“Cầm 100 nghìn đi chợ cứ như đi tay không”
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói Chính phủ cần khẩn trương và tích cực hơn nữa trong ứng phó với lạm phát cao
“Giờ cầm 100 nghìn đi chợ cứ như đi tay không, rất may là có bà vợ đi chợ giúp chứ không lương của tôi mà ra chợ bây giờ chỉ được mươi mười lăm ngày là hết”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói về tình hình giá cả tăng cao.
Lạm phát đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn
Chính phủ cũng tỏ ra sốt ruột không kém gì ông và một nghị quyết riêng về vấn đề lạm phát đang được chuẩn bị rốt ráo. Ông nhìn nhận thế nào về tinh thần này của Chính phủ?
Theo tôi, Chính phủ đã tỏ ra tích cực, khẩn trương trong ứng phó với lạm phát cao. Nhưng cần khẩn trương và tích cực hơn nữa. Đến giờ mà mới chuẩn bị ban hành nghị quyết cho vấn đề này thì cũng đã là chậm.
Tháng 4 năm trước, Chính phủ cũng ban hành riêng một nghị quyết về kiềm chế lạm phát, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không được như mong muốn. Bài học nào từ câu chuyện này cho năm nay, thưa ông?
Bài học cần rút ra từ năm 2010 cho năm 2011, theo tôi, chỉ đạo điều hành cần phải kiên quyết, thường xuyên và đồng bộ trong suốt cả 12 tháng.
Năm 2010, trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế tương đối yên ả và thuận lợi nhưng sang quý 4, có lẽ vì do chúng ta quá đặt niềm tin vào xu hướng chung của 9 tháng nên chỉ đạo của quý 4 chưa thật kiên quyết và có phần lơi lỏng.
“Vũ khí” trong cuộc chiến với lạm phát năm nay, đang được Chính phủ dồn trọng tâm vào việc giảm mạnh tổng cầu. Ông có tin điều này sẽ mang lại kết quả như mong muốn?
Tôi cho rằng giữ hay giảm mạnh tổng cầu, thì điều mà Chính phủ phải luôn cân nhắc đến là tính bền vững và ổn định trong điều hành chính sách. Và, dù trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng thì điều hành chính sách cũng phải tính đến một tầm nhìn trung và dài hạn. Chẳng hạn trong việc giữ hay giảm mạnh tổng cầu thì đừng để giảm cầu quá nhanh, quá lớn.
Mặt khác, dù có đề ra giải pháp gì thì Chính phủ cũng cần phải bám sát mục tiêu tổng quát trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 mà Quốc hội đã thông qua. Đó là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ phải tháo gỡ khó khăn để cho sản xuất, kinh doanh được tiến triển bình thường và đảm bảo đời sống thực tế của người dân.
Giá cả và lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của tuyệt đại bộ phận người lao động. Nó đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn về niềm tin của người dân và bất ổn về an ninh trật tự. Lạm phát cao cũng ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Thường xuyên, đồng bộ, kiên quyết
Gần 10 năm trực tiếp giám sát việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, dự cảm của ông về tình hình năm 2011, lạc quan nhiều hơn hay ngược lại?
Nếu so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, nền kinh tế của ta chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này nên rất khó khăn, thì năm 2011 khó khăn cũng không kém gì.
Thậm chí là có phần khó khăn hơn, khi Chính phủ vẫn phải tiếp tục điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng cơ bản theo lộ trình, trong bối cảnh mà tâm lý xã hội không tích cực.
Cùng đó, với “cái đà” là chỉ số giá cả và lạm phát tăng gần gấp đôi chỉ số tăng trưởng kinh tế, đã trở thành một thách thức trong triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011.
Như tôi đã nhấn mạnh, nếu không có chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ, kiên quyết, hoặc có kiên quyết, có đồng bộ nhưng không thường xuyên trong cả 12 tháng, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ trở thành một thách thức rất lớn trong điều hành kinh tế xã hội.
Hiện đã có không ít dự báo rằng Chính phủ khó mà kìm chân CPI năm 2011 như chỉ tiêu đã đề ra, và “khuyên” Chính phủ nên xin điều chỉnh chỉ tiêu này. Xin cho biết quan điểm của ông?
Bây giờ mới đang là tháng thứ 2, tôi được biết là Chính phủ đang bàn và sẽ có những biện pháp để thực hiện chỉ tiêu CPI như kế hoạch đã đề ra.
Biện pháp nào thì cũng cần phải có thời gian kiểm chứng xem kết quả được thực hiện đến đâu. Nếu các biện pháp kiềm chế lạm phát được triển khai ngay từ bây giờ thì ít nhất cũng phải sau 6 tháng đầu năm mới có thể dự báo được tình hình và khả năng thực hiện chỉ tiêu CPI là thế nào.
Còn có cần phải nghĩ đến việc xin điều chỉnh chỉ tiêu hay không? Theo tôi, chỉ tiêu chỉ là một trong nhiều việc phải tính đến của công tác quản lý, điều hành và cần có những biện pháp tích cực để thực hiện những chỉ tiêu đó.
Nhưng cái đích đến của công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội là phải làm sao đạt được yêu cầu đất nước phát triển bền vững, đời sống nhân dân được cải thiện, chứ còn chỉ chăm chăm đến việc đạt hay không đạt được chỉ tiêu rồi đề xuất điều chỉnh lại thì nó cũng không mang được ý nghĩa bao nhiêu.
Lạm phát đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn
Chính phủ cũng tỏ ra sốt ruột không kém gì ông và một nghị quyết riêng về vấn đề lạm phát đang được chuẩn bị rốt ráo. Ông nhìn nhận thế nào về tinh thần này của Chính phủ?
Theo tôi, Chính phủ đã tỏ ra tích cực, khẩn trương trong ứng phó với lạm phát cao. Nhưng cần khẩn trương và tích cực hơn nữa. Đến giờ mà mới chuẩn bị ban hành nghị quyết cho vấn đề này thì cũng đã là chậm.
Tháng 4 năm trước, Chính phủ cũng ban hành riêng một nghị quyết về kiềm chế lạm phát, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không được như mong muốn. Bài học nào từ câu chuyện này cho năm nay, thưa ông?
Bài học cần rút ra từ năm 2010 cho năm 2011, theo tôi, chỉ đạo điều hành cần phải kiên quyết, thường xuyên và đồng bộ trong suốt cả 12 tháng.
Năm 2010, trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế tương đối yên ả và thuận lợi nhưng sang quý 4, có lẽ vì do chúng ta quá đặt niềm tin vào xu hướng chung của 9 tháng nên chỉ đạo của quý 4 chưa thật kiên quyết và có phần lơi lỏng.
“Vũ khí” trong cuộc chiến với lạm phát năm nay, đang được Chính phủ dồn trọng tâm vào việc giảm mạnh tổng cầu. Ông có tin điều này sẽ mang lại kết quả như mong muốn?
Tôi cho rằng giữ hay giảm mạnh tổng cầu, thì điều mà Chính phủ phải luôn cân nhắc đến là tính bền vững và ổn định trong điều hành chính sách. Và, dù trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng thì điều hành chính sách cũng phải tính đến một tầm nhìn trung và dài hạn. Chẳng hạn trong việc giữ hay giảm mạnh tổng cầu thì đừng để giảm cầu quá nhanh, quá lớn.
Mặt khác, dù có đề ra giải pháp gì thì Chính phủ cũng cần phải bám sát mục tiêu tổng quát trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 mà Quốc hội đã thông qua. Đó là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ phải tháo gỡ khó khăn để cho sản xuất, kinh doanh được tiến triển bình thường và đảm bảo đời sống thực tế của người dân.
Giá cả và lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của tuyệt đại bộ phận người lao động. Nó đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn về niềm tin của người dân và bất ổn về an ninh trật tự. Lạm phát cao cũng ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Thường xuyên, đồng bộ, kiên quyết
Gần 10 năm trực tiếp giám sát việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, dự cảm của ông về tình hình năm 2011, lạc quan nhiều hơn hay ngược lại?
Nếu so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, nền kinh tế của ta chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này nên rất khó khăn, thì năm 2011 khó khăn cũng không kém gì.
Thậm chí là có phần khó khăn hơn, khi Chính phủ vẫn phải tiếp tục điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng cơ bản theo lộ trình, trong bối cảnh mà tâm lý xã hội không tích cực.
Cùng đó, với “cái đà” là chỉ số giá cả và lạm phát tăng gần gấp đôi chỉ số tăng trưởng kinh tế, đã trở thành một thách thức trong triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011.
Như tôi đã nhấn mạnh, nếu không có chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ, kiên quyết, hoặc có kiên quyết, có đồng bộ nhưng không thường xuyên trong cả 12 tháng, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ trở thành một thách thức rất lớn trong điều hành kinh tế xã hội.
Hiện đã có không ít dự báo rằng Chính phủ khó mà kìm chân CPI năm 2011 như chỉ tiêu đã đề ra, và “khuyên” Chính phủ nên xin điều chỉnh chỉ tiêu này. Xin cho biết quan điểm của ông?
Bây giờ mới đang là tháng thứ 2, tôi được biết là Chính phủ đang bàn và sẽ có những biện pháp để thực hiện chỉ tiêu CPI như kế hoạch đã đề ra.
Biện pháp nào thì cũng cần phải có thời gian kiểm chứng xem kết quả được thực hiện đến đâu. Nếu các biện pháp kiềm chế lạm phát được triển khai ngay từ bây giờ thì ít nhất cũng phải sau 6 tháng đầu năm mới có thể dự báo được tình hình và khả năng thực hiện chỉ tiêu CPI là thế nào.
Còn có cần phải nghĩ đến việc xin điều chỉnh chỉ tiêu hay không? Theo tôi, chỉ tiêu chỉ là một trong nhiều việc phải tính đến của công tác quản lý, điều hành và cần có những biện pháp tích cực để thực hiện những chỉ tiêu đó.
Nhưng cái đích đến của công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội là phải làm sao đạt được yêu cầu đất nước phát triển bền vững, đời sống nhân dân được cải thiện, chứ còn chỉ chăm chăm đến việc đạt hay không đạt được chỉ tiêu rồi đề xuất điều chỉnh lại thì nó cũng không mang được ý nghĩa bao nhiêu.