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình.
Một trong những điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam là duy trì được đà tăng trưởng liên tục. Chúng ta chưa rõ là Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% hay 8% năm nay, nhưng rõ ràng chiều hướng tăng trưởng mạnh là khá rõ. Như tôi đã nói, chúng tôi đang giám sát chặt chẽ các sức ép của lạm phát và từ khu vực tài chính.
Liên quan tới tỉ giá hối đoái, kinh tế Việt Nam đang gia tăng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang triển khai nhanh chóng việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Những điều kiện này cho phép hình thành một cơ chế tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Ông có lời khuyên nào cho các nhà đầu tư?
Tôi nghĩ rằng đầu tư trong lĩnh vực nào cũng vậy, IMF luôn nhắc nhở các bên tham gia đầu tư duy trì sự cẩn trọng thường xuyên. Tình hình của Việt Nam cho thấy Chính phủ đã vạch ra một chương trình nhằm tổ chức thị trường chứng khoán hiệu quả với việc thúc đẩy minh bạch hóa và ban hành các văn bản pháp lý. Tôi nghĩ điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thị trường.
Quản trị tốt đóng vai trò rất lớn trong việc chống tham nhũng. IMF đánh giá việc quản trị ở Việt Nam thế nào?
Quản trị tốt là chìa khóa đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Gần đây, việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp thống nhất đã đóng góp cho việc cải thiện quản trị trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi cũng rất hoan nghênh quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam trong việc đấu tranh chống nạn tham nhũng.