“Cái khó nhất là nguồn nhân lực”
Trò chuyện với ông Eddie Âhaman, Tổng giám đốc, Trưởng đại diện Ericsson tại Việt Nam
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Eddie Âhaman, Tổng giám đốc, Trưởng đại diện Ericsson tại Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay?
Việt Nam đang có tốc độ phát triển về viễn thông rất lớn. Hai năm trước đây, Việt Nam có 7 triệu máy điện thoại cố định và 7 triệu thuê bao di động. Hiện, số máy cố định vẫn là 7 triệu, nhưng số thuê bao di động đã tới 25 triệu.
Trước đây, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động chỉ chú trọng ở các thành phố lớn, bỏ qua vùng sâu, vùng xa. Nhưng theo đà phát triển, họ đã thay đổi tư duy kinh doanh, phát triển và mở rộng tới vùng sâu, vùng xa. Có thể nói, đây là thời điểm thích hợp và là môi trường kinh doanh tốt cho các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài, trong đó có Ericsson.
Ông có thể cho biết thị phần hiện tại và chiến lược phát triển lâu dài của Ericsson tại Việt Nam?
Hiện Ericsson chiếm 40% thị phần về thiết bị cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam. Tỷ lệ này cũng phù hợp với thị phần trên toàn cầu của Ericsson. Về mảng di động, Ericsson đang dẫn đầu về công nghệ GSM và thế hệ tương lai 3G – một trong những công nghệ mới nhất tại Việt Nam. Về mảng điện thoại cố định, Ericsson là 1 trong 3 nhà cung cấp lớn nhất tại Việt Nam.
Trong tương lai gần, Ericsson chú trọng phát triển công nghệ cao những thiết bị cơ hạ tầng cung cấp cho hệ thông viễn thông Việt Nam. Đối với máy điện thoại di động, Ericsson đã có những nghiên cứu điều chỉnh, gần 1 năm lại đây, SonyEricsson (công ty liên doanh giữa Sony và Ericsson) đã cho ra sản phẩm có giá thấp hơn sản phẩm cao cấp mà SonyEricsson đang cung cấp với giá chỉ bằng 30 – 50% - một phương thức kinh doanh mà nhiều hãng viễn thông đã thực hiện, có thêm dòng sản phẩm giá rẻ, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Sau gần 15 năm có mặt tại Việt Nam với tư cách là văn phòng đại diện, hiện Ericsson đang hoàn tất thủ tục để thành lập Công ty Ericsson Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Công ty Ericsson Việt Nam sẽ có nhiều quyền hạn hơn, chẳng hạn tự ký hợp đồng cung cấp thiết bị mà không phải đưa về Thụy Điển như trước đây. Mặt khác, nhân lực của Ericsson Việt Nam cũng sẽ tăng lên, từ 120 người hiện nay lên 150 – 170 người.
Về mặt công nghệ, Ericsson sẽ phát triển phần mềm ở Việt Nam. Hiện ở châu Á, Ericsson đã có hai trung tâm phần mềm lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc, tôi sẽ thuyết phục tập đoàn xây dựng thêm một trung tâm phần mềm lớn tại Việt Nam. Vì theo tôi, Việt Nam có nhiều tiềm năng, với những kỹ sư giỏi. Điều mà các hãng lớn như Intel, IBM và Microsoft đã làm.
Điều gì là nguy cơ lớn nhất đối với Ericsson tại Việt Nam?
Đó là việc không thu hút đủ nguồn nhân lực địa phương. Không phải vì chế độ đãi ngộ của Ericsson. Tôi cho rằng chế độ đãi ngộ của Ericsson đối với nhân viên người Việt Nam là tốt so với các công ty viễn thông nước ngoài khác đang có mặt tại Việt Nam. Cái thiếu là đội ngũ kỹ sư lành nghề có kinh nghiệm làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ.
Ông đánh giá thế nào về thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay?
Việt Nam đang có tốc độ phát triển về viễn thông rất lớn. Hai năm trước đây, Việt Nam có 7 triệu máy điện thoại cố định và 7 triệu thuê bao di động. Hiện, số máy cố định vẫn là 7 triệu, nhưng số thuê bao di động đã tới 25 triệu.
Trước đây, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động chỉ chú trọng ở các thành phố lớn, bỏ qua vùng sâu, vùng xa. Nhưng theo đà phát triển, họ đã thay đổi tư duy kinh doanh, phát triển và mở rộng tới vùng sâu, vùng xa. Có thể nói, đây là thời điểm thích hợp và là môi trường kinh doanh tốt cho các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài, trong đó có Ericsson.
Ông có thể cho biết thị phần hiện tại và chiến lược phát triển lâu dài của Ericsson tại Việt Nam?
Hiện Ericsson chiếm 40% thị phần về thiết bị cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam. Tỷ lệ này cũng phù hợp với thị phần trên toàn cầu của Ericsson. Về mảng di động, Ericsson đang dẫn đầu về công nghệ GSM và thế hệ tương lai 3G – một trong những công nghệ mới nhất tại Việt Nam. Về mảng điện thoại cố định, Ericsson là 1 trong 3 nhà cung cấp lớn nhất tại Việt Nam.
Trong tương lai gần, Ericsson chú trọng phát triển công nghệ cao những thiết bị cơ hạ tầng cung cấp cho hệ thông viễn thông Việt Nam. Đối với máy điện thoại di động, Ericsson đã có những nghiên cứu điều chỉnh, gần 1 năm lại đây, SonyEricsson (công ty liên doanh giữa Sony và Ericsson) đã cho ra sản phẩm có giá thấp hơn sản phẩm cao cấp mà SonyEricsson đang cung cấp với giá chỉ bằng 30 – 50% - một phương thức kinh doanh mà nhiều hãng viễn thông đã thực hiện, có thêm dòng sản phẩm giá rẻ, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Sau gần 15 năm có mặt tại Việt Nam với tư cách là văn phòng đại diện, hiện Ericsson đang hoàn tất thủ tục để thành lập Công ty Ericsson Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Công ty Ericsson Việt Nam sẽ có nhiều quyền hạn hơn, chẳng hạn tự ký hợp đồng cung cấp thiết bị mà không phải đưa về Thụy Điển như trước đây. Mặt khác, nhân lực của Ericsson Việt Nam cũng sẽ tăng lên, từ 120 người hiện nay lên 150 – 170 người.
Về mặt công nghệ, Ericsson sẽ phát triển phần mềm ở Việt Nam. Hiện ở châu Á, Ericsson đã có hai trung tâm phần mềm lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc, tôi sẽ thuyết phục tập đoàn xây dựng thêm một trung tâm phần mềm lớn tại Việt Nam. Vì theo tôi, Việt Nam có nhiều tiềm năng, với những kỹ sư giỏi. Điều mà các hãng lớn như Intel, IBM và Microsoft đã làm.
Điều gì là nguy cơ lớn nhất đối với Ericsson tại Việt Nam?
Đó là việc không thu hút đủ nguồn nhân lực địa phương. Không phải vì chế độ đãi ngộ của Ericsson. Tôi cho rằng chế độ đãi ngộ của Ericsson đối với nhân viên người Việt Nam là tốt so với các công ty viễn thông nước ngoài khác đang có mặt tại Việt Nam. Cái thiếu là đội ngũ kỹ sư lành nghề có kinh nghiệm làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ.