Cam kết đầu tư hơn 24 nghìn tỷ đồng vào Tây Nguyên
Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên đã chứng kiến lễ ký kết 30 dự án giữa các nhà đầu tư và đại diện 5 tỉnh Tây Nguyên
Ngày 5/9, tại Đắc Lắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng 5 tỉnh Tây Nguyên với sự tham gia của BIDV đã tổ chức “Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên”. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đến dự và chỉ đạo.
Ban tổ chức trao 16 chứng nhận đầu tư với giá trị 8.528 tỷ đồng vào Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 3 dự án , tổng vốn đầu tư 2.771 tỷ đồng. Gia Lai có 2 dự án, tổng vốn 150 tỷ đồng. Đăk Lăk với 7 dự án, tổng vốn 3.105 tỷ đồng. Lâm Đồng có 4 dự án, tổng vốn đầu tư 2.502 tỷ đồng.
Diễn đàn cũng đã chứng kiến lễ ký kết giữa các nhà đầu tư và đại diện 5 tỉnh Tây Nguyên với 30 dự án có tổng giá trị đầu tư lên tới 16.149,5 tỷ đồng. 5 tỉnh đã ký các thỏa thuận liên minh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các tổng công ty: đầu tư phát triển Đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, = Cà phê Việt Nam, Cổ phần xuất nhập khẩu - Xây dựng Việt Nam, Xây dựng Công trình giao thông 5...
Chỉ trong vòng 2 tháng chuẩn bị, Diễn đàn xúc tiến đầu tư lần này đã thu hút một lượng vốn hơn 24.000 tỷ đồng, đó là điều đáng mừng cho khu vực Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa các dự án này cũng như tạo niềm tin trong tương lai cho các nhà đầu tư, Diễn đàn đã tập trung làm rõ các giải pháp cơ bản và bền vững. Trước hết, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu để từ đó hiện thực hóa các chương trình dự án, kế hoạch đầu tư, phương thức huy động vốn, ưu tiên cho từng chương trình dự án nhằm phát huy hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế Tây Nguyên.
Tiếp theo, đẩy nhanh đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính phát triển các tuyến đường ngang, đường hành lang Đông Tây để nối với các vùng xung quanh và các nước trong khu vực; tiếp tục mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột, Pleiku tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư cả vùng; tập trung đầu tư các dự án thủy điện đã có trong quy hoạch, kết hợp với các công trình thủy lợi để cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào, đảm bảo đến 2010 có từ 70 - 80% diện tích cây trồng được tưới nước.
Bên cạnh đó, cần sớm hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới để mở rộng quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia, khai thác có hiệu quả hành lang kinh tế Đông Tây. Phải đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức thu hút vốn đầu tư, vốn ngân sách phải tập trung cho các DA kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính, tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư phù hợp, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Hiện tại, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tới 50% GDP toàn khu vực này. Các địa phương và ngành giáo dục phải có những quyết sách về đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn nhằm đáp ứng có hiệu quả nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn hoạt động trên địa bàn.
Ban tổ chức trao 16 chứng nhận đầu tư với giá trị 8.528 tỷ đồng vào Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 3 dự án , tổng vốn đầu tư 2.771 tỷ đồng. Gia Lai có 2 dự án, tổng vốn 150 tỷ đồng. Đăk Lăk với 7 dự án, tổng vốn 3.105 tỷ đồng. Lâm Đồng có 4 dự án, tổng vốn đầu tư 2.502 tỷ đồng.
Diễn đàn cũng đã chứng kiến lễ ký kết giữa các nhà đầu tư và đại diện 5 tỉnh Tây Nguyên với 30 dự án có tổng giá trị đầu tư lên tới 16.149,5 tỷ đồng. 5 tỉnh đã ký các thỏa thuận liên minh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các tổng công ty: đầu tư phát triển Đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, = Cà phê Việt Nam, Cổ phần xuất nhập khẩu - Xây dựng Việt Nam, Xây dựng Công trình giao thông 5...
Chỉ trong vòng 2 tháng chuẩn bị, Diễn đàn xúc tiến đầu tư lần này đã thu hút một lượng vốn hơn 24.000 tỷ đồng, đó là điều đáng mừng cho khu vực Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa các dự án này cũng như tạo niềm tin trong tương lai cho các nhà đầu tư, Diễn đàn đã tập trung làm rõ các giải pháp cơ bản và bền vững. Trước hết, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu để từ đó hiện thực hóa các chương trình dự án, kế hoạch đầu tư, phương thức huy động vốn, ưu tiên cho từng chương trình dự án nhằm phát huy hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế Tây Nguyên.
Tiếp theo, đẩy nhanh đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính phát triển các tuyến đường ngang, đường hành lang Đông Tây để nối với các vùng xung quanh và các nước trong khu vực; tiếp tục mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột, Pleiku tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư cả vùng; tập trung đầu tư các dự án thủy điện đã có trong quy hoạch, kết hợp với các công trình thủy lợi để cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào, đảm bảo đến 2010 có từ 70 - 80% diện tích cây trồng được tưới nước.
Bên cạnh đó, cần sớm hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới để mở rộng quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia, khai thác có hiệu quả hành lang kinh tế Đông Tây. Phải đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức thu hút vốn đầu tư, vốn ngân sách phải tập trung cho các DA kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính, tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư phù hợp, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Hiện tại, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tới 50% GDP toàn khu vực này. Các địa phương và ngành giáo dục phải có những quyết sách về đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn nhằm đáp ứng có hiệu quả nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn hoạt động trên địa bàn.