Cần thay đổi cách tiếp cận thị trường châu Phi
Góp ý của các quan chức thương mại đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường châu Phi
Góp ý của các quan chức thương mại đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường châu Phi.
Vì sao vẫn còn là tiềm năng?
Vì sao những thị trường ở châu Phi đã được doanh nghiệp khai thác trong những năm qua vẫn còn ở tình trạng “nhiều tiềm năng”? Nhiều ý kiến cho rằng, châu Phi là thị trường mới, thông tin về thị trường này của doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ phát triển của khu vực này không cao, khả năng tài chính yếu, rủi ro trong thanh toán, cước vận tải cao...
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Liên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nam Phi, “chúng ta không thể viện dẫn một số lý do như trên để tiếp tục khai thác thị trường châu Phi theo cách như trong giai đoạn vừa qua”.
Ông Liên cho rằng, tất cả những vướng mắc trên của doanh nghiệp đã được giải quyết. Bởi những thị trường xa xôi hơn như châu Âu, châu Mỹ, doanh nghiệp trong nước đều đã khai thác thành công. Tương tự, những khó khăn về vận tải cũng đã được khai thông, khi những hãng tàu quốc tế đã mở nhiều tuyến vận tải cung cấp hàng cho thị trường này.
Lý do thiếu thông tin cũng không còn chính xác, vì mỗi năm, Nhà nước đều tổ chức những chuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi, nhiều hội nghị hội thảo giới thiệu về thị trường này cũng đã được hai bên tổ chức.
“Nếu doanh nghiệp thật sự quan tâm đến thị trường châu Phi, sẽ không khó tìm kiếm thông tin về thị trường này trên Internet”, ông Liên nói.
Vì lẽ đó, vị tham tán thương mại của Việt Nam tại Nam Phi khẳng định: doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường châu Phi là do chưa thật sự “mặn mà” với thị trường này. Doanh nghiệp vẫn còn dè dặt, đầu tư nhỏ giọt ở những lĩnh vực được đánh giá là nhiều tiềm năng trong nhiều năm qua.
Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, ông Đặng Ngọc Quang, Tham tán thương mại Việt Nam tại châu Phi, cho biết Ai Cập đã vượt lên các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) trở thành nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất khu vực Trung Đông và châu Phi. Nhưng khi phía Ai Cập mong muốn Việt Nam hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Theo ông Quang, Ai Cập có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm thủy sản như cá ngừ, tôm hùm, bạch tuộc, hải sản tươi... nhưng doanh nghiệp trong nước không xuất khẩu được vì thiếu hàng. Nhiều doanh nghiệp thủy sản trong nước vẫn chưa coi trọng thị trường Ai Cập, vì mải mê với những thị trường truyền thống khác. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Ai Cập lên đến hàng triệu tấn thủy sản/năm, nhưng Việt Nam chỉ xuất được 30.000 tấn thủy sản các loại/năm.
Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước khác tại thị trường châu Phi còn hạn chế. Doanh nghiệp chỉ dừng lại ở kế hoạch mà không có những giải pháp cụ thể, lâu dài. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy, Việt Nam quá phụ thuộc vào những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản cũng không phải là điều tốt. Thị trường châu Phi sẽ là nơi để doanh nghiệp bỏ bớt trứng ra những giỏ khác để tránh rủi ro.
Nhưng điều đáng buồn là nhiều doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội. Khi thị trường còn khó khăn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để khai thác và chiếm lĩnh. Nếu chậm vài năm nữa, khi những công ty nước ngoài bắt đầu “đổ bộ” sang châu Phi, doanh nghiệp trong nước lại rơi vào tình trạng trâu chậm uống nước đục.
Điều này càng rõ ràng hơn ở phần quản lý nhà nước, khi mà hiện nay Việt Nam chỉ có năm cơ quan thương vụ tại 54 quốc gia châu Phi. Những thị trường lớn như Trung Phi, Tây Phi, Đông Phi, Việt Nam chỉ có một thương vụ tại Nigieria.
Cần tập trung hơn…
Để khai thác tốt thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tập trung hơn và có những giải pháp cụ thể cho thị trường này. Đơn cử, Công ty Acecook đã tham gia giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và các nhà phân phối tại Nam Phi tại hội chợ triển lãm Saitex và Big Seven được tổ chức tại đây vào tháng 7/2010.
Tương tự, Công ty Lotus Rice (Tp.HCM) đã quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua việc tài trợ cho hội nghị về gạo tại Cape Town (Nam Phi) cũng được tổ chức vào tháng 7 vừa qua ở Nam Phi. Lotus Rice có chiến lược cụ thể và rõ ràng để khai thác thị trường Nam Phi. Công ty này thuê chuyên gia thị trường là người nước ngoài “bám trụ” tại Nam Phi để phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Công Hiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, cho rằng doanh nghiệp cần lựa chọn những phương thức kinh doanh phù hợp ở thị trường châu Phi nhằm tận dụng tốt cơ hội và hạn chế những rủi ro từ thị trường này. Đối với doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường châu Phi nên chọn cách xuất khẩu qua trung gian, khi quy mô còn nhỏ và phân tán. Doanh nghiệp cần tận dụng những công ty trung gian của châu Âu để xuất hàng vào châu Phi. Những công ty này có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trường châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu và Mỹ, nhờ đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được rủi ro trong việc thanh toán khi xuất hàng sang châu Phi.
Doanh nghiệp cũng cần tận dụng những thương vụ hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại châu Phi để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp. Những quốc gia như Nam Phi, Ai Cập, Angola... đã có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và hệ thống tài chính mạnh là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp cũng cần duy trì tốt những quan hệ với đối tác xuất khẩu trực tiếp để làm đầu mối mở rộng thị trường sang các quốc gia lân cận.
Việc mở cửa hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại thị trường châu Phi cũng là điều cần thiết. Các doanh nghiệp có thể thông qua các thương vụ để làm trung gian chọn đối tác liên kết kinh doanh tại nước sở tại. Hiện châu Âu dành cho 33 nước châu Phi được hưởng tiêu chuẩn “Tối huệ quốc ưu đãi về thuế quan” (GSP), khi hàng hóa của châu Phi xuất khẩu vào khối này. Vì vậy, việc đầu tư vào châu Phi sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng là cách làm hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi.
Đối phó với nạn lừa đảo thương mại tại châu Phi
Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, để tránh rủi ro khi giao dịch với các đối tác tại châu Phi, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau.
Đối với các nước nói tiếng Pháp ở Tây Phi, tất cả các văn bản hành chính đều sử dụng tiếng Pháp. Do vậy, những văn bản hành chính viết bằng tiếng Anh có thể là giả mạo. Hình thức giao dịch thông qua thương mại điện tử chưa phổ biến ở các nước châu Phi, vì vậy các doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với hình thức giao dịch này.
Thẩm tra lý lịch thương nhân bằng cách yêu cầu đối tác cung cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp (Certificate of Incorporation) do ủy ban về doanh nghiệp (Corportation Affairs Commission - CAC) cấp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Certificate of Registration) do CAC cấp; chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế ba năm liên tiếp và số liệu kiểm toán.
Để ngăn ngừa việc làm giả những giấy tờ này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ cho thương vụ Việt Nam ở nước sở tại thẩm định.
Sơn Nghĩa (TBKTSG)
Vì sao vẫn còn là tiềm năng?
Vì sao những thị trường ở châu Phi đã được doanh nghiệp khai thác trong những năm qua vẫn còn ở tình trạng “nhiều tiềm năng”? Nhiều ý kiến cho rằng, châu Phi là thị trường mới, thông tin về thị trường này của doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ phát triển của khu vực này không cao, khả năng tài chính yếu, rủi ro trong thanh toán, cước vận tải cao...
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Liên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nam Phi, “chúng ta không thể viện dẫn một số lý do như trên để tiếp tục khai thác thị trường châu Phi theo cách như trong giai đoạn vừa qua”.
Ông Liên cho rằng, tất cả những vướng mắc trên của doanh nghiệp đã được giải quyết. Bởi những thị trường xa xôi hơn như châu Âu, châu Mỹ, doanh nghiệp trong nước đều đã khai thác thành công. Tương tự, những khó khăn về vận tải cũng đã được khai thông, khi những hãng tàu quốc tế đã mở nhiều tuyến vận tải cung cấp hàng cho thị trường này.
Lý do thiếu thông tin cũng không còn chính xác, vì mỗi năm, Nhà nước đều tổ chức những chuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi, nhiều hội nghị hội thảo giới thiệu về thị trường này cũng đã được hai bên tổ chức.
“Nếu doanh nghiệp thật sự quan tâm đến thị trường châu Phi, sẽ không khó tìm kiếm thông tin về thị trường này trên Internet”, ông Liên nói.
Vì lẽ đó, vị tham tán thương mại của Việt Nam tại Nam Phi khẳng định: doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường châu Phi là do chưa thật sự “mặn mà” với thị trường này. Doanh nghiệp vẫn còn dè dặt, đầu tư nhỏ giọt ở những lĩnh vực được đánh giá là nhiều tiềm năng trong nhiều năm qua.
Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, ông Đặng Ngọc Quang, Tham tán thương mại Việt Nam tại châu Phi, cho biết Ai Cập đã vượt lên các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) trở thành nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất khu vực Trung Đông và châu Phi. Nhưng khi phía Ai Cập mong muốn Việt Nam hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Theo ông Quang, Ai Cập có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm thủy sản như cá ngừ, tôm hùm, bạch tuộc, hải sản tươi... nhưng doanh nghiệp trong nước không xuất khẩu được vì thiếu hàng. Nhiều doanh nghiệp thủy sản trong nước vẫn chưa coi trọng thị trường Ai Cập, vì mải mê với những thị trường truyền thống khác. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Ai Cập lên đến hàng triệu tấn thủy sản/năm, nhưng Việt Nam chỉ xuất được 30.000 tấn thủy sản các loại/năm.
Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước khác tại thị trường châu Phi còn hạn chế. Doanh nghiệp chỉ dừng lại ở kế hoạch mà không có những giải pháp cụ thể, lâu dài. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy, Việt Nam quá phụ thuộc vào những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản cũng không phải là điều tốt. Thị trường châu Phi sẽ là nơi để doanh nghiệp bỏ bớt trứng ra những giỏ khác để tránh rủi ro.
Nhưng điều đáng buồn là nhiều doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội. Khi thị trường còn khó khăn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để khai thác và chiếm lĩnh. Nếu chậm vài năm nữa, khi những công ty nước ngoài bắt đầu “đổ bộ” sang châu Phi, doanh nghiệp trong nước lại rơi vào tình trạng trâu chậm uống nước đục.
Điều này càng rõ ràng hơn ở phần quản lý nhà nước, khi mà hiện nay Việt Nam chỉ có năm cơ quan thương vụ tại 54 quốc gia châu Phi. Những thị trường lớn như Trung Phi, Tây Phi, Đông Phi, Việt Nam chỉ có một thương vụ tại Nigieria.
Cần tập trung hơn…
Để khai thác tốt thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tập trung hơn và có những giải pháp cụ thể cho thị trường này. Đơn cử, Công ty Acecook đã tham gia giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và các nhà phân phối tại Nam Phi tại hội chợ triển lãm Saitex và Big Seven được tổ chức tại đây vào tháng 7/2010.
Tương tự, Công ty Lotus Rice (Tp.HCM) đã quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua việc tài trợ cho hội nghị về gạo tại Cape Town (Nam Phi) cũng được tổ chức vào tháng 7 vừa qua ở Nam Phi. Lotus Rice có chiến lược cụ thể và rõ ràng để khai thác thị trường Nam Phi. Công ty này thuê chuyên gia thị trường là người nước ngoài “bám trụ” tại Nam Phi để phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Công Hiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, cho rằng doanh nghiệp cần lựa chọn những phương thức kinh doanh phù hợp ở thị trường châu Phi nhằm tận dụng tốt cơ hội và hạn chế những rủi ro từ thị trường này. Đối với doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường châu Phi nên chọn cách xuất khẩu qua trung gian, khi quy mô còn nhỏ và phân tán. Doanh nghiệp cần tận dụng những công ty trung gian của châu Âu để xuất hàng vào châu Phi. Những công ty này có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trường châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu và Mỹ, nhờ đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được rủi ro trong việc thanh toán khi xuất hàng sang châu Phi.
Doanh nghiệp cũng cần tận dụng những thương vụ hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại châu Phi để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp. Những quốc gia như Nam Phi, Ai Cập, Angola... đã có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và hệ thống tài chính mạnh là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp cũng cần duy trì tốt những quan hệ với đối tác xuất khẩu trực tiếp để làm đầu mối mở rộng thị trường sang các quốc gia lân cận.
Việc mở cửa hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại thị trường châu Phi cũng là điều cần thiết. Các doanh nghiệp có thể thông qua các thương vụ để làm trung gian chọn đối tác liên kết kinh doanh tại nước sở tại. Hiện châu Âu dành cho 33 nước châu Phi được hưởng tiêu chuẩn “Tối huệ quốc ưu đãi về thuế quan” (GSP), khi hàng hóa của châu Phi xuất khẩu vào khối này. Vì vậy, việc đầu tư vào châu Phi sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng là cách làm hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi.
Đối phó với nạn lừa đảo thương mại tại châu Phi
Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, để tránh rủi ro khi giao dịch với các đối tác tại châu Phi, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau.
Đối với các nước nói tiếng Pháp ở Tây Phi, tất cả các văn bản hành chính đều sử dụng tiếng Pháp. Do vậy, những văn bản hành chính viết bằng tiếng Anh có thể là giả mạo. Hình thức giao dịch thông qua thương mại điện tử chưa phổ biến ở các nước châu Phi, vì vậy các doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với hình thức giao dịch này.
Thẩm tra lý lịch thương nhân bằng cách yêu cầu đối tác cung cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp (Certificate of Incorporation) do ủy ban về doanh nghiệp (Corportation Affairs Commission - CAC) cấp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Certificate of Registration) do CAC cấp; chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế ba năm liên tiếp và số liệu kiểm toán.
Để ngăn ngừa việc làm giả những giấy tờ này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ cho thương vụ Việt Nam ở nước sở tại thẩm định.
Sơn Nghĩa (TBKTSG)