Cải tổ Ngân hàng Nhà nước: Độc lập đến mức nào?
Những quy định mới trong Luật Ngân hàng đang soạn thảo được kỳ vọng sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước trở nên độc lập hơn
“Lạm phát thời gian qua hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta coi trọng chống lạm phát hơn con số tăng trưởng, và Ngân hàng Nhà nước được độc lập hơn”, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định.
Trong bối cảnh Luật Ngân hàng đang được soạn thảo, trao đổi với báo giới, ông Nghĩa nói:
- Ngân hàng Nhà nước hiện hoạt động theo Luật Ngân hàng được thông qua từ 1997, có sửa đổi chút ít vào 2003. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước trực thuộc Chính phủ, nghĩa là tổ chức, bộ máy hoạt động theo Luật tổ chức Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước không được độc lập hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ, lại có thể bị can thiệp, chi phối bởi các chính sách khác của Chính phủ như chính sách tài khóa, mục tiêu tăng trưởng...
Đôi khi, Ngân hàng Nhà nước còn đóng vai trò là cơ quan tài chính thứ hai của Chính phủ sau Bộ Tài chính, phải tài trợ cho các dự án lớn. Điều này cản trở Ngân hàng Nhà nước trở thành một ngân hàng trung ương theo mô hình hiện đại.
Hạn chế của mô hình hiện tại
Tại Trung Quốc, người ta đã kết luận khi ngân hàng không được độc lập, chính quyền các địa phương dễ buộc ngân hàng chi tiền cho các dự án để đẩy tốc độ tăng trưởng lên mặc cho dự án đó không hiệu quả?
Tại Việt Nam, ở các tỉnh nghèo rất dễ có sự can thiệp. Những tỉnh này rất cần đầu tư cơ sở hạ tầng để có tăng trưởng, trong khi ngân sách hạn hẹp nên chỉ còn cách “ép” ngân hàng. Chạy theo các dự án duy ý chí không đem lại hiệu quả, các doanh nghiệp không trả được nợ, tất yếu nợ xấu tại các ngân hàng tăng. Việc đề bạt lãnh đạo ngân hàng đều do chính quyền địa phương quyết định nên sức ép đối với các giám đốc ngân hàng là rất lớn.
Không chỉ địa phương mà Chính phủ cũng luôn muốn có con số tăng trưởng đẹp. Ngân hàng Nhà nước bị cuốn vào yêu cầu chi nhiều. Giá cả, lạm phát tăng là tất yếu?
Ở Trung ương, không có chủ trương can thiệp thường xuyên. Bí quá thì đôi khi chúng ta mới buộc phải làm. Nhưng nếu can thiệp quá mức, không phối hợp tốt các chính sách, có thể dẫn đến mất khả năng kiểm soát lạm phát.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân. Nhiều người cho rằng giá tăng là do giá xăng dầu tăng. Nhưng Thái Lan dùng xăng nhiều hơn Việt Nam mà lạm phát của họ có cao đâu! Một nguyên nhân là do chúng ta đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát xuống thứ yếu, đưa mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu.
Tôi cho rằng dùng lạm phát để kích thích tăng trưởng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn, đấy là nguy cơ khiến lạm phát tăng cao, tăng trưởng không bền vững.
Theo ông, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua có thể kiểm soát lạm phát ở Việt Nam dưới 5% nếu chúng ta ưu tiên cho kiểm soát lạm phát?
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước của chúng ta có đủ sức mạnh tài chính, đủ công cụ kiểm soát được lạm phát. Điều này Ngân hàng Nhà nước rất tự tin. Nhưng vấn đề là chúng ta đang cần kích thích tăng trưởng. Dù rằng thành quả tăng trưởng không phải ai cũng nhận được ngay, nhưng lạm phát thì người nghèo lại phải gánh trước.
Cải tổ ra sao?
Ở các nước phát triển, Ngân hàng Nhà nước đều độc lập trước chính phủ, thậm chí còn tạo đối trọng với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng bền vững, đảm bảo đời sống dân nghèo?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là hình mẫu khá tiêu biểu. Khi tổng thống tạo được tăng trưởng cao nhưng có thể dẫn tới lạm phát, cục này sẽ tăng lãi suất để hạn chế kinh doanh, giúp tránh lạm phát đồng thời làm tăng trưởng chậm lại. Nghĩa là ở đây có sự phân chia trách nhiệm rất rõ.
Tại nhiều nước, nguyên tắc độc lập được đề cao, ở ta thì ngược lại, Ngân hàng Nhà nước khi ra chính sách gì lớn phải tham vấn tất cả các bộ trước khi trình lên Thủ tướng. Chỉ cần vài bộ không đồng tình là khó rồi. Không thể phủ nhận chúng ta đang xa rời các chuẩn mực quốc tế.
Theo Luật Ngân hàng trung ương mới (đang soạn thảo), Quốc hội hoặc Chính phủ qui định mức lạm phát, Ngân hàng Nhà nước từ đó sẽ toàn quyền sử dụng các công cụ như mua bán ngoại tệ, cung ứng tiền, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở... để đảm bảo mục tiêu hàng đầu đó. Ngân hàng Nhà nước chỉ hỗ trợ một số mục tiêu của Chính phủ trong trường hợp không ảnh hưởng đến những mục tiêu chủ yếu.
Một trong những biện pháp Trung Quốc thực hiện để tránh sự can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng là không thiết lập chi nhánh ngân hàng trung ương ở địa phương mà lập theo vùng. Việt Nam sẽ tính đến điều này?
Theo luật cũ, mỗi tỉnh có một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí một số tỉnh không có ngân hàng thương mại nào, chỉ có chi nhánh thôi nhưng vẫn có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Trong Luật Ngân hàng trung ương đang soạn thảo, chúng tôi sẽ xem xét không lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở tất cả các tỉnh mà lập những ngân hàng Nhà nước khu vực.
Cải tổ như vậy có đảm bảo sẽ tinh giản được bộ máy hiện đã phình khá to của Ngân hàng Nhà nước?
Tại Việt Nam, có khi sáp nhập mấy bộ vào mà bộ máy vẫn chẳng thay đổi được bao nhiêu. Tuy nhiên, mục tiêu cải tổ Ngân hàng Nhà nước có đặt ra việc phải tinh gọn bộ máy, phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Ngân hàng trung ương phải là cơ quan nghiên cứu chính sách vĩ mô hàng đầu, đưa ra chỉ dẫn cho các nhà đầu tư - điều Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa làm được.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn đang là đại diện chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Cái này sắp tới chắc cũng phải thay đổi để tập trung vào làm chính sách. Như sau khi cổ phần hóa, đại diện chủ sở hữu các ngân hàng thương mại nên do tổng công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước đảm nhiệm.
Thưa ông, cùng với sự độc lập của Ngân hàng Nhà nước, cần phải qui định trách nhiệm của người đứng đầu cụ thể hơn chứ không thể để tình trạng mua bán ngoại tệ làm thủng mất 2.000-3.000 tỉ đồng mà Thống đốc không chịu trách nhiệm gì?
Tôi nghĩ đấy không phải trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đang là chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó thì Ngân hàng Nhà nước phải có giám sát trực tiếp. Nhưng cơ chế giám sát hiện hành, từ giám sát nội bộ đến giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nhất là ở mảng kinh doanh, thì còn yếu.
Dự thảo luật của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều điểm dè dặt. Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại nhưng ta không dám bỏ cách làm cũ?
Phải từ từ, thay đổi một thói quen rất khó. Như việc phải xin ý kiến các bộ không phù hợp nhưng đâu dễ bỏ. Trong Luật Ngân hàng mới, chúng tôi đưa ra nhiều phương án: phương án theo giới chuyên gia là tốt nhất, phương án thích hợp nhất và phương án thuận lợi nhất. Phương án nào sẽ được chọn thì quyền không phải ở những người soạn luật.
Trong bối cảnh Luật Ngân hàng đang được soạn thảo, trao đổi với báo giới, ông Nghĩa nói:
- Ngân hàng Nhà nước hiện hoạt động theo Luật Ngân hàng được thông qua từ 1997, có sửa đổi chút ít vào 2003. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước trực thuộc Chính phủ, nghĩa là tổ chức, bộ máy hoạt động theo Luật tổ chức Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước không được độc lập hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ, lại có thể bị can thiệp, chi phối bởi các chính sách khác của Chính phủ như chính sách tài khóa, mục tiêu tăng trưởng...
Đôi khi, Ngân hàng Nhà nước còn đóng vai trò là cơ quan tài chính thứ hai của Chính phủ sau Bộ Tài chính, phải tài trợ cho các dự án lớn. Điều này cản trở Ngân hàng Nhà nước trở thành một ngân hàng trung ương theo mô hình hiện đại.
Hạn chế của mô hình hiện tại
Tại Trung Quốc, người ta đã kết luận khi ngân hàng không được độc lập, chính quyền các địa phương dễ buộc ngân hàng chi tiền cho các dự án để đẩy tốc độ tăng trưởng lên mặc cho dự án đó không hiệu quả?
Tại Việt Nam, ở các tỉnh nghèo rất dễ có sự can thiệp. Những tỉnh này rất cần đầu tư cơ sở hạ tầng để có tăng trưởng, trong khi ngân sách hạn hẹp nên chỉ còn cách “ép” ngân hàng. Chạy theo các dự án duy ý chí không đem lại hiệu quả, các doanh nghiệp không trả được nợ, tất yếu nợ xấu tại các ngân hàng tăng. Việc đề bạt lãnh đạo ngân hàng đều do chính quyền địa phương quyết định nên sức ép đối với các giám đốc ngân hàng là rất lớn.
Không chỉ địa phương mà Chính phủ cũng luôn muốn có con số tăng trưởng đẹp. Ngân hàng Nhà nước bị cuốn vào yêu cầu chi nhiều. Giá cả, lạm phát tăng là tất yếu?
Ở Trung ương, không có chủ trương can thiệp thường xuyên. Bí quá thì đôi khi chúng ta mới buộc phải làm. Nhưng nếu can thiệp quá mức, không phối hợp tốt các chính sách, có thể dẫn đến mất khả năng kiểm soát lạm phát.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân. Nhiều người cho rằng giá tăng là do giá xăng dầu tăng. Nhưng Thái Lan dùng xăng nhiều hơn Việt Nam mà lạm phát của họ có cao đâu! Một nguyên nhân là do chúng ta đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát xuống thứ yếu, đưa mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu.
Tôi cho rằng dùng lạm phát để kích thích tăng trưởng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn, đấy là nguy cơ khiến lạm phát tăng cao, tăng trưởng không bền vững.
Theo ông, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua có thể kiểm soát lạm phát ở Việt Nam dưới 5% nếu chúng ta ưu tiên cho kiểm soát lạm phát?
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước của chúng ta có đủ sức mạnh tài chính, đủ công cụ kiểm soát được lạm phát. Điều này Ngân hàng Nhà nước rất tự tin. Nhưng vấn đề là chúng ta đang cần kích thích tăng trưởng. Dù rằng thành quả tăng trưởng không phải ai cũng nhận được ngay, nhưng lạm phát thì người nghèo lại phải gánh trước.
Cải tổ ra sao?
Ở các nước phát triển, Ngân hàng Nhà nước đều độc lập trước chính phủ, thậm chí còn tạo đối trọng với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng bền vững, đảm bảo đời sống dân nghèo?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là hình mẫu khá tiêu biểu. Khi tổng thống tạo được tăng trưởng cao nhưng có thể dẫn tới lạm phát, cục này sẽ tăng lãi suất để hạn chế kinh doanh, giúp tránh lạm phát đồng thời làm tăng trưởng chậm lại. Nghĩa là ở đây có sự phân chia trách nhiệm rất rõ.
Tại nhiều nước, nguyên tắc độc lập được đề cao, ở ta thì ngược lại, Ngân hàng Nhà nước khi ra chính sách gì lớn phải tham vấn tất cả các bộ trước khi trình lên Thủ tướng. Chỉ cần vài bộ không đồng tình là khó rồi. Không thể phủ nhận chúng ta đang xa rời các chuẩn mực quốc tế.
Theo Luật Ngân hàng trung ương mới (đang soạn thảo), Quốc hội hoặc Chính phủ qui định mức lạm phát, Ngân hàng Nhà nước từ đó sẽ toàn quyền sử dụng các công cụ như mua bán ngoại tệ, cung ứng tiền, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở... để đảm bảo mục tiêu hàng đầu đó. Ngân hàng Nhà nước chỉ hỗ trợ một số mục tiêu của Chính phủ trong trường hợp không ảnh hưởng đến những mục tiêu chủ yếu.
Một trong những biện pháp Trung Quốc thực hiện để tránh sự can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng là không thiết lập chi nhánh ngân hàng trung ương ở địa phương mà lập theo vùng. Việt Nam sẽ tính đến điều này?
Theo luật cũ, mỗi tỉnh có một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí một số tỉnh không có ngân hàng thương mại nào, chỉ có chi nhánh thôi nhưng vẫn có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Trong Luật Ngân hàng trung ương đang soạn thảo, chúng tôi sẽ xem xét không lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở tất cả các tỉnh mà lập những ngân hàng Nhà nước khu vực.
Cải tổ như vậy có đảm bảo sẽ tinh giản được bộ máy hiện đã phình khá to của Ngân hàng Nhà nước?
Tại Việt Nam, có khi sáp nhập mấy bộ vào mà bộ máy vẫn chẳng thay đổi được bao nhiêu. Tuy nhiên, mục tiêu cải tổ Ngân hàng Nhà nước có đặt ra việc phải tinh gọn bộ máy, phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Ngân hàng trung ương phải là cơ quan nghiên cứu chính sách vĩ mô hàng đầu, đưa ra chỉ dẫn cho các nhà đầu tư - điều Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa làm được.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn đang là đại diện chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Cái này sắp tới chắc cũng phải thay đổi để tập trung vào làm chính sách. Như sau khi cổ phần hóa, đại diện chủ sở hữu các ngân hàng thương mại nên do tổng công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước đảm nhiệm.
Thưa ông, cùng với sự độc lập của Ngân hàng Nhà nước, cần phải qui định trách nhiệm của người đứng đầu cụ thể hơn chứ không thể để tình trạng mua bán ngoại tệ làm thủng mất 2.000-3.000 tỉ đồng mà Thống đốc không chịu trách nhiệm gì?
Tôi nghĩ đấy không phải trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đang là chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó thì Ngân hàng Nhà nước phải có giám sát trực tiếp. Nhưng cơ chế giám sát hiện hành, từ giám sát nội bộ đến giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nhất là ở mảng kinh doanh, thì còn yếu.
Dự thảo luật của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều điểm dè dặt. Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại nhưng ta không dám bỏ cách làm cũ?
Phải từ từ, thay đổi một thói quen rất khó. Như việc phải xin ý kiến các bộ không phù hợp nhưng đâu dễ bỏ. Trong Luật Ngân hàng mới, chúng tôi đưa ra nhiều phương án: phương án theo giới chuyên gia là tốt nhất, phương án thích hợp nhất và phương án thuận lợi nhất. Phương án nào sẽ được chọn thì quyền không phải ở những người soạn luật.