Cầm chừng lãi suất
Ngân hàng Nhà nước lên tiếng, lãi suất huy động VND giảm lẻ tẻ, nhưng các mức cao đã mở rộng và cầm chừng sát mốc 12%/năm
Ngân hàng Nhà nước lên tiếng, lãi suất huy động VND giảm lẻ tẻ, trong khi các mức cao đã mở rộng và cầm chừng ở sát mốc 12%/năm.
Cuối tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu “đã ra lệnh yêu cầu kiểm tra tất cả những ngân hàng nào huy động 12%/năm”. Cuối tuần qua, nhà điều hành cũng đã ngồi lại với lãnh đạo các ngân hàng thương mại để bàn cách hạ lãi suất…
Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãi suất huy động VND chỉ giảm lẻ tẻ ở một số trường hợp, chủ yếu rút về mốc 11,5%/năm. Trong khi đó, qua các công cụ và sản phẩm huy động khác nhau, những mức lãi suất cao đã mở rộng, sát mốc 12%/năm như “thông điệp” mà Thống đốc đưa ra, phổ biến từ 11,7% - 11,99%/năm (chưa tính các chính sách cộng thưởng).
Điểm đáng chú ý là những mức lãi suất cao đó, cũng như các chính sách cộng thưởng, không phải chỉ có từ những ngân hàng nhỏ (từng được so sánh như "cá lòng tong"), mà có cả ở một số ngân hàng lớn.
Ngày 16/6, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) áp biểu lãi suất huy động mới. Giống như Ngân hàng Á châu (ACB) một tuần trước đó, biểu lãi suất huy động VND thông thường của Eximbank đồng loạt rút về với mức cao nhất là 11,5%/năm; nhưng với riêng sản phẩm “Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi” - kỳ hạn 36 tháng, những mức lãi suất cao có từ 11,65% - 11,8% (chưa kể cộng thưởng).
Tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), từ ngày 10/6, lãi suất huy động VND đồng loạt tăng ở nhiều kỳ hạn và sản phẩm so với biểu áp từ ngày 24/5 trước đó; những mức cao có từ 11,7% - 11,82%/năm theo từng loại, cá biệt cao nhất lên tới 11,93%/năm. Với sản phẩm “Lãi suất huy động liên kết tiết kiệm”, các kỳ hạn từ 6 - 60 tháng đồng loạt áp 11,72% - 11,82%/năm.
Không áp trực tiếp ở biểu lãi suất huy động thông thường, nhưng nhiều ngân hàng khác cũng đang sử dụng công cụ như trái phiếu, kỳ phiếu để gọi vốn với lãi suất cao.
Đầu tháng 6 này, Ngân hàng Công thương (Vietinbank) thu hút sự chú ý của thị trường khi lên kế hoạch phát hành tối đa 6.000 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm, theo hình thức phát hành riêng lẻ và dự kiến chỉ tiếp cận khoảng 100 nhà đầu tư tiềm năng. Trái phiếu này có lãi suất thả nổi, và lãi suất trong năm đầu có thể lên tới 12,5%/năm.
Chưa hết, ngày 15/6 vừa qua, Vietinbank có thêm “dopping” mới hỗ trợ cho hoạt động gọi vốn khi triển khai chương trình “Gửi tiền linh hoạt - Nhận siêu lãi suất”. Đây là sản phẩm có tỷ lệ thưởng thêm lãi suất “vô cùng hấp dẫn”. Cụ thể, khi khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi với hai kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng cùng với mức tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên, ngoài mức lãi suất được hưởng theo sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, mức lãi suất cộng thưởng cao nhất lên tới 0,5%/năm x 18 tháng.
Ở sản phẩm kỳ phiếu, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa hiện đang phát hành loại ghi danh với các kỳ hạn ngắn, từ 1 - 11 tháng; riêng các kỳ hạn từ 4 – 11 tháng lãi suất lên tới 11,9% - 11,94%/năm.
Mới nhất, từ ngày 15/6 này, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) phát hành kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn bằng VND, trả lãi cuối kỳ, với lãi suất cao nhất lên tới 11,99%/năm, có ở kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày. Western Bank hiện cũng là ngân hàng có lãi suất huy động cao ở một số sản phẩm, từ 11,8% - 11,99%/năm.
Như vậy, sau “thông điệp” sẽ kiểm tra các ngân hàng có lãi suất huy động 12%/năm từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm này thị trường đã đón nhận những mức lãi suất cao ở các sản phẩm khác nhau. Tất cả đều “hẹn” ở sát mốc 12%/năm, dù hiện không thấy có văn bản nào cấm các nhà băng tăng lãi suất lên mốc này.
Trong quá khứ, để bình ổn, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần phát đi thông điệp tương tự và phản ứng của các ngân hàng là hiện tượng cầm chừng lãi suất trước mốc “cảnh báo”.
Cuối tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu “đã ra lệnh yêu cầu kiểm tra tất cả những ngân hàng nào huy động 12%/năm”. Cuối tuần qua, nhà điều hành cũng đã ngồi lại với lãnh đạo các ngân hàng thương mại để bàn cách hạ lãi suất…
Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãi suất huy động VND chỉ giảm lẻ tẻ ở một số trường hợp, chủ yếu rút về mốc 11,5%/năm. Trong khi đó, qua các công cụ và sản phẩm huy động khác nhau, những mức lãi suất cao đã mở rộng, sát mốc 12%/năm như “thông điệp” mà Thống đốc đưa ra, phổ biến từ 11,7% - 11,99%/năm (chưa tính các chính sách cộng thưởng).
Điểm đáng chú ý là những mức lãi suất cao đó, cũng như các chính sách cộng thưởng, không phải chỉ có từ những ngân hàng nhỏ (từng được so sánh như "cá lòng tong"), mà có cả ở một số ngân hàng lớn.
Ngày 16/6, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) áp biểu lãi suất huy động mới. Giống như Ngân hàng Á châu (ACB) một tuần trước đó, biểu lãi suất huy động VND thông thường của Eximbank đồng loạt rút về với mức cao nhất là 11,5%/năm; nhưng với riêng sản phẩm “Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi” - kỳ hạn 36 tháng, những mức lãi suất cao có từ 11,65% - 11,8% (chưa kể cộng thưởng).
Tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), từ ngày 10/6, lãi suất huy động VND đồng loạt tăng ở nhiều kỳ hạn và sản phẩm so với biểu áp từ ngày 24/5 trước đó; những mức cao có từ 11,7% - 11,82%/năm theo từng loại, cá biệt cao nhất lên tới 11,93%/năm. Với sản phẩm “Lãi suất huy động liên kết tiết kiệm”, các kỳ hạn từ 6 - 60 tháng đồng loạt áp 11,72% - 11,82%/năm.
Không áp trực tiếp ở biểu lãi suất huy động thông thường, nhưng nhiều ngân hàng khác cũng đang sử dụng công cụ như trái phiếu, kỳ phiếu để gọi vốn với lãi suất cao.
Đầu tháng 6 này, Ngân hàng Công thương (Vietinbank) thu hút sự chú ý của thị trường khi lên kế hoạch phát hành tối đa 6.000 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm, theo hình thức phát hành riêng lẻ và dự kiến chỉ tiếp cận khoảng 100 nhà đầu tư tiềm năng. Trái phiếu này có lãi suất thả nổi, và lãi suất trong năm đầu có thể lên tới 12,5%/năm.
Chưa hết, ngày 15/6 vừa qua, Vietinbank có thêm “dopping” mới hỗ trợ cho hoạt động gọi vốn khi triển khai chương trình “Gửi tiền linh hoạt - Nhận siêu lãi suất”. Đây là sản phẩm có tỷ lệ thưởng thêm lãi suất “vô cùng hấp dẫn”. Cụ thể, khi khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi với hai kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng cùng với mức tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên, ngoài mức lãi suất được hưởng theo sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, mức lãi suất cộng thưởng cao nhất lên tới 0,5%/năm x 18 tháng.
Ở sản phẩm kỳ phiếu, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa hiện đang phát hành loại ghi danh với các kỳ hạn ngắn, từ 1 - 11 tháng; riêng các kỳ hạn từ 4 – 11 tháng lãi suất lên tới 11,9% - 11,94%/năm.
Mới nhất, từ ngày 15/6 này, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) phát hành kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn bằng VND, trả lãi cuối kỳ, với lãi suất cao nhất lên tới 11,99%/năm, có ở kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày. Western Bank hiện cũng là ngân hàng có lãi suất huy động cao ở một số sản phẩm, từ 11,8% - 11,99%/năm.
Như vậy, sau “thông điệp” sẽ kiểm tra các ngân hàng có lãi suất huy động 12%/năm từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm này thị trường đã đón nhận những mức lãi suất cao ở các sản phẩm khác nhau. Tất cả đều “hẹn” ở sát mốc 12%/năm, dù hiện không thấy có văn bản nào cấm các nhà băng tăng lãi suất lên mốc này.
Trong quá khứ, để bình ổn, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần phát đi thông điệp tương tự và phản ứng của các ngân hàng là hiện tượng cầm chừng lãi suất trước mốc “cảnh báo”.