Cần thống nhất mặt bằng lãi suất
Việc tăng lãi suất một cách ồ ạt làm giảm chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, gây tâm lý kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng
Sau đợt tăng lãi suất huy động các kỳ hạn dài, thời gian gần đây, các ngân hàng tập trung đẩy lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn lên cao. Lãi suất huy động bình quân các kỳ hạn dưới 12 tháng đã lên tới trên 9%/năm.
Liệu các ngân hàng có thực sự khan vốn, dẫn đến việc đua nhau tăng lãi suất như vậy?
Những dấu hiệu “nóng” lên trong cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ thời gian qua tuy chưa đến mức trầm trọng như cuộc khủng hoảng thanh khoản đầu năm 2008 nhưng nó đã gây ra tâm lý không tốt và những xáo trộn trên thị trường tiền tệ.
Đi tìm nguyên nhân đua lãi suất
Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), mặc dù tùy thuộc và chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung, các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Trong tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn, dưới 6 tháng. Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ.
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nhận định, cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một nguồn vốn không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”, ông này cho biết.
Và cũng không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về việc có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia.
Ngoài ra, cuối năm thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng đã ký, chuẩn bị nguồn lực tích trữ hàng hóa cho các dịp lễ nên nhu cầu vốn thường cao hơn so với đầu năm. Có lẽ đây cùng là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chuẩn bị một lượng vốn lớn để giải ngân vào thời điểm này.
Cần tránh xáo trộn trên thị trường tiền tệ
Việc tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại thể hiện cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ mà lãi suất chính là giá vốn mà “bên bán” và “bên mua” chấp nhận. Thực tế, trong thời gian qua, khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu tăng, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh lượng cung tiền qua thị trường mở (OMO).
Thông thường, để tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ qua thị trường mở và kênh tái chiết khấu, đòi hỏi ngân hàng phải có các loại giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương.
Tuy nhiên, do quy mô khác nhau của các ngân hàng nên có những trường hợp ngân hàng thương mại quy mô nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước do ít có điều kiện đầu tư vào các loại giấy tờ có giá.
Nhưng ngay cả với lý do như vậy cũng không có nghĩa các ngân hàng có thể “tùy ý” điều chỉnh lãi suất với mục đích thu hút tiền gửi bởi thị trường tiền tệ là một thị trường rất nhạy cảm, rất dễ tổn thương và chịu tác động khá lớn bởi yếu tố tâm lý.
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là nhà điều hành chính sách tiền tệ và người cho vay cuối cùng có vai trò đảm bảo cho thị trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh, tránh những yếu tố gây tác động xấu đến thị trường.
Việc tăng lãi suất một cách ồ ạt làm giảm chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, gây tâm lý kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, đã xuất hiện hiện tượng dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao hơn.
Khi người gửi tiền không thực hiện đúng như cam kết với ngân hàng và rút tiền trước hạn thì ngân hàng khó có thể chủ động thực hiện việc kinh doanh bởi sự bất định của nguồn tiền gửi.
Điều này vừa gây ra những xáo trộn trên thị trường tiền tệ, vừa gây sức ép lên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản mà trong bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chưa nên thực hiện.
Nên chăng, đã đến lúc, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với vai trò và chức năng của mình, giúp các hội viên ngồi lại với nhau, thống nhất một mặt bằng lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi trong huy động vốn cho các hội viên, vừa tránh gây những xáo trộn trên thị trường tiền tệ.
Liệu các ngân hàng có thực sự khan vốn, dẫn đến việc đua nhau tăng lãi suất như vậy?
Những dấu hiệu “nóng” lên trong cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ thời gian qua tuy chưa đến mức trầm trọng như cuộc khủng hoảng thanh khoản đầu năm 2008 nhưng nó đã gây ra tâm lý không tốt và những xáo trộn trên thị trường tiền tệ.
Đi tìm nguyên nhân đua lãi suất
Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), mặc dù tùy thuộc và chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung, các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Trong tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn, dưới 6 tháng. Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ.
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nhận định, cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một nguồn vốn không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”, ông này cho biết.
Và cũng không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về việc có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia.
Ngoài ra, cuối năm thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng đã ký, chuẩn bị nguồn lực tích trữ hàng hóa cho các dịp lễ nên nhu cầu vốn thường cao hơn so với đầu năm. Có lẽ đây cùng là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chuẩn bị một lượng vốn lớn để giải ngân vào thời điểm này.
Cần tránh xáo trộn trên thị trường tiền tệ
Việc tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại thể hiện cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ mà lãi suất chính là giá vốn mà “bên bán” và “bên mua” chấp nhận. Thực tế, trong thời gian qua, khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu tăng, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh lượng cung tiền qua thị trường mở (OMO).
Thông thường, để tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ qua thị trường mở và kênh tái chiết khấu, đòi hỏi ngân hàng phải có các loại giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương.
Tuy nhiên, do quy mô khác nhau của các ngân hàng nên có những trường hợp ngân hàng thương mại quy mô nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước do ít có điều kiện đầu tư vào các loại giấy tờ có giá.
Nhưng ngay cả với lý do như vậy cũng không có nghĩa các ngân hàng có thể “tùy ý” điều chỉnh lãi suất với mục đích thu hút tiền gửi bởi thị trường tiền tệ là một thị trường rất nhạy cảm, rất dễ tổn thương và chịu tác động khá lớn bởi yếu tố tâm lý.
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là nhà điều hành chính sách tiền tệ và người cho vay cuối cùng có vai trò đảm bảo cho thị trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh, tránh những yếu tố gây tác động xấu đến thị trường.
Việc tăng lãi suất một cách ồ ạt làm giảm chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, gây tâm lý kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, đã xuất hiện hiện tượng dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao hơn.
Khi người gửi tiền không thực hiện đúng như cam kết với ngân hàng và rút tiền trước hạn thì ngân hàng khó có thể chủ động thực hiện việc kinh doanh bởi sự bất định của nguồn tiền gửi.
Điều này vừa gây ra những xáo trộn trên thị trường tiền tệ, vừa gây sức ép lên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản mà trong bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chưa nên thực hiện.
Nên chăng, đã đến lúc, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với vai trò và chức năng của mình, giúp các hội viên ngồi lại với nhau, thống nhất một mặt bằng lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi trong huy động vốn cho các hội viên, vừa tránh gây những xáo trộn trên thị trường tiền tệ.