Cảm nhận gì về môi trường kinh doanh 2008?
Doanh nghiệp cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2008 kém thuận lợi, nhưng vẫn lạc quan về những năm sắp tới
Doanh nghiệp cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2008 kém thuận lợi, nhưng vẫn lạc quan về những năm sắp tới.
Điều này có thể nhận thấy qua báo cáo “Cảm nhận môi trường kinh doanh 2008”, được Ban thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam công bố sáng 1/12, căn cứ trên số liệu điều tra tiến hành trong tháng 9/2008.
Đánh giá "kém" tăng đột biến
Cụ thể, tính theo mức điểm từ 4 (rất tốt) đến 1 (kém) thì năm 2008 chỉ đạt 1,89 điểm (năm 2007 là 2,67 điểm). Trong khi đó, năm 2009 đạt mức 2,33 điểm và các năm 2010-2011 được 2,79 điểm.
Kết quả này cho thấy môi trường kinh doanh năm nay có rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. Số lượng công ty thiếu lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2008 gia tăng đáng kể. Năm ngoái, chỉ có 5,3% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh ở mức “kém”, trong khi năm nay, tỷ lệ là 30%.
Tuy nhiên, cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều lạc quan hơn về môi trường kinh doanh trong những năm tới, thể hiện qua mức xếp hạng cao hơn cho năm 2009, đặc biệt xếp hạng của năm 2010-2011 đã quay trở lại mức lạc quan của năm 2007, năm kinh tế phát triển rực rỡ nhất trong vòng nhiều năm qua.
Kết quả điều tra năm nay cũng tiếp tục cho thấy sự nhất quán trong đánh giá của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, chứng tỏ sân chơi giữa các loại hình doanh nghiệp ngày càng bình đẳng hơn.
"Bét bảng" năm ngoái, vẫn "đội sổ"... năm nay
Trong 13 chỉ số riêng biệt của môi trường kinh doanh, “Tiếp cận thông tin” đạt điểm tốt nhất, 2,54 (thang điểm tối đa là 4); tiếp đến là “Khả năng cạnh tranh khu vực” 2,43 điểm. “Quản lý kinh tế vĩ mô” 2,4 điểm; “chi phí hoạt động kinh doanh” 2,38 điểm; “Tiếp cận tài chính” 2,35 điểm.
Trong khi đó, năm lĩnh vực được đánh giá ít có cải thiện nhất trong năm 2007 vẫn giữ nguyên trong năm 2008 cho thấy nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực này còn chậm và chưa hiệu quả.
Trong 5 chỉ số đứng cuối bảng, “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm kém nhất, 1,94. Các chỉ số tiếp theo là “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” 1,97 điểm; “Hệ thống tòa án” 2,11 điểm; “Dịch vụ hành chính” 2,14 điểm; “Nguồn lao động có tay nghề” 2,18 điểm.
Về cơ sở hạ tầng, báo cáo phân tích nguyên nhân từ thiếu hụt và không ổn định điện năng, từ cảng biển tắc nghẽn, giao thông đường bộ yếu kém. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh và giảm tính cạnh tranh.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn là lĩnh vực tiếp tục bị các doanh nghiệp đánh giá thấp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo cũng cho rằng việc chấp hành các luật lệ, quy định của Việt Nam trong lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế mặc dù chúng ta đã gia nhập WTO và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ đầu năm 2006.
Theo báo cáo, hệ thống tòa án và thực thi pháp luật cần phải được xem xét và điều chỉnh. Thủ tục hành chính cồng kềnh, thực thi hợp đồng mất nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có hệ thống tòa án kém hiệu quả.
Chỉ số “Hiệu quả của dịch vụ hành chính” thấp liên tục là vấn đề tồn tại mà Chính phủ vẫn đang nỗ lực giải quyết. Tuy vậy, vẫn có nhiều quan ngại về việc luật lệ chi phối các hoạt động kinh doanh được xây dựng không rõ ràng, thiếu nhất quán dẫn đến việc diễn giải pháp luật tùy tiện và tạo điều kiện cho trục lợi, tham nhũng phát sinh.
Liên quan đến chỉ số “Nguồn cung lao động tay nghề cao”, khối doanh nghiệp trong nước tỏ ra kém lạc quan hơn doanh nghiệp nước ngoài về chỉ số này, chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đang “tụt hậu” trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm lao động chất lượng.
Ghi nhận thay đổi
Mặc dù nhận định môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn trong năm 2008, nhưng gần một nửa số doanh nghiệp (45%) ghi nhận có sự tiến bộ trong thủ tục hành chính và gia nhập thị trường, đặc biệt là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp.
Có 46,6% doanh nghiệp nước ngoài cảm nhận được các thay đổi tích cực trong đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 39,6% doanh nghiệp nước ngoài tham gia điều tra ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực “Tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời không có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới đã tăng gấp đôi so với năm 2007 (22% so với 10%), 78% vẫn tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam trong tương lai.
Những lý do khiến doanh nghiệp tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam trong vài năm tới là “Triển vọng kinh tế thuận lợi”, “Mở cửa thị trường và cải cách do Việt Nam gia nhập WTO, và “Tăng trưởng của thị trường trong nước”. Khoảng 40%-50% doanh nghiệp lựa chọn ba yếu tố này.
Bên cạnh những cái “được”, báo cáo "Cảm nhận môi trường kinh doanh 2008" cũng chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện. Đó là cải thiện việc soạn thảo luật lệ; ngăn chặn, kiểm soát tham nhũng; bãi bỏ giấy phép không cần thiết; cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo; nâng cao thực thi pháp luật; cải thiện cơ sở hạ tầng...
* Trong 254 doanh nghiệp tham gia điều tra, có 77% là doanh nghiệp trong nước, 23% là doanh nghiệp nước ngoài; có 30,3% tổng số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, 45,3% thuộc lĩnh vực dịch vụ, 31,9% thuộc lĩnh vực thương mại và 16,1% thuộc ngành khác.
Điều này có thể nhận thấy qua báo cáo “Cảm nhận môi trường kinh doanh 2008”, được Ban thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam công bố sáng 1/12, căn cứ trên số liệu điều tra tiến hành trong tháng 9/2008.
Đánh giá "kém" tăng đột biến
Cụ thể, tính theo mức điểm từ 4 (rất tốt) đến 1 (kém) thì năm 2008 chỉ đạt 1,89 điểm (năm 2007 là 2,67 điểm). Trong khi đó, năm 2009 đạt mức 2,33 điểm và các năm 2010-2011 được 2,79 điểm.
Kết quả này cho thấy môi trường kinh doanh năm nay có rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. Số lượng công ty thiếu lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2008 gia tăng đáng kể. Năm ngoái, chỉ có 5,3% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh ở mức “kém”, trong khi năm nay, tỷ lệ là 30%.
Tuy nhiên, cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều lạc quan hơn về môi trường kinh doanh trong những năm tới, thể hiện qua mức xếp hạng cao hơn cho năm 2009, đặc biệt xếp hạng của năm 2010-2011 đã quay trở lại mức lạc quan của năm 2007, năm kinh tế phát triển rực rỡ nhất trong vòng nhiều năm qua.
Kết quả điều tra năm nay cũng tiếp tục cho thấy sự nhất quán trong đánh giá của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, chứng tỏ sân chơi giữa các loại hình doanh nghiệp ngày càng bình đẳng hơn.
"Bét bảng" năm ngoái, vẫn "đội sổ"... năm nay
Trong 13 chỉ số riêng biệt của môi trường kinh doanh, “Tiếp cận thông tin” đạt điểm tốt nhất, 2,54 (thang điểm tối đa là 4); tiếp đến là “Khả năng cạnh tranh khu vực” 2,43 điểm. “Quản lý kinh tế vĩ mô” 2,4 điểm; “chi phí hoạt động kinh doanh” 2,38 điểm; “Tiếp cận tài chính” 2,35 điểm.
Trong khi đó, năm lĩnh vực được đánh giá ít có cải thiện nhất trong năm 2007 vẫn giữ nguyên trong năm 2008 cho thấy nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực này còn chậm và chưa hiệu quả.
Trong 5 chỉ số đứng cuối bảng, “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm kém nhất, 1,94. Các chỉ số tiếp theo là “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” 1,97 điểm; “Hệ thống tòa án” 2,11 điểm; “Dịch vụ hành chính” 2,14 điểm; “Nguồn lao động có tay nghề” 2,18 điểm.
Về cơ sở hạ tầng, báo cáo phân tích nguyên nhân từ thiếu hụt và không ổn định điện năng, từ cảng biển tắc nghẽn, giao thông đường bộ yếu kém. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh và giảm tính cạnh tranh.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn là lĩnh vực tiếp tục bị các doanh nghiệp đánh giá thấp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo cũng cho rằng việc chấp hành các luật lệ, quy định của Việt Nam trong lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế mặc dù chúng ta đã gia nhập WTO và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ đầu năm 2006.
Theo báo cáo, hệ thống tòa án và thực thi pháp luật cần phải được xem xét và điều chỉnh. Thủ tục hành chính cồng kềnh, thực thi hợp đồng mất nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có hệ thống tòa án kém hiệu quả.
Chỉ số “Hiệu quả của dịch vụ hành chính” thấp liên tục là vấn đề tồn tại mà Chính phủ vẫn đang nỗ lực giải quyết. Tuy vậy, vẫn có nhiều quan ngại về việc luật lệ chi phối các hoạt động kinh doanh được xây dựng không rõ ràng, thiếu nhất quán dẫn đến việc diễn giải pháp luật tùy tiện và tạo điều kiện cho trục lợi, tham nhũng phát sinh.
Liên quan đến chỉ số “Nguồn cung lao động tay nghề cao”, khối doanh nghiệp trong nước tỏ ra kém lạc quan hơn doanh nghiệp nước ngoài về chỉ số này, chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đang “tụt hậu” trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm lao động chất lượng.
Ghi nhận thay đổi
Mặc dù nhận định môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn trong năm 2008, nhưng gần một nửa số doanh nghiệp (45%) ghi nhận có sự tiến bộ trong thủ tục hành chính và gia nhập thị trường, đặc biệt là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp.
Có 46,6% doanh nghiệp nước ngoài cảm nhận được các thay đổi tích cực trong đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 39,6% doanh nghiệp nước ngoài tham gia điều tra ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực “Tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời không có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới đã tăng gấp đôi so với năm 2007 (22% so với 10%), 78% vẫn tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam trong tương lai.
Những lý do khiến doanh nghiệp tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam trong vài năm tới là “Triển vọng kinh tế thuận lợi”, “Mở cửa thị trường và cải cách do Việt Nam gia nhập WTO, và “Tăng trưởng của thị trường trong nước”. Khoảng 40%-50% doanh nghiệp lựa chọn ba yếu tố này.
Bên cạnh những cái “được”, báo cáo "Cảm nhận môi trường kinh doanh 2008" cũng chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện. Đó là cải thiện việc soạn thảo luật lệ; ngăn chặn, kiểm soát tham nhũng; bãi bỏ giấy phép không cần thiết; cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo; nâng cao thực thi pháp luật; cải thiện cơ sở hạ tầng...
* Trong 254 doanh nghiệp tham gia điều tra, có 77% là doanh nghiệp trong nước, 23% là doanh nghiệp nước ngoài; có 30,3% tổng số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, 45,3% thuộc lĩnh vực dịch vụ, 31,9% thuộc lĩnh vực thương mại và 16,1% thuộc ngành khác.