Cấm lập nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính
Gồm 6 chương, 72 điều, Luật Kế toán (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017
Luật Kế toán (sửa đổi) chỉ quy định cấm đơn vị kế toán lập 2 hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên, nhưng không cấm đối với kế toán quản trị.
Đây là một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình , trước khi Quốc hội thông qua Luật Kế toán (sửa đổi) chiều 20/11.
Việc cấm hành vi lập nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính nhằm ngăn chặn tình trạng ngoài hệ thống sổ kế toán tài chính theo quy định, đơn vị kế toán còn lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính khác phản ánh không đúng tình hình tài chính của đơn vị để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, sử dụng để làm hồ sơ vay vốn các tổ chức tín dụng, đấu thầu, thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính... theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với quy định kiểm tra kế toán, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã bỏ quy định định “không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm” để bảo đảm kiểm tra, kiểm soát lại khi kết quả kiểm tra trước đó có sai sót.
Liên quan đến quy định về những người không được làm kế toán, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị xem xét lại quy định cấm người thân làm kế toán đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân để phù hợp với thực tiễn.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định những người không được làm kế toán gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán cũng không được làm kế toán, song vẫn trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Giải trình về ý kiến quy định về thủ tục hành nghề dịch vụ kế toán quá phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, kinh doanh dịch vụ kế toán là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Yêu cầu trước tiên là người muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ kế toán viên, sau đó phải đăng ký bình thường như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác.
Dự thảo luật quy định giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Quy định này, theo báo cáo giải trình là nhằm đề cao trách nhiệm, bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán.
Gồm 6 chương, 72 điều, Luật Kế toán (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Đây là một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình , trước khi Quốc hội thông qua Luật Kế toán (sửa đổi) chiều 20/11.
Việc cấm hành vi lập nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính nhằm ngăn chặn tình trạng ngoài hệ thống sổ kế toán tài chính theo quy định, đơn vị kế toán còn lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính khác phản ánh không đúng tình hình tài chính của đơn vị để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, sử dụng để làm hồ sơ vay vốn các tổ chức tín dụng, đấu thầu, thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính... theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với quy định kiểm tra kế toán, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã bỏ quy định định “không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm” để bảo đảm kiểm tra, kiểm soát lại khi kết quả kiểm tra trước đó có sai sót.
Liên quan đến quy định về những người không được làm kế toán, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị xem xét lại quy định cấm người thân làm kế toán đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân để phù hợp với thực tiễn.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định những người không được làm kế toán gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán cũng không được làm kế toán, song vẫn trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Giải trình về ý kiến quy định về thủ tục hành nghề dịch vụ kế toán quá phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, kinh doanh dịch vụ kế toán là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Yêu cầu trước tiên là người muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ kế toán viên, sau đó phải đăng ký bình thường như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác.
Dự thảo luật quy định giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Quy định này, theo báo cáo giải trình là nhằm đề cao trách nhiệm, bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán.
Gồm 6 chương, 72 điều, Luật Kế toán (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.