Cần bình tĩnh hơn khi “ứng xử” với vàng
Trong điều hành xuất nhập khẩu vàng thời gian qua, chúng ta chủ yếu chỉ theo thiên hướng “giật mình”
Đã có một thời gian khá dài, với quan niệm vàng không ảnh hưởng đến chỉ số giá chung và tác động đến lạm phát, nên việc can thiệp thị trường vàng không nằm trong “tầm ngắm” của việc điều hành chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, sau “sự cố” đáng nhớ của giá vàng vào ngày 11/11/2009, “thái độ” đối với vàng của các cơ quan chức năng đã thay đổi kèm theo đó là một loạt quyết định mạnh tay được rốt ráo thực hiện như ngay khi giá vàng vừa có tín hiệu leo thang, lập tức cho nhập khẩu “thoải mái” để bình ổn thị trường...
Bình luận về sự đột ngột thay đổi này, có ý kiến cho rằng với một thị trường nhạy cảm và dễ tổn thương như vàng thì việc điều hành cần tránh tình trạng lúc thì quá “lạnh lùng”, khi lại “vồ vập” quá, hậu quả sẽ khó lường.
Vì, vấn đề căn bản nhất để ổn định thị trường vàng chính là việc ra những quyết định kịp thời và chính xác trong xuất - nhập khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, trong điều hành xuất nhập khẩu vàng thời gian qua, chúng ta chủ yếu chỉ theo thiên hướng “giật mình”, chạy theo giá mà đưa ra quyết định, chứ không mấy khi đón đầu được xu hướng.
Nhìn lại bức tranh xuất - nhập khẩu vàng trong hai năm 2008, 2009 có thể thấy rất rõ điều này.
Từ cuối tháng 5/2008, Chính phủ đã quyết định ngừng nhập khẩu vàng. Hơn nửa năm sau đó, vào hai tháng đầu năm 2009, khi thị trường vàng bắt đầu xuất hiện những diễn biến ngoạn mục đầu tiên, giá vàng trong nước đột ngột tụt hẳn so với giá vàng thế giới từ 300.000 - 800.000 đồng/lượng, việc xuất khẩu vàng được đưa ra nhanh chóng. Khoảng 70 tấn vàng đã “ra đi” đem lại thành tích xuất siêu trong quý 1/2009, thành tích Việt Nam lần đầu tiên đạt được sau 17 năm nhập siêu.
Nhưng, ngay sau đó đã có những dự báo rằng xuất khẩu vàng nhiều không hẳn đã là dấu hiệu tốt, bởi sau này khi có nhu cầu, Việt Nam sẽ lại phải nhập khẩu về. Và khi đó, nếu quản lý không tốt thì cầu ngoại tệ sẽ gia tăng cùng với việc giá vàng trong nước dễ lặp lại tình trạng luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế.
Quả thật, chỉ khoảng 8 tháng sau đó, tháng 11/2009, Việt Nam buộc lại phải quyết định nhập khẩu vàng. Nếu thời điểm xuất khẩu vàng với giá trong khoảng từ 870-980 USD/oz, thì giá vàng mà tháng 11/2009 Việt Nam phải nhập là gần 1.200 USD/oz.
Đến tháng 2/2010, Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục cho Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục nhập khẩu vàng vô giới hạn để bán ra thị trường nhằm bình ổn giá vàng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá vàng trong nước nhiều ngày liên tục luôn đứng mức cao so với giá thế giới, có thời điểm chênh đến vài triệu đồng/lượng dù cung cầu vàng trên thị trường không có dấu hiệu đột biến.
Nhìn lại cơn bão giá vàng hồi trung tuần tháng 11/2009, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng Vina Nguyễn Trung Anh cho rằng đây chính là hệ quả của việc cấm không cho nhập khẩu vàng kể từ hồi nửa cuối năm 2008. Trong khi đó, đầu năm 2009 đã vội xuất đi một khối lượng vàng khổng lồ.
Còn đánh giá về quyết định cho tái nhập khẩu vàng, TS. Cao Sỹ Kiêm, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định: “Giá như quyết định này được đưa ra kịp thời hơn thì sẽ không để xảy ra tình trạng giá ảo và đầu cơ...”
Việc bình ổn được thị trường vàng khó mà trông cậy hoàn toàn ở những quyết định xuất hay nhập mang tính tình thế, mà cần một cái nhìn dài hơi hơn, nói theo cách của TS. Kiêm là cần phải phán đoán và dự báo sát thực tế.
Việt Nam trong nhiều năm qua đã trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu vàng nhiều nhất thế giới, như năm 2008, Việt Nam vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc - vốn là những quốc gia đứng đầu trong nhập khẩu vàng. Cũng vì nhập khẩu vàng mà mức thâm hụt thương mại của Việt Nam nghiêm trọng hơn. Chỉ trong 6 tháng đầu của năm đỉnh cao nhập vàng là 2008, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã là gần 17 tỷ USD, trong khi, thâm hụt thương mại cả năm 2007 cũng chỉ là 12,4 tỷ USD.
Không thể phủ nhận những nỗ lực không mệt mỏi của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua trong việc quán xuyến thị trường vàng. Dù vậy, có lẽ việc điều hành thị trường này cần “bình tĩnh” hơn. Bản thân lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, khi lý giải về quyết định cho nhập khẩu vàng trở lại vào tháng 11 vừa qua cũng cho rằng: “Không phải nhập vì thiếu nguồn cung, mà vì chỉ để trấn an tâm lý”.
Mặt khác, thị trường này cũng sẽ tự điều chỉnh nếu nhận được những sự trợ giúp, can thiệp điềm đạm hơn dựa trên một nền tảng dự báo ngày càng chính xác và sáng suốt hơn của cơ quan điều hành.
Tuy nhiên, sau “sự cố” đáng nhớ của giá vàng vào ngày 11/11/2009, “thái độ” đối với vàng của các cơ quan chức năng đã thay đổi kèm theo đó là một loạt quyết định mạnh tay được rốt ráo thực hiện như ngay khi giá vàng vừa có tín hiệu leo thang, lập tức cho nhập khẩu “thoải mái” để bình ổn thị trường...
Bình luận về sự đột ngột thay đổi này, có ý kiến cho rằng với một thị trường nhạy cảm và dễ tổn thương như vàng thì việc điều hành cần tránh tình trạng lúc thì quá “lạnh lùng”, khi lại “vồ vập” quá, hậu quả sẽ khó lường.
Vì, vấn đề căn bản nhất để ổn định thị trường vàng chính là việc ra những quyết định kịp thời và chính xác trong xuất - nhập khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, trong điều hành xuất nhập khẩu vàng thời gian qua, chúng ta chủ yếu chỉ theo thiên hướng “giật mình”, chạy theo giá mà đưa ra quyết định, chứ không mấy khi đón đầu được xu hướng.
Nhìn lại bức tranh xuất - nhập khẩu vàng trong hai năm 2008, 2009 có thể thấy rất rõ điều này.
Từ cuối tháng 5/2008, Chính phủ đã quyết định ngừng nhập khẩu vàng. Hơn nửa năm sau đó, vào hai tháng đầu năm 2009, khi thị trường vàng bắt đầu xuất hiện những diễn biến ngoạn mục đầu tiên, giá vàng trong nước đột ngột tụt hẳn so với giá vàng thế giới từ 300.000 - 800.000 đồng/lượng, việc xuất khẩu vàng được đưa ra nhanh chóng. Khoảng 70 tấn vàng đã “ra đi” đem lại thành tích xuất siêu trong quý 1/2009, thành tích Việt Nam lần đầu tiên đạt được sau 17 năm nhập siêu.
Nhưng, ngay sau đó đã có những dự báo rằng xuất khẩu vàng nhiều không hẳn đã là dấu hiệu tốt, bởi sau này khi có nhu cầu, Việt Nam sẽ lại phải nhập khẩu về. Và khi đó, nếu quản lý không tốt thì cầu ngoại tệ sẽ gia tăng cùng với việc giá vàng trong nước dễ lặp lại tình trạng luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế.
Quả thật, chỉ khoảng 8 tháng sau đó, tháng 11/2009, Việt Nam buộc lại phải quyết định nhập khẩu vàng. Nếu thời điểm xuất khẩu vàng với giá trong khoảng từ 870-980 USD/oz, thì giá vàng mà tháng 11/2009 Việt Nam phải nhập là gần 1.200 USD/oz.
Đến tháng 2/2010, Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục cho Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục nhập khẩu vàng vô giới hạn để bán ra thị trường nhằm bình ổn giá vàng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá vàng trong nước nhiều ngày liên tục luôn đứng mức cao so với giá thế giới, có thời điểm chênh đến vài triệu đồng/lượng dù cung cầu vàng trên thị trường không có dấu hiệu đột biến.
Nhìn lại cơn bão giá vàng hồi trung tuần tháng 11/2009, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng Vina Nguyễn Trung Anh cho rằng đây chính là hệ quả của việc cấm không cho nhập khẩu vàng kể từ hồi nửa cuối năm 2008. Trong khi đó, đầu năm 2009 đã vội xuất đi một khối lượng vàng khổng lồ.
Còn đánh giá về quyết định cho tái nhập khẩu vàng, TS. Cao Sỹ Kiêm, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định: “Giá như quyết định này được đưa ra kịp thời hơn thì sẽ không để xảy ra tình trạng giá ảo và đầu cơ...”
Việc bình ổn được thị trường vàng khó mà trông cậy hoàn toàn ở những quyết định xuất hay nhập mang tính tình thế, mà cần một cái nhìn dài hơi hơn, nói theo cách của TS. Kiêm là cần phải phán đoán và dự báo sát thực tế.
Việt Nam trong nhiều năm qua đã trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu vàng nhiều nhất thế giới, như năm 2008, Việt Nam vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc - vốn là những quốc gia đứng đầu trong nhập khẩu vàng. Cũng vì nhập khẩu vàng mà mức thâm hụt thương mại của Việt Nam nghiêm trọng hơn. Chỉ trong 6 tháng đầu của năm đỉnh cao nhập vàng là 2008, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã là gần 17 tỷ USD, trong khi, thâm hụt thương mại cả năm 2007 cũng chỉ là 12,4 tỷ USD.
Không thể phủ nhận những nỗ lực không mệt mỏi của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua trong việc quán xuyến thị trường vàng. Dù vậy, có lẽ việc điều hành thị trường này cần “bình tĩnh” hơn. Bản thân lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, khi lý giải về quyết định cho nhập khẩu vàng trở lại vào tháng 11 vừa qua cũng cho rằng: “Không phải nhập vì thiếu nguồn cung, mà vì chỉ để trấn an tâm lý”.
Mặt khác, thị trường này cũng sẽ tự điều chỉnh nếu nhận được những sự trợ giúp, can thiệp điềm đạm hơn dựa trên một nền tảng dự báo ngày càng chính xác và sáng suốt hơn của cơ quan điều hành.