Cần “khám bệnh” cho ngân hàng
Chiếc “còi” của Thanh tra “tuýt” đến đâu thì chỉ có các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước biết với nhau
Rủi ro thanh khoản vẫn tiếp tục theo sát các ngân hàng. Có ý kiến cho rằng phải “khám bệnh” ngân hàng và công bố kết quả để khách hàng không "để trứng vào đầu gậy".
Chiều 28/4/2008, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) gửi thông báo về thực hiện đồng thuận lãi suất cho các ngân hàng thương mại, trong đó có một thông tin rất đáng lưu ý: "Tình hình huy động vốn quý 1/2008 tăng 4,14%, tín dụng tăng 11,3%, cho thấy rằng tuy nguồn vốn vẫn tăng nhưng do mức tăng tín dụng vẫn tăng trưởng lớn hơn mức tăng trưởng nguồn vốn nên một số ngân hàng thương mại vẫn khó khăn".
"Bẫy thanh khoản" vẫn rình rập
Nếu xâu chuỗi thông tin này với những gì mà giới ngân hàng trong tuần qua "xì xào" về một số ngân hàng thương mại bị vướng vào "bẫy thanh khoản", hẳn khó tin rằng, cơn bão thanh khoản đã đi qua.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật VNBA cho rằng, một trong những lý do chính là do tăng trưởng tín dụng quá nóng.
"Quý 1/2008, vốn huy động tăng 4,14%, đáng lẽ chỉ được phép đầu tư khoảng 75 - 80% của con số đó, đằng này, các ngân hàng đầu tư tới 11,3% (tăng hơn 272% so với vốn huy động - PV) là quá mạo hiểm!" ông Song nói.
Một chuyên gia khác cho rằng, tăng trưởng nóng tín dụng đang là vấn đề lo ngại hiện nay và rủi ro từ khu vực này không phải mới xuất hiện mà tiềm ẩn từ nhiều năm trước dồn tích lại cộng với lối kinh doanh ăn xổi của không ít ngân hàng, nhất là những ngân hàng quy mô nhỏ, ngân hàng mới chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị và đứng sau đó là các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế.
Cùng ý kiến trên, ông Đào Quang Thông, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) nhận xét: "Hiện nay có quá nhiều ngân hàng mới ra đời, do các cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ. Họ nghĩ rằng, cứ có tiền là có thể kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào mà không biết rằng, nếu tiềm lực vốn, công nghệ, nhân lực, quản trị yếu kém thì làm sao có thể kinh doanh ngân hàng".
Cũng theo ông Thông, nhiều ngân hàng do tiềm lực vốn tự có mỏng nên phải "bóc ngắn, cắn dài". Họ sử dụng một tỷ lệ lớn nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn và nhiều rủi ro như bất động sản và chứng khoán.
Một con số gây giật mình là có những ngân hàng sử dụng tới 60% nguồn vốn huy động để đầu tư vào bất động sản, trong khi 80% nguồn vốn huy động của ngân hàng này là vốn ngắn hạn. Đã thế, trong tay lại không có các giấy tờ có giá của Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước nên mỗi đợt "bơm" vốn qua nghiệp vụ thị trường mở, các ngân hàng này phải vay lại từ những ngân hàng trúng thầu các lô tiền nên chi phí vốn lại càng cao, dẫn đến không những hiệu quả kinh doanh thấp mà tình trạng yếu kém thanh khoản khó được cải thiện.
Chưa kể rằng, trong cơ cấu nguồn thu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, có tới 90% là thu từ khu vực tín dụng.
Ngay cả với Vietcombank là ngân hàng có số thu dịch vụ lớn thì cũng chỉ đạt hơn 30%/tổng nguồn thu. Và đó cũng là một nguyên nhân làm cho các ngân hàng thiếu nguồn lực tài chính để bù đắp khi các nguồn thu khác bị cạn dòng.
Khách hàng có quyền biết "sức khỏe" ngân hàng
Từ thực tế này, một vấn đề đặt ra là công tác thanh tra tình hình hoạt động và xếp loại ngân hàng, đồng thời công bố những thông tin đó cho khách hàng đang trở thành đòi hỏi bức thiết.
Lâu nay, kiểm tra đánh giá "sức khỏe" ngân hàng là công việc của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Thông thường, nếu ngân hàng thương mại đi vượt ra khỏi quỹ đạo, lập tức cơ quan thanh tra sẽ "tuýt còi" nhắc nhở, nhưng chiếc "còi" của Thanh tra "tuýt" đến đâu thì chỉ có các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước biết với nhau, còn người gửi tiền và vay tiền thì không biết.
Tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại đến với khách hàng chỉ thông qua các chương trình quan hệ công chúng (Public Relation) của ngân hàng và cùng lắm, những ai biết đọc báo cáo tài chính thì phải chờ đến hết quý, hết năm hay đến mùa đại hội cổ đông mới được biết.
Cũng chính vì sự thiếu minh bạch này mà khách hàng gần như không hề hay biết những đồng vốn của mình đem gửi ở ngân hàng có thực sự an toàn hay không.
Sự mù mờ này cũng giúp các ngân hàng khi gặp vấn đề về thanh khoản thì chỉ việc đẩy lãi suất huy động và thực hiện chương trình khuyến mãi thật rầm rộ là đạt được mục tiêu trong khi mối nguy cả ngân hàng lẫn khách hàng cùng nhau dắt tay... xuống hố đang chờ đợi bất cứ lúc nào!
Được biết, sắp tới, Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị tăng cường thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng và gắn trách nhiệm của thanh tra với sự cố từ các ngân hàng.
Nhiều người tin rằng, khi chỉ thị này ra đời, sẽ không thể tái diễn tình trạng ngân hàng gặp sự cố thì mặc ngân hàng với khách hàng còn cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì chẳng sao.
Chưa biết tính hiệu quả của chỉ thị trên đến đâu nhưng mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- Ngân hàng Nhà nước về xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ "soi" các ngân hàng thương mại thông qua 5 tiêu chí: vốn tự có, chất lượng tài sản; năng lực quản trị; kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.
Dựa theo những điều kiện của từng tiêu chí, các ngân hàng thương mại tự đánh giá và báo cáo đầy đủ số liệu cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp cho điểm và xếp loại theo từng bậc: A, B, C, D.
Dĩ nhiên, khi cho điểm, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các ngân hàng thương mại báo cáo với số liệu mà Ngân hàng Nhà nước có được để thẩm định.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại báo cáo sai sự thật thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp chỉ rõ từng dữ liệu sai và giữ quan điểm đánh giá độc lập của mình.
"Xếp hạng này nhằm đánh giá lại tổng thể hoạt động của một ngân hàng thương mại qua 5 năm tiêu chí trong một năm, nhằm mục đích cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng thương mại", Ông Trương Ngọc Anh, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói.
Ở đây có một điểm khác biệt là, nếu như các kết quả từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại lâu nay vẫn chỉ là "các ông ấy biết với nhau" thì với Quyết định 06, tính minh bạch được cụ thể hóa.
Tại điều 15 ghi rõ: "Công bố kết quả xếp loại chính thức đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên Website của Ngân hàng Nhà nước; đề xuất biện pháp xử lý đối với các ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại C, D".
Như vậy, một bộ phận lớn khách hàng nếu như trước đây không có điều kiện hiểu rõ tình trạng hoạt động của ngân hàng thì nay, họ được biết rõ hơn và đương nhiên, họ có quyền chọn lựa khi giao dịch.
Chiều 28/4/2008, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) gửi thông báo về thực hiện đồng thuận lãi suất cho các ngân hàng thương mại, trong đó có một thông tin rất đáng lưu ý: "Tình hình huy động vốn quý 1/2008 tăng 4,14%, tín dụng tăng 11,3%, cho thấy rằng tuy nguồn vốn vẫn tăng nhưng do mức tăng tín dụng vẫn tăng trưởng lớn hơn mức tăng trưởng nguồn vốn nên một số ngân hàng thương mại vẫn khó khăn".
"Bẫy thanh khoản" vẫn rình rập
Nếu xâu chuỗi thông tin này với những gì mà giới ngân hàng trong tuần qua "xì xào" về một số ngân hàng thương mại bị vướng vào "bẫy thanh khoản", hẳn khó tin rằng, cơn bão thanh khoản đã đi qua.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật VNBA cho rằng, một trong những lý do chính là do tăng trưởng tín dụng quá nóng.
"Quý 1/2008, vốn huy động tăng 4,14%, đáng lẽ chỉ được phép đầu tư khoảng 75 - 80% của con số đó, đằng này, các ngân hàng đầu tư tới 11,3% (tăng hơn 272% so với vốn huy động - PV) là quá mạo hiểm!" ông Song nói.
Một chuyên gia khác cho rằng, tăng trưởng nóng tín dụng đang là vấn đề lo ngại hiện nay và rủi ro từ khu vực này không phải mới xuất hiện mà tiềm ẩn từ nhiều năm trước dồn tích lại cộng với lối kinh doanh ăn xổi của không ít ngân hàng, nhất là những ngân hàng quy mô nhỏ, ngân hàng mới chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị và đứng sau đó là các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế.
Cùng ý kiến trên, ông Đào Quang Thông, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) nhận xét: "Hiện nay có quá nhiều ngân hàng mới ra đời, do các cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ. Họ nghĩ rằng, cứ có tiền là có thể kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào mà không biết rằng, nếu tiềm lực vốn, công nghệ, nhân lực, quản trị yếu kém thì làm sao có thể kinh doanh ngân hàng".
Cũng theo ông Thông, nhiều ngân hàng do tiềm lực vốn tự có mỏng nên phải "bóc ngắn, cắn dài". Họ sử dụng một tỷ lệ lớn nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn và nhiều rủi ro như bất động sản và chứng khoán.
Một con số gây giật mình là có những ngân hàng sử dụng tới 60% nguồn vốn huy động để đầu tư vào bất động sản, trong khi 80% nguồn vốn huy động của ngân hàng này là vốn ngắn hạn. Đã thế, trong tay lại không có các giấy tờ có giá của Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước nên mỗi đợt "bơm" vốn qua nghiệp vụ thị trường mở, các ngân hàng này phải vay lại từ những ngân hàng trúng thầu các lô tiền nên chi phí vốn lại càng cao, dẫn đến không những hiệu quả kinh doanh thấp mà tình trạng yếu kém thanh khoản khó được cải thiện.
Chưa kể rằng, trong cơ cấu nguồn thu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, có tới 90% là thu từ khu vực tín dụng.
Ngay cả với Vietcombank là ngân hàng có số thu dịch vụ lớn thì cũng chỉ đạt hơn 30%/tổng nguồn thu. Và đó cũng là một nguyên nhân làm cho các ngân hàng thiếu nguồn lực tài chính để bù đắp khi các nguồn thu khác bị cạn dòng.
Khách hàng có quyền biết "sức khỏe" ngân hàng
Từ thực tế này, một vấn đề đặt ra là công tác thanh tra tình hình hoạt động và xếp loại ngân hàng, đồng thời công bố những thông tin đó cho khách hàng đang trở thành đòi hỏi bức thiết.
Lâu nay, kiểm tra đánh giá "sức khỏe" ngân hàng là công việc của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Thông thường, nếu ngân hàng thương mại đi vượt ra khỏi quỹ đạo, lập tức cơ quan thanh tra sẽ "tuýt còi" nhắc nhở, nhưng chiếc "còi" của Thanh tra "tuýt" đến đâu thì chỉ có các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước biết với nhau, còn người gửi tiền và vay tiền thì không biết.
Tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại đến với khách hàng chỉ thông qua các chương trình quan hệ công chúng (Public Relation) của ngân hàng và cùng lắm, những ai biết đọc báo cáo tài chính thì phải chờ đến hết quý, hết năm hay đến mùa đại hội cổ đông mới được biết.
Cũng chính vì sự thiếu minh bạch này mà khách hàng gần như không hề hay biết những đồng vốn của mình đem gửi ở ngân hàng có thực sự an toàn hay không.
Sự mù mờ này cũng giúp các ngân hàng khi gặp vấn đề về thanh khoản thì chỉ việc đẩy lãi suất huy động và thực hiện chương trình khuyến mãi thật rầm rộ là đạt được mục tiêu trong khi mối nguy cả ngân hàng lẫn khách hàng cùng nhau dắt tay... xuống hố đang chờ đợi bất cứ lúc nào!
Được biết, sắp tới, Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị tăng cường thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng và gắn trách nhiệm của thanh tra với sự cố từ các ngân hàng.
Nhiều người tin rằng, khi chỉ thị này ra đời, sẽ không thể tái diễn tình trạng ngân hàng gặp sự cố thì mặc ngân hàng với khách hàng còn cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì chẳng sao.
Chưa biết tính hiệu quả của chỉ thị trên đến đâu nhưng mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- Ngân hàng Nhà nước về xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ "soi" các ngân hàng thương mại thông qua 5 tiêu chí: vốn tự có, chất lượng tài sản; năng lực quản trị; kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.
Dựa theo những điều kiện của từng tiêu chí, các ngân hàng thương mại tự đánh giá và báo cáo đầy đủ số liệu cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp cho điểm và xếp loại theo từng bậc: A, B, C, D.
Dĩ nhiên, khi cho điểm, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các ngân hàng thương mại báo cáo với số liệu mà Ngân hàng Nhà nước có được để thẩm định.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại báo cáo sai sự thật thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp chỉ rõ từng dữ liệu sai và giữ quan điểm đánh giá độc lập của mình.
"Xếp hạng này nhằm đánh giá lại tổng thể hoạt động của một ngân hàng thương mại qua 5 năm tiêu chí trong một năm, nhằm mục đích cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng thương mại", Ông Trương Ngọc Anh, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói.
Ở đây có một điểm khác biệt là, nếu như các kết quả từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại lâu nay vẫn chỉ là "các ông ấy biết với nhau" thì với Quyết định 06, tính minh bạch được cụ thể hóa.
Tại điều 15 ghi rõ: "Công bố kết quả xếp loại chính thức đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên Website của Ngân hàng Nhà nước; đề xuất biện pháp xử lý đối với các ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại C, D".
Như vậy, một bộ phận lớn khách hàng nếu như trước đây không có điều kiện hiểu rõ tình trạng hoạt động của ngân hàng thì nay, họ được biết rõ hơn và đương nhiên, họ có quyền chọn lựa khi giao dịch.