Cân đong cổ phiếu “vàng đen”
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nhà đầu tư đang có xu hướng quay về các ngành cơ bản như: lương thực, than, điện, dược
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nhà đầu tư đang có xu hướng quay về các ngành cơ bản như: lương thực, than, điện, dược…
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đưa ra những phân tích cơ bản về cổ phiếu ngành than - loại khoáng sản vốn được xem như “vàng đen” - trong giai đoạn thị trường đi xuống, với những cơ hội đầu tư trong tương lai.
Tổng quan ngành than
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 5,1% so với cuối năm 2008, nhưng có một số ngành tăng như: xuất khẩu đá quý, kim loại quý (vàng…) tăng 3.052,6%, xuất khẩu gạo tăng 113,2% và xuất khẩu than tăng 9,4%...
Điều này cho thấy, ngành than là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khai thác than bình quân trên thế giới tăng khoảng 3,33%/năm, nhưng nhu cầu sử dụng than tăng khoảng 4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc độ tăng nhu cầu sử dụng than tới 7,03%/năm.
Điều này chứng tỏ, nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng lên, trong khi trữ lượng khai thác giảm dần trong những năm vừa qua (bình quân 6,77%/năm trong giai đoạn 2003 - 2007).
Tại Việt Nam, trữ lượng than khoảng 6 tỷ tấn, trong khi tổng trữ lượng than thế giới khoảng 13.000 tỷ tấn. Những năm vừa qua, Việt Nam dù vẫn thực hiện xuất khẩu than ra thế giới, nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu than với số lượng tăng cao.
Theo thống kê, giai đoạn 2003 - 2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119,89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương.
Bên cạnh đó, điểm thuận lợi khác cho doanh nghiệp ngành than là, đầu tháng 11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 13564/BTC-QLG chấp thuận phương án giá của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo công văn này, từ quý 2/2009, doanh nghiệp ngành than sẽ bán than cho 3 nhà sản xuất: giấy, xi măng, phân bón bằng với giá thị trường, trong khi đây là 3 trong số 4 nhà tiêu thụ than lớn nhất (doanh nghiệp nhiệt điện cũng tiêu thụ than lớn).
Giai đoạn trước tháng 11/2008, giá bán than cho 4 hộ tiêu dùng than lớn này thấp hơn giá thành từng chủng loại than (chỉ bằng khoảng 38 - 79% giá thành), thấp hơn giá bán cho các hộ tiêu dùng lẻ (chỉ bằng khoảng 30 - 60% giá bán hộ lẻ trong nước) và thấp hơn nhiều so với giá than xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều (hơn một nửa so với mức đỉnh trong năm 2008). Như vậy, việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận trước trong các năm trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu.
Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV, đôi khi cả về khối lượng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dưới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với tập đoàn. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nước.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, doanh nghiệp ngành than cũng gặp một số khó khăn nhất định như: công nghệ khai thác sơ khai, chịu rủi ro về mặt chính sách và môi trường… Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên, trong khi, theo dự kiến, đến năm 2014, TKV sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ than lộ thiên, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, tập trung khai thác than ở các hầm, lò.
Cổ phiếu ngành than
Trên sàn Hà Nội (HASTC), tính đến hết tháng 2/2009 có 5 cổ phiếu ngành than của Than Núi Béo (NBC), Than Cọc Sáu (TC6), Than Hà Tu (THT), Than Cao Sơn (TCS) và Than Đèo Nai (TDN) niêm yết với mức vốn điều lệ không vượt quá 100 tỷ đồng (ngày 5/3 có thêm cổ phiếu của Than Hà Lầm niêm yết, mã HLC, vốn 93 tỷ đồng).
Năm 2008, các doanh nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao, dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Thống kê trữ lượng khai thác than cho thấy, ngoại trừ TC6, các doanh nghiệp còn lại đều có tổng trữ lượng than lớn, giúp duy trì hoạt động tương đối ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo.
Năm 2008 cũng chứng kiến sự tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của 5 doanh nghiệp này. Tính bình quân, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng khoảng 77,43% so với năm 2007, trong đó 2 đơn vị tăng lớn nhất là TC6 và THT với mức tăng tương ứng so với năm 2007 là 162,03% và 163,27%. Đơn vị có mức tăng lợi nhuận thấp nhất là TDN cũng đạt 18,37%.
Với chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), 5 cổ phiếu trên đạt cả yếu tố tăng lợi nhuận và mức lợi nhuận cao với tốc độ tăng EPS bình quân ngành là 69,88%. Ấn tượng nhất là thu nhập của NBC lên tới 13.176 đồng/cổ phiếu (con số này của năm 2007 là 9.463,6 đồng), hay của THT lên tới trên 9.000 đồng/cổ phiếu.
Tính trung bình ngành than (cho 5 doanh nghiệp niêm yết), thu nhập trên mỗi cổ phần năm 2007 là 5.339,727 đồng, năm 2008 là 9.071,2 đồng.
Hệ số P/E, P/B bình quân ngành than năm 2007 và 2008 liên tục giảm, với P/E giảm từ hơn 7 lần năm 2007 về 2,4 lần năm 2008, hệ số P/B giảm từ 1,4 lần năm 2007 về 1,05 lần năm 2008.
So sánh với các nước trên thế giới, ngoại trừ Mỹ và Anh, 2 quốc gia có P/E tương ứng là 0,57 lần và 0,66 lần (do tác động của cuộc khủng hoảng) thì Việt Nam là quốc gia có P/E ngành than thấp nhất. Một số quốc gia khác có P/E ngành than rất cao, như Trung Quốc lên tới 205 lần, Ấn Độ là 86,71 lần, Indonesia là 77,93 lần…
Chưa kể, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2008, Việt Nam đạt 91,76%, chỉ đứng sau Tây Ban Nha (384%), Mỹ (128,92%).
Nếu so sánh với bình quân chung thị trường, dữ liệu cập nhật đến ngày 4/3/2009 của stox.vn, chỉ số P/E bình quân của sàn HOSE là 7,8 lần, sàn HASTC là 5,8 lần, cao hơn nhiều so với P/E bình quân ngành than (2,4 lần). Chỉ số P/B bình quân sàn HOSE là 1,8 lần, sàn HASTC là 0,9 lần, bình quân ngành than là 1,05 lần…
Bên cạnh đó, lập chỉ số ngành than theo cách tính của VN-Index và so sánh với HASTC-Index từ đầu năm 2009 đến hết ngày 26/2 được kết quả khá ấn tượng. Theo đó, HASTC-Index giảm 20,23%, trong khi chỉ số ngành than giảm 8,69%. Điều này chứng tỏ, cổ phiếu ngành than ít chịu biến động giá hơn so với biến động giá bình quân thị trường.
Như vậy, thông qua phân tích yếu tố ngành cũng như các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành than đang niêm yết, chúng ta có thể thấy cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu này, ít nhất là trong 3 - 5 năm tới.
Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu ngành than vẫn chịu một số rủi ro như:
- Rủi ro do yếu tố trữ lượng than của Việt Nam đang giảm dần.
- Chi phí khai thác trong những năm tiếp theo có thể tăng thêm, từ đó làm giảm tỷ lệ sinh lời/doanh thu do phải đầu tư thêm để khai thác than dưới hầm lò, thay vì khai thác than lộ thiên như hiện nay.
- Chịu rủi ro về giá than thế giới, chính sách của cơ quan quản lý.
- Rủi ro biến động giá chung của thị trường chứng khoán.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đưa ra những phân tích cơ bản về cổ phiếu ngành than - loại khoáng sản vốn được xem như “vàng đen” - trong giai đoạn thị trường đi xuống, với những cơ hội đầu tư trong tương lai.
Tổng quan ngành than
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 5,1% so với cuối năm 2008, nhưng có một số ngành tăng như: xuất khẩu đá quý, kim loại quý (vàng…) tăng 3.052,6%, xuất khẩu gạo tăng 113,2% và xuất khẩu than tăng 9,4%...
Điều này cho thấy, ngành than là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khai thác than bình quân trên thế giới tăng khoảng 3,33%/năm, nhưng nhu cầu sử dụng than tăng khoảng 4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc độ tăng nhu cầu sử dụng than tới 7,03%/năm.
Điều này chứng tỏ, nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng lên, trong khi trữ lượng khai thác giảm dần trong những năm vừa qua (bình quân 6,77%/năm trong giai đoạn 2003 - 2007).
Tại Việt Nam, trữ lượng than khoảng 6 tỷ tấn, trong khi tổng trữ lượng than thế giới khoảng 13.000 tỷ tấn. Những năm vừa qua, Việt Nam dù vẫn thực hiện xuất khẩu than ra thế giới, nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu than với số lượng tăng cao.
Theo thống kê, giai đoạn 2003 - 2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119,89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương.
Bên cạnh đó, điểm thuận lợi khác cho doanh nghiệp ngành than là, đầu tháng 11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 13564/BTC-QLG chấp thuận phương án giá của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo công văn này, từ quý 2/2009, doanh nghiệp ngành than sẽ bán than cho 3 nhà sản xuất: giấy, xi măng, phân bón bằng với giá thị trường, trong khi đây là 3 trong số 4 nhà tiêu thụ than lớn nhất (doanh nghiệp nhiệt điện cũng tiêu thụ than lớn).
Giai đoạn trước tháng 11/2008, giá bán than cho 4 hộ tiêu dùng than lớn này thấp hơn giá thành từng chủng loại than (chỉ bằng khoảng 38 - 79% giá thành), thấp hơn giá bán cho các hộ tiêu dùng lẻ (chỉ bằng khoảng 30 - 60% giá bán hộ lẻ trong nước) và thấp hơn nhiều so với giá than xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều (hơn một nửa so với mức đỉnh trong năm 2008). Như vậy, việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận trước trong các năm trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu.
Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV, đôi khi cả về khối lượng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dưới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với tập đoàn. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nước.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, doanh nghiệp ngành than cũng gặp một số khó khăn nhất định như: công nghệ khai thác sơ khai, chịu rủi ro về mặt chính sách và môi trường… Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên, trong khi, theo dự kiến, đến năm 2014, TKV sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ than lộ thiên, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, tập trung khai thác than ở các hầm, lò.
Cổ phiếu ngành than
Trên sàn Hà Nội (HASTC), tính đến hết tháng 2/2009 có 5 cổ phiếu ngành than của Than Núi Béo (NBC), Than Cọc Sáu (TC6), Than Hà Tu (THT), Than Cao Sơn (TCS) và Than Đèo Nai (TDN) niêm yết với mức vốn điều lệ không vượt quá 100 tỷ đồng (ngày 5/3 có thêm cổ phiếu của Than Hà Lầm niêm yết, mã HLC, vốn 93 tỷ đồng).
Năm 2008, các doanh nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao, dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Thống kê trữ lượng khai thác than cho thấy, ngoại trừ TC6, các doanh nghiệp còn lại đều có tổng trữ lượng than lớn, giúp duy trì hoạt động tương đối ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo.
Năm 2008 cũng chứng kiến sự tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của 5 doanh nghiệp này. Tính bình quân, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng khoảng 77,43% so với năm 2007, trong đó 2 đơn vị tăng lớn nhất là TC6 và THT với mức tăng tương ứng so với năm 2007 là 162,03% và 163,27%. Đơn vị có mức tăng lợi nhuận thấp nhất là TDN cũng đạt 18,37%.
Với chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), 5 cổ phiếu trên đạt cả yếu tố tăng lợi nhuận và mức lợi nhuận cao với tốc độ tăng EPS bình quân ngành là 69,88%. Ấn tượng nhất là thu nhập của NBC lên tới 13.176 đồng/cổ phiếu (con số này của năm 2007 là 9.463,6 đồng), hay của THT lên tới trên 9.000 đồng/cổ phiếu.
Tính trung bình ngành than (cho 5 doanh nghiệp niêm yết), thu nhập trên mỗi cổ phần năm 2007 là 5.339,727 đồng, năm 2008 là 9.071,2 đồng.
Hệ số P/E, P/B bình quân ngành than năm 2007 và 2008 liên tục giảm, với P/E giảm từ hơn 7 lần năm 2007 về 2,4 lần năm 2008, hệ số P/B giảm từ 1,4 lần năm 2007 về 1,05 lần năm 2008.
So sánh với các nước trên thế giới, ngoại trừ Mỹ và Anh, 2 quốc gia có P/E tương ứng là 0,57 lần và 0,66 lần (do tác động của cuộc khủng hoảng) thì Việt Nam là quốc gia có P/E ngành than thấp nhất. Một số quốc gia khác có P/E ngành than rất cao, như Trung Quốc lên tới 205 lần, Ấn Độ là 86,71 lần, Indonesia là 77,93 lần…
Chưa kể, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2008, Việt Nam đạt 91,76%, chỉ đứng sau Tây Ban Nha (384%), Mỹ (128,92%).
Nếu so sánh với bình quân chung thị trường, dữ liệu cập nhật đến ngày 4/3/2009 của stox.vn, chỉ số P/E bình quân của sàn HOSE là 7,8 lần, sàn HASTC là 5,8 lần, cao hơn nhiều so với P/E bình quân ngành than (2,4 lần). Chỉ số P/B bình quân sàn HOSE là 1,8 lần, sàn HASTC là 0,9 lần, bình quân ngành than là 1,05 lần…
Bên cạnh đó, lập chỉ số ngành than theo cách tính của VN-Index và so sánh với HASTC-Index từ đầu năm 2009 đến hết ngày 26/2 được kết quả khá ấn tượng. Theo đó, HASTC-Index giảm 20,23%, trong khi chỉ số ngành than giảm 8,69%. Điều này chứng tỏ, cổ phiếu ngành than ít chịu biến động giá hơn so với biến động giá bình quân thị trường.
Như vậy, thông qua phân tích yếu tố ngành cũng như các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành than đang niêm yết, chúng ta có thể thấy cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu này, ít nhất là trong 3 - 5 năm tới.
Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu ngành than vẫn chịu một số rủi ro như:
- Rủi ro do yếu tố trữ lượng than của Việt Nam đang giảm dần.
- Chi phí khai thác trong những năm tiếp theo có thể tăng thêm, từ đó làm giảm tỷ lệ sinh lời/doanh thu do phải đầu tư thêm để khai thác than dưới hầm lò, thay vì khai thác than lộ thiên như hiện nay.
- Chịu rủi ro về giá than thế giới, chính sách của cơ quan quản lý.
- Rủi ro biến động giá chung của thị trường chứng khoán.