Căn bệnh “quá lạc quan”
Liệu các phân tích được các chuyên gia của các công ty chứng khoán hay tổ chức tài chính công bố có đáng tin cậy không?
Bài viết của các tác giả Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn.
Bài viết này sẽ bàn về một số kết quả nghiên cứu gần đây về vai trò của giới chuyên gia phân tích trên thị trường tài chính các nước và những gợi ý cho Việt Nam trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán.
Hầu như trên các thị trường tài chính đang phát triển lẫn phát triển, người ta luôn tìm thấy bóng dáng của các chuyên gia phân tích thị trường, dù là được thuê bởi các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, hay là những chuyên gia hoạt động độc lập.
Trong năm qua tại Việt Nam, đã dần xuất hiện nhiều báo cáo phân tích của các chuyên gia phân tích thị trường trong lẫn ngoài nước, với nội dung đa dạng, bao gồm bình luận, đánh giá, thậm chí là đưa ra các mức giá dự đoán cho công chúng về tình hình chung của thị trường hoặc cho từng loại cổ phiếu, dự đoán giá IPO...
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn nghi ngờ liệu các phân tích được các chuyên gia của các công ty chứng khoán hay tổ chức tài chính công bố với dòng chữ “mang tính tham khảo” này có đáng tin cậy không? Và liệu người ta có thu được lợi ích gì từ các bản phân tích đó không?
Chuyên gia phân tích: đa dạng
Các chuyên gia phân tích thị trường ở các thị trường phát triển thường được chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ nhất là các chuyên gia “nhóm bán” (sell-side analyst) hay chuyên gia tư vấn. Các chuyên gia này làm việc cho các công ty chứng khoán. Ví dụ ở Mỹ, họ thuộc nhóm công ty môi giới của các tập đoàn lớn ở Wall Street như Bear Stearns, Lehman Brothers, hay Cowen Group, có trách nhiệm theo dõi các chứng khoán và đề xuất quyết định mua bán cho khách hàng của bộ phận môi giới.
Và vì thế, hiển nhiên, các báo cáo này phải được công bố cho các khách hàng của bộ phận môi giới. Điều này đồng nghĩa với việc đây là các báo cáo được công bố rộng rãi cho công chúng đầu tư.
Nhóm thứ hai là các chuyên gia “nhóm mua” (buy-side analyst) hay chuyên gia phân tích đầu tư. Các chuyên gia này đưa ra phân tích nhằm phục vụ mục tiêu đầu tư của công ty mà mình làm việc, và các phân tích của họ thường không được công bố ra ngoài.
Đa số các chuyên gia này làm việc cho quỹ hỗ tương, các công ty quản lý quỹ và tài sản, quỹ hưu trí hay các tổ chức tự dùng tiền của mình để đầu tư (như tự doanh của công ty chứng khoán, đầu tư tài chính của ngân hàng).
Các chuyên gia làm việc cho các quỹ mang tính đầu cơ cao như kiểu quỹ phòng vệ (hedge fund) cũng được xếp vào nhóm các chuyên gia nhóm mua với lương bổng rất hậu hĩnh, và nhiều người trong số họ vốn là các chuyên gia nhóm bán có uy tín.
Cuối cùng là các chuyên gia độc lập. Đây là những người không làm việc cho công ty chứng khoán hay quỹ đầu tư. Họ là các nhà phân tích làm việc độc lập và bán các phân tích của mình để thu phí.
Nhiều nhà phân tích độc lập liên kết với nhau lập công ty để bán các phân tích của mình. Khách hàng của họ có thể là các tổ chức kinh doanh, thậm chí có cả các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, vì các tổ chức này cần một báo cáo độc lập, không bị “áp lực” từ tác động của các bộ phận khác nhau trong công ty, để đối chiếu so sánh với những báo cáo phân tích từ nội bộ, vốn mang tai tiếng là bị “bóp méo” vì nhiều nguyên nhân.
Vì phần lớn các báo cáo phân tích mà công chúng đầu tư được tiếp cận là từ các nhà phân tích nhóm bán và các kết quả phân tích của nhóm này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh luận gần đây trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu học thuật, nên bài viết này sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến các nhà phân tích nhóm bán.
Uy tín ngày càng giảm sút
Trên thế giới, mà bắt đầu từ Mỹ, các chuyên gia phân tích “nhóm bán” bị nhiều tai tiếng từ giai đoạn bùng nổ và vỡ bong bóng cổ phiếu “dotcom”.
Các chuyên gia này bị nghi ngờ là đã bóp méo báo cáo của mình trong giai đoạn đó để thổi phồng giá cổ phiếu và “dụ dỗ” nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lớn để kiếm tiền hoa hồng lẫn phí bảo lãnh phát hành cao cho công ty.
Đỉnh điểm của việc sụt giảm tai tiếng của các chuyên gia phân tích này là từ vụ phá sản của tập đoàn Enron vào năm 2001. Tập đoàn này nộp hồ sơ xin phá sản vào tháng 12/2001, trong khi đó, các nhà phân tích vẫn nhận định “lạc quan” đối với cổ phiếu công ty này đến tận tháng 10-2001, bất chấp những con số thua lỗ lớn thể hiện trong báo cáo kế toán và việc giá trị cổ phiếu tập đoàn này đã sụt giảm 50% trong quí trước đó!
Gần đây nhất, lại có một sự kiện nổi đình nổi đám trong giới tài chính ở Wall Street liên quan đến các chuyên gia phân tích thuộc “nhóm bán”. Giữa năm 2006, một trong số lãnh đạo cao cấp của bộ phận nghiên cứu chứng khoán toàn cầu của một tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới đã gửi e-mail cho bộ phận phân tích tại London và chỉ trích nặng nề rằng họ làm việc rất kém hiệu quả.
Điều này cũng không có gì to tát nhưng sau đó e-mail này đã được tung lên mạng, và gây ra một làn sóng tranh luận rộng rãi rằng liệu các chuyên gia phân tích thuộc “nhóm bán” có phải là “vô dụng” hay “ăn hại” hay không?
Nhiều người vẫn bảo vệ ý kiến là các chuyên gia nhóm bán vẫn rất hữu ích, và giúp thị trường có thêm nhiều thông tin. Tuy nhiên, các chỉ trích đối với nhóm phân tích này càng ngày càng nặng nề, và khiến nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Kết quả nghiên cứu lại dẫn đến nhiều phát hiện thú vị.
Căn bệnh “quá lạc quan”: chỉ đề xuất mua, ít đề xuất bán
Kết quả nghiên cứu tại thị trường các nước G7, nhiều nước châu Âu khác và Úc đã khẳng định rằng các nhà phân tích của các công ty chứng khoán thường “quá lạc quan” khi đưa ra các đánh giá của mình, cụ thể là họ ít khi nào đề xuất bán cổ phiếu, mà đa phần chỉ đề xuất nên mua, hoặc giữ cổ phiếu.
Mặt khác, các nghiên cứu từ thập niên 1990 đã chỉ ra rằng các dự báo về lợi nhuận của các công ty niêm yết do các nhà phân tích nhóm bán đưa ra cũng thường “quá lạc quan”, thông thường dự báo cao hơn mức thực tế công bố sau đó rất nhiều.
Đây là bằng chứng ủng hộ nghi ngờ của nhiều người là các nhà phân tích nhóm bán đã góp phần đẩy giá chứng khoán lên cao trong giai đoạn bùng nổ của công ty dotcom bằng các phân tích có tính dẫn dắt nhà đầu tư nên gia tăng việc mua cổ phiếu vào. Điều đáng chú ý là tình trạng này không chỉ có ở Mỹ mà được tìm thấy ở hầu hết các nước châu Âu và Nhật, Canada.
Vì sao như vậy?
Nguyên nhân dẫn đến tình hình này được lý giải từ nhiều khía cạnh khác nhau. Những khía cạnh nổi bật nhất thường liên quan đến lợi ích của cá nhân nhà phân tích và công ty chứng khoán của họ, bao gồm việc “nói tốt” cho cổ phiếu của các công ty đang ủy nhiệm cho công ty chứng khoán mà nhà phân tích đang làm việc thực hiện bảo lãnh phát hành lần đầu hay phát hành mới.
Nhờ vào ảnh hưởng của các báo cáo lạc quan quá mức này, công ty chứng khoán có thể sẽ thực hiện thành công đợt bảo lãnh phát hành và kiếm một khoản phí hoa hồng hậu hĩnh từ các vụ phát hành cổ phiếu lớn, vốn rất phổ biến trong thời bùng nổ công ty công nghệ cao.
Sau đó, danh tiếng “bảo lãnh phát hành tốt” của công ty chứng khoán sẽ còn vang xa và như vậy, nhiều khách hàng lớn sẽ tìm đến để nhờ công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành.
Một mục tiêu khác của việc “nói tốt” quá mức cho cổ phiếu một số công ty là nhằm kiếm phí môi giới từ giao dịch của khách hàng. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng các báo cáo “nói tốt” về một số cổ phiếu nào đó, ngay cả trong trường hợp đó không phải là các cổ phiếu do công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành, thì cũng dễ dàng khiến các khách hàng cá nhân lẫn tổ chức của công ty giao dịch các cổ phiếu đó sôi động hơn, và do đó tạo ra nhiều phí hoa hồng hơn.
Ở một khía cạnh khác, nếu có một công ty được dự đoán là sẽ có kết quả kinh doanh không tốt, các nhà phân tích nhóm bán sẽ thà rằng không đưa ra phân tích, hoặc chỉ ra một báo cáo vô thưởng vô phạt với đề xuất “giữ cổ phiếu” thay vì “bán cổ phiếu” của công ty đó.
Nguyên nhân này được giải thích qua nghiên cứu mối liên hệ của dòng thông tin từ ban lãnh đạo các công ty niêm yết đến các nhà phân tích. Theo đó, các nhà phân tích sẽ không muốn làm mất lòng các lãnh đạo của công ty niêm yết, vì nếu không, họ sẽ đánh mất “đầu mối” thông tin quan trọng để tiếp cận với các thông tin “không được phổ biến” (private information), một nguồn quan trọng để thực hiện các phân tích tốt.
Một cách giải thích gây nhiều tranh cãi khác xuất phát từ khía cạnh lợi ích cá nhân của nhà phân tích. Nhà phân tích hoàn toàn có thể là cổ đông của công ty được phân tích, và đang sở hữu nhiều lợi ích như quyền mua cổ phần, hay cơ hội mua chứng khoán giá rẻ, có ưu tiên mua trong đợt phát hành mới, hay thậm chí là được hứa cho phép mua cổ phiếu với giá rẻ từ trước khi phát hành lần đầu thông qua một số biện pháp kỹ thuật để qua mặt cơ quan quản lý.
Và đương nhiên, quyền lợi của nhà phân tích trong công ty được phân tích càng lớn, thì bản phân tích sẽ càng thiên lệch về hướng đề xuất nên mua cổ phiếu đó.
Gần đây nhất, đã xuất hiện một giả thuyết mới là với mức độ phức tạp của thị trường hiện nay, một tổ chức tài chính có thể vừa có công ty môi giới chứng khoán, vừa có quỹ đầu tư; và do đó, các nhà phân tích nhóm bán của công ty môi giới chứng khoán hoàn toàn có thể bị áp lực phải đưa ra nhận định lạc quan đối với những cổ phiếu do quỹ đầu tư thuộc tập đoàn mẹ sở hữu. Như vậy, họ sẽ bị “hai tầng áp lực”, một từ bộ phận bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán, hai là từ công ty quản lý quỹ của tập đoàn mẹ.
Các nhà phân tích cũng có thể trở nên “quá lạc quan” do tác động của các hiệu ứng tâm lý khác nhau. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tài chính hành vi cho rằng các nhà phân tích “nhóm bán” đã phản ứng thái quá khi công ty có tin tốt, và phản ứng chậm khi công ty có tin xấu, do tác động của hiệu ứng tâm lý quá tự tin và sức ỳ tâm lý, dẫn đến việc họ dễ dàng đưa ra các đề xuất mua hơn là đề xuất bán.
Một yếu tố nữa là tâm lý bầy đàn trong việc đưa ra các phân tích. Các nhà phân tích có xu hướng điều chỉnh các phân tích của mình sao cho “tương đối thống nhất” với số đông đồng nghiệp.
Ví dụ, có người bảo Vietcombank sẽ có giá trung bình 150.000 đầu tiên, thì những người sau đó cũng sẽ dễ dàng hướng theo mức giá này. Đến khi có người điều chỉnh dự đoán xuống 120.000, thì lại thấy có những ý kiến sau chạy theo giá 120.000.
Bài viết này sẽ bàn về một số kết quả nghiên cứu gần đây về vai trò của giới chuyên gia phân tích trên thị trường tài chính các nước và những gợi ý cho Việt Nam trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán.
Hầu như trên các thị trường tài chính đang phát triển lẫn phát triển, người ta luôn tìm thấy bóng dáng của các chuyên gia phân tích thị trường, dù là được thuê bởi các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, hay là những chuyên gia hoạt động độc lập.
Trong năm qua tại Việt Nam, đã dần xuất hiện nhiều báo cáo phân tích của các chuyên gia phân tích thị trường trong lẫn ngoài nước, với nội dung đa dạng, bao gồm bình luận, đánh giá, thậm chí là đưa ra các mức giá dự đoán cho công chúng về tình hình chung của thị trường hoặc cho từng loại cổ phiếu, dự đoán giá IPO...
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn nghi ngờ liệu các phân tích được các chuyên gia của các công ty chứng khoán hay tổ chức tài chính công bố với dòng chữ “mang tính tham khảo” này có đáng tin cậy không? Và liệu người ta có thu được lợi ích gì từ các bản phân tích đó không?
Chuyên gia phân tích: đa dạng
Các chuyên gia phân tích thị trường ở các thị trường phát triển thường được chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ nhất là các chuyên gia “nhóm bán” (sell-side analyst) hay chuyên gia tư vấn. Các chuyên gia này làm việc cho các công ty chứng khoán. Ví dụ ở Mỹ, họ thuộc nhóm công ty môi giới của các tập đoàn lớn ở Wall Street như Bear Stearns, Lehman Brothers, hay Cowen Group, có trách nhiệm theo dõi các chứng khoán và đề xuất quyết định mua bán cho khách hàng của bộ phận môi giới.
Và vì thế, hiển nhiên, các báo cáo này phải được công bố cho các khách hàng của bộ phận môi giới. Điều này đồng nghĩa với việc đây là các báo cáo được công bố rộng rãi cho công chúng đầu tư.
Nhóm thứ hai là các chuyên gia “nhóm mua” (buy-side analyst) hay chuyên gia phân tích đầu tư. Các chuyên gia này đưa ra phân tích nhằm phục vụ mục tiêu đầu tư của công ty mà mình làm việc, và các phân tích của họ thường không được công bố ra ngoài.
Đa số các chuyên gia này làm việc cho quỹ hỗ tương, các công ty quản lý quỹ và tài sản, quỹ hưu trí hay các tổ chức tự dùng tiền của mình để đầu tư (như tự doanh của công ty chứng khoán, đầu tư tài chính của ngân hàng).
Các chuyên gia làm việc cho các quỹ mang tính đầu cơ cao như kiểu quỹ phòng vệ (hedge fund) cũng được xếp vào nhóm các chuyên gia nhóm mua với lương bổng rất hậu hĩnh, và nhiều người trong số họ vốn là các chuyên gia nhóm bán có uy tín.
Cuối cùng là các chuyên gia độc lập. Đây là những người không làm việc cho công ty chứng khoán hay quỹ đầu tư. Họ là các nhà phân tích làm việc độc lập và bán các phân tích của mình để thu phí.
Nhiều nhà phân tích độc lập liên kết với nhau lập công ty để bán các phân tích của mình. Khách hàng của họ có thể là các tổ chức kinh doanh, thậm chí có cả các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, vì các tổ chức này cần một báo cáo độc lập, không bị “áp lực” từ tác động của các bộ phận khác nhau trong công ty, để đối chiếu so sánh với những báo cáo phân tích từ nội bộ, vốn mang tai tiếng là bị “bóp méo” vì nhiều nguyên nhân.
Vì phần lớn các báo cáo phân tích mà công chúng đầu tư được tiếp cận là từ các nhà phân tích nhóm bán và các kết quả phân tích của nhóm này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh luận gần đây trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu học thuật, nên bài viết này sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến các nhà phân tích nhóm bán.
Uy tín ngày càng giảm sút
Trên thế giới, mà bắt đầu từ Mỹ, các chuyên gia phân tích “nhóm bán” bị nhiều tai tiếng từ giai đoạn bùng nổ và vỡ bong bóng cổ phiếu “dotcom”.
Các chuyên gia này bị nghi ngờ là đã bóp méo báo cáo của mình trong giai đoạn đó để thổi phồng giá cổ phiếu và “dụ dỗ” nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lớn để kiếm tiền hoa hồng lẫn phí bảo lãnh phát hành cao cho công ty.
Đỉnh điểm của việc sụt giảm tai tiếng của các chuyên gia phân tích này là từ vụ phá sản của tập đoàn Enron vào năm 2001. Tập đoàn này nộp hồ sơ xin phá sản vào tháng 12/2001, trong khi đó, các nhà phân tích vẫn nhận định “lạc quan” đối với cổ phiếu công ty này đến tận tháng 10-2001, bất chấp những con số thua lỗ lớn thể hiện trong báo cáo kế toán và việc giá trị cổ phiếu tập đoàn này đã sụt giảm 50% trong quí trước đó!
Gần đây nhất, lại có một sự kiện nổi đình nổi đám trong giới tài chính ở Wall Street liên quan đến các chuyên gia phân tích thuộc “nhóm bán”. Giữa năm 2006, một trong số lãnh đạo cao cấp của bộ phận nghiên cứu chứng khoán toàn cầu của một tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới đã gửi e-mail cho bộ phận phân tích tại London và chỉ trích nặng nề rằng họ làm việc rất kém hiệu quả.
Điều này cũng không có gì to tát nhưng sau đó e-mail này đã được tung lên mạng, và gây ra một làn sóng tranh luận rộng rãi rằng liệu các chuyên gia phân tích thuộc “nhóm bán” có phải là “vô dụng” hay “ăn hại” hay không?
Nhiều người vẫn bảo vệ ý kiến là các chuyên gia nhóm bán vẫn rất hữu ích, và giúp thị trường có thêm nhiều thông tin. Tuy nhiên, các chỉ trích đối với nhóm phân tích này càng ngày càng nặng nề, và khiến nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Kết quả nghiên cứu lại dẫn đến nhiều phát hiện thú vị.
Căn bệnh “quá lạc quan”: chỉ đề xuất mua, ít đề xuất bán
Kết quả nghiên cứu tại thị trường các nước G7, nhiều nước châu Âu khác và Úc đã khẳng định rằng các nhà phân tích của các công ty chứng khoán thường “quá lạc quan” khi đưa ra các đánh giá của mình, cụ thể là họ ít khi nào đề xuất bán cổ phiếu, mà đa phần chỉ đề xuất nên mua, hoặc giữ cổ phiếu.
Mặt khác, các nghiên cứu từ thập niên 1990 đã chỉ ra rằng các dự báo về lợi nhuận của các công ty niêm yết do các nhà phân tích nhóm bán đưa ra cũng thường “quá lạc quan”, thông thường dự báo cao hơn mức thực tế công bố sau đó rất nhiều.
Đây là bằng chứng ủng hộ nghi ngờ của nhiều người là các nhà phân tích nhóm bán đã góp phần đẩy giá chứng khoán lên cao trong giai đoạn bùng nổ của công ty dotcom bằng các phân tích có tính dẫn dắt nhà đầu tư nên gia tăng việc mua cổ phiếu vào. Điều đáng chú ý là tình trạng này không chỉ có ở Mỹ mà được tìm thấy ở hầu hết các nước châu Âu và Nhật, Canada.
Vì sao như vậy?
Nguyên nhân dẫn đến tình hình này được lý giải từ nhiều khía cạnh khác nhau. Những khía cạnh nổi bật nhất thường liên quan đến lợi ích của cá nhân nhà phân tích và công ty chứng khoán của họ, bao gồm việc “nói tốt” cho cổ phiếu của các công ty đang ủy nhiệm cho công ty chứng khoán mà nhà phân tích đang làm việc thực hiện bảo lãnh phát hành lần đầu hay phát hành mới.
Nhờ vào ảnh hưởng của các báo cáo lạc quan quá mức này, công ty chứng khoán có thể sẽ thực hiện thành công đợt bảo lãnh phát hành và kiếm một khoản phí hoa hồng hậu hĩnh từ các vụ phát hành cổ phiếu lớn, vốn rất phổ biến trong thời bùng nổ công ty công nghệ cao.
Sau đó, danh tiếng “bảo lãnh phát hành tốt” của công ty chứng khoán sẽ còn vang xa và như vậy, nhiều khách hàng lớn sẽ tìm đến để nhờ công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành.
Một mục tiêu khác của việc “nói tốt” quá mức cho cổ phiếu một số công ty là nhằm kiếm phí môi giới từ giao dịch của khách hàng. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng các báo cáo “nói tốt” về một số cổ phiếu nào đó, ngay cả trong trường hợp đó không phải là các cổ phiếu do công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành, thì cũng dễ dàng khiến các khách hàng cá nhân lẫn tổ chức của công ty giao dịch các cổ phiếu đó sôi động hơn, và do đó tạo ra nhiều phí hoa hồng hơn.
Ở một khía cạnh khác, nếu có một công ty được dự đoán là sẽ có kết quả kinh doanh không tốt, các nhà phân tích nhóm bán sẽ thà rằng không đưa ra phân tích, hoặc chỉ ra một báo cáo vô thưởng vô phạt với đề xuất “giữ cổ phiếu” thay vì “bán cổ phiếu” của công ty đó.
Nguyên nhân này được giải thích qua nghiên cứu mối liên hệ của dòng thông tin từ ban lãnh đạo các công ty niêm yết đến các nhà phân tích. Theo đó, các nhà phân tích sẽ không muốn làm mất lòng các lãnh đạo của công ty niêm yết, vì nếu không, họ sẽ đánh mất “đầu mối” thông tin quan trọng để tiếp cận với các thông tin “không được phổ biến” (private information), một nguồn quan trọng để thực hiện các phân tích tốt.
Một cách giải thích gây nhiều tranh cãi khác xuất phát từ khía cạnh lợi ích cá nhân của nhà phân tích. Nhà phân tích hoàn toàn có thể là cổ đông của công ty được phân tích, và đang sở hữu nhiều lợi ích như quyền mua cổ phần, hay cơ hội mua chứng khoán giá rẻ, có ưu tiên mua trong đợt phát hành mới, hay thậm chí là được hứa cho phép mua cổ phiếu với giá rẻ từ trước khi phát hành lần đầu thông qua một số biện pháp kỹ thuật để qua mặt cơ quan quản lý.
Và đương nhiên, quyền lợi của nhà phân tích trong công ty được phân tích càng lớn, thì bản phân tích sẽ càng thiên lệch về hướng đề xuất nên mua cổ phiếu đó.
Gần đây nhất, đã xuất hiện một giả thuyết mới là với mức độ phức tạp của thị trường hiện nay, một tổ chức tài chính có thể vừa có công ty môi giới chứng khoán, vừa có quỹ đầu tư; và do đó, các nhà phân tích nhóm bán của công ty môi giới chứng khoán hoàn toàn có thể bị áp lực phải đưa ra nhận định lạc quan đối với những cổ phiếu do quỹ đầu tư thuộc tập đoàn mẹ sở hữu. Như vậy, họ sẽ bị “hai tầng áp lực”, một từ bộ phận bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán, hai là từ công ty quản lý quỹ của tập đoàn mẹ.
Các nhà phân tích cũng có thể trở nên “quá lạc quan” do tác động của các hiệu ứng tâm lý khác nhau. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tài chính hành vi cho rằng các nhà phân tích “nhóm bán” đã phản ứng thái quá khi công ty có tin tốt, và phản ứng chậm khi công ty có tin xấu, do tác động của hiệu ứng tâm lý quá tự tin và sức ỳ tâm lý, dẫn đến việc họ dễ dàng đưa ra các đề xuất mua hơn là đề xuất bán.
Một yếu tố nữa là tâm lý bầy đàn trong việc đưa ra các phân tích. Các nhà phân tích có xu hướng điều chỉnh các phân tích của mình sao cho “tương đối thống nhất” với số đông đồng nghiệp.
Ví dụ, có người bảo Vietcombank sẽ có giá trung bình 150.000 đầu tiên, thì những người sau đó cũng sẽ dễ dàng hướng theo mức giá này. Đến khi có người điều chỉnh dự đoán xuống 120.000, thì lại thấy có những ý kiến sau chạy theo giá 120.000.