“Cần trao đủ quyền lực cho Ủy ban Chứng khoán”
Vấn đề tăng cường vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán từ góc nhìn luật sư
Thời gian gần đây, vấn đề tăng cường vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán trong lĩnh vực quản lý, giám sát thị trường chứng khoán đang thu hút mối quan tâm của dư luận, trong đó có các luật sư.
"Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật về chứng khoán nói chung cũng như về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán đã khá lạc hậu, do vậy không tránh khỏi những bất cập trước yêu cầu quản lý thị trường chứng khoán ở nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay", LS. Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC, nói với VnEconomy.
Quyền lực bị hạn chế
Từ góc nhìn của một luật sư, ông đánh giá như thế nào về hệ thống các quy định về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán hiện nay?
Nếu nhìn vào bối cảnh ra đời của Ủy ban Chứng khoán ở nước ta thì có một số nét khác biệt so với các nước.
Thông thường ở nhiều nước khi thị trường chứng khoán đã hoạt động ổn định rồi thì cơ quan quản lý mới được thành lập để điều hành và giám sát thị trường. Còn ở Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán ra đời khi thị trường chứng khoán chưa hiện hữu, phải đến năm 2000 thị trường chứng khoán mới chính thức mở cửa.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban Chứng khoán là giúp Chính phủ tổ chức, kiến tạo và đưa thị trường chứng khoán vào vận hành. Còn công việc quản lý, giám sát thị trường chưa phải là một nhiệm vụ bức thiết tại thời điểm đó.
Do bị chi phối bởi hoàn cảnh nêu trên, nên ngay từ những văn bản pháp lý đầu tiên cho đến sau này, kể cả Luật Chứng khoán năm 2006, đều quy định vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán tương đối hạn chế trong lĩnh vực quản lý, vận hành, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật về chứng khoán nói chung cũng như về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán đã khá lạc hậu, do vậy không tránh khỏi những bất cập trước yêu cầu quản lý thị trường chứng khoán ở nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy gần đây đã có một số điều chỉnh trong các quy định pháp luật, nhưng về cơ bản những bất cập đó vẫn chưa được khắc phục.
Vậy ông có thể phân tích rõ hơn những bất cập trong các quy định về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán, đặc biệt là so với luật pháp của các nước?
Thứ nhất, ở rất nhiều nước, việc quản lý, giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Chẳng hạn, ở Mỹ, theo Luật Chứng khoán 1933-1934, Ủy ban Chứng khoán (SEC) là một cơ quan độc lập thuộc chính phủ. Chủ tịch SEC do Tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của Thượng viện. Ngân sách hoạt động hàng năm của cơ quan này do Quốc hội phê duyệt.
Ở Anh, Cơ quan Quản lý các dịch vụ tài chính (FSA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo Luật Các thị trường và dịch vụ tài chính năm 2000. Ban điều hành FSA do Bộ Tài chính bổ nhiệm và chị trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ quan này hoàn toàn độc lập với chính phủ về tổ chức và kinh phí hoạt động.
Tại Trung Quốc, Thái Lan, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đều là cơ quan thuộc chính phủ, có thẩm quyền tương đương với một bộ và người đứng đầu là thành viên Chính phủ.
Trong khi đó ở Việt Nam, theo quy định hiện hành thì Ủy ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính, tương đương với cấp vụ. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Từ quy định đó cho thấy vai trò, vị thế và tính độc lập trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Chứng khoán không cao. Từ đó dẫn đến quyền lực thực tế của Ủy ban Chứng khoán tại Việt Nam cũng bị hạn chế hơn so với một số nước.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán lại chưa được trao đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thi hành pháp luật về chứng khoán. Các quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán được quy định trong luật còn chung chung và thiếu những quyền năng cụ thể để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan này.
Mặt khác, bên cạnh Ủy ban Chứng khoán, một số cơ quan khác - như thanh tra, điều tra - cũng tham gia quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, do vậy không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn, từ đó cũng làm hạn chế thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán.
Thứ ba, với chức năng là cơ quan giám sát hoạt động của thị trường và xử lý vi phạm nhưng Ủy ban Chứng khoán lại chưa được trao thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh các bằng chứng về các hành vi gian lận, đầu cơ, thao túng thị trường trong hoạt động đầu tư chứng khoán (mặc dù đã được đề xuất đưa vào Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2011 nhưng không được Quốc hội thông qua). Chính việc thiếu vắng quyền năng này đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả thực thi nhiệm vụ giám sát thị trường của Ủy ban Chứng khoán.
Cần những sửa đổi cơ bản
Theo ông, tác động của những bất cập đó đối với sự quản lý, vận hành của thị trường chứng khoán là như thế nào?
Thị trường chứng khoán nước ta đang ở thời kỳ phát triển, còn nhiều biến động, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng. Trong thực tiễn quản lý, vận hành thị trường chứng khoán, có nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự phản ứng nhanh, mạnh của cơ quan quản lý, giám sát thị trường. Nhưng do không có đủ thẩm quyền và các quyền năng cần thiết nên phản ứng của Ủy ban Chứng khoán đôi khi còn chưa đủ mạnh, hiệu quả chưa cao.
Một trong những yêu cầu cấp bách đang đặt ra là phải tìm kiếm các cơ chế, chính sách giải pháp vĩ mô để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đặc biệt là các giải pháp về tài chính. Nhưng với vị thế và thực quyền hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự phối hợp của các cơ quan khác - như Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan - trong việc áp dụng các chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm hỗ trợ thị trường.
Ở nhiều nước, với vai trò là cơ quan giám sát thị trường, Ủy ban Chứng khoán có thẩm quyền rất lớn trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp can thiệp để bảo vệ thị trường khi cần thiết. Chẳng hạn, Ủy ban Chứng khoán Mỹ có quyền đưa ra các biện pháp hạn chế lạm dụng bán khống cổ phiếu trên thị trường, hoặc áp dụng lệnh hạn chế hoặc ngưng giao dịch với một hoặt một hoặc một nhóm cổ phiếu nào đó trong trường hợp giá cả biến động mạnh.
Lấy một ví dụ, trong năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Mỹ đã áp dụng một cơ chế đặc biệt cho phép các sở giao dịch trên toàn quốc có thể ngưng giao dịch với 1000 cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường trong trường hợp chỉ số Down Jones Công nghiệp biến động quá 10%. Đây là biện pháp cần thiết để tránh cho thị trường khỏi những cú sốc mạnh dẫn đến nguy cơ sụp đổ.
Trong khi đó ở Việt Nam, liệu Ủy ban Chứng khoán có thể ra tay hành động trong trường hợp tương tự hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, thời gian qua trên thị trường chứng khoán đã xuất hiện một số vụ việc gian lận thông tin, đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm đối thủ thông qua thị trường… Ủy ban Chứng khoán có quyền xử lý những vi phạm nói trên. Tuy nhiên, do Ủy ban Chứng khoán chưa được trao thẩm quyền tự điều tra, xác minh bằng chứng vi phạm mà phải đợi kết quả từ cơ quan điều tra, do vậy, việc xử lý bị kéo dài. Hơn nữa, việc Ủy ban Chứng khoán đưa ra kết luận về vụ việc không phải dựa trên kết quả điều tra, xác minh của chính mình đã làm cho quyết định xử lý của Ủy ban thiếu tính thuyết phục.
Từ góc nhìn của ông, cần làm những gì để tăng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán?
Giải pháp cơ bản và lâu dài là phải ban hành Luật Chứng khoán mới thay thế Luật Chứng khoán năm 2006 đã bất cập, trong đó, cần tạo lập cho Ủy ban Chứng khoán vị thế độc lập hơn, có đầy đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực để thực hiện các chức năng quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản mà Tổ chức Quốc tế Các ủy ban chứng khoán (IOSCO) đề ra. Có như vậy thì Ủy ban Chứng khoán mới làm tốt vai trò bảo vệ nhà đầu tư, duy trì thị trường công bằng, trật tự và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vốn cho nền kinh tế.
Trong khi chờ đợi những sửa đổi cơ bản, toàn diện nêu trên, theo tôi, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, phân cấp mạnh hơn cho Ủy ban Chứng khoán trong việc thực thi các chức năng, thẩm quyền được quy định trong khung pháp lý hiện hành.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc thể chế hóa và thực thi các giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thi hành pháp luật về chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán theo đúng phương châm đã đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2001-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế để các bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường sự phối hợp với Ủy ban Chứng khoán trong việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Ngoài ra, trong khi hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, các cơ quan chủ trì soạn thảo và ban hành cần rà soát nhằm đảm bảo sự thống nhất về nội dung để không cản trở hay hạn chế thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán trong lĩnh vực quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
"Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật về chứng khoán nói chung cũng như về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán đã khá lạc hậu, do vậy không tránh khỏi những bất cập trước yêu cầu quản lý thị trường chứng khoán ở nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay", LS. Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC, nói với VnEconomy.
Quyền lực bị hạn chế
Từ góc nhìn của một luật sư, ông đánh giá như thế nào về hệ thống các quy định về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán hiện nay?
Nếu nhìn vào bối cảnh ra đời của Ủy ban Chứng khoán ở nước ta thì có một số nét khác biệt so với các nước.
Thông thường ở nhiều nước khi thị trường chứng khoán đã hoạt động ổn định rồi thì cơ quan quản lý mới được thành lập để điều hành và giám sát thị trường. Còn ở Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán ra đời khi thị trường chứng khoán chưa hiện hữu, phải đến năm 2000 thị trường chứng khoán mới chính thức mở cửa.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban Chứng khoán là giúp Chính phủ tổ chức, kiến tạo và đưa thị trường chứng khoán vào vận hành. Còn công việc quản lý, giám sát thị trường chưa phải là một nhiệm vụ bức thiết tại thời điểm đó.
Do bị chi phối bởi hoàn cảnh nêu trên, nên ngay từ những văn bản pháp lý đầu tiên cho đến sau này, kể cả Luật Chứng khoán năm 2006, đều quy định vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán tương đối hạn chế trong lĩnh vực quản lý, vận hành, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật về chứng khoán nói chung cũng như về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán đã khá lạc hậu, do vậy không tránh khỏi những bất cập trước yêu cầu quản lý thị trường chứng khoán ở nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy gần đây đã có một số điều chỉnh trong các quy định pháp luật, nhưng về cơ bản những bất cập đó vẫn chưa được khắc phục.
Vậy ông có thể phân tích rõ hơn những bất cập trong các quy định về vai trò, vị thế và thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán, đặc biệt là so với luật pháp của các nước?
Thứ nhất, ở rất nhiều nước, việc quản lý, giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Chẳng hạn, ở Mỹ, theo Luật Chứng khoán 1933-1934, Ủy ban Chứng khoán (SEC) là một cơ quan độc lập thuộc chính phủ. Chủ tịch SEC do Tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của Thượng viện. Ngân sách hoạt động hàng năm của cơ quan này do Quốc hội phê duyệt.
Ở Anh, Cơ quan Quản lý các dịch vụ tài chính (FSA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo Luật Các thị trường và dịch vụ tài chính năm 2000. Ban điều hành FSA do Bộ Tài chính bổ nhiệm và chị trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ quan này hoàn toàn độc lập với chính phủ về tổ chức và kinh phí hoạt động.
Tại Trung Quốc, Thái Lan, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đều là cơ quan thuộc chính phủ, có thẩm quyền tương đương với một bộ và người đứng đầu là thành viên Chính phủ.
Trong khi đó ở Việt Nam, theo quy định hiện hành thì Ủy ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính, tương đương với cấp vụ. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Từ quy định đó cho thấy vai trò, vị thế và tính độc lập trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Chứng khoán không cao. Từ đó dẫn đến quyền lực thực tế của Ủy ban Chứng khoán tại Việt Nam cũng bị hạn chế hơn so với một số nước.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán lại chưa được trao đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thi hành pháp luật về chứng khoán. Các quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán được quy định trong luật còn chung chung và thiếu những quyền năng cụ thể để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan này.
Mặt khác, bên cạnh Ủy ban Chứng khoán, một số cơ quan khác - như thanh tra, điều tra - cũng tham gia quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, do vậy không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn, từ đó cũng làm hạn chế thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán.
Thứ ba, với chức năng là cơ quan giám sát hoạt động của thị trường và xử lý vi phạm nhưng Ủy ban Chứng khoán lại chưa được trao thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh các bằng chứng về các hành vi gian lận, đầu cơ, thao túng thị trường trong hoạt động đầu tư chứng khoán (mặc dù đã được đề xuất đưa vào Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2011 nhưng không được Quốc hội thông qua). Chính việc thiếu vắng quyền năng này đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả thực thi nhiệm vụ giám sát thị trường của Ủy ban Chứng khoán.
Cần những sửa đổi cơ bản
Theo ông, tác động của những bất cập đó đối với sự quản lý, vận hành của thị trường chứng khoán là như thế nào?
Thị trường chứng khoán nước ta đang ở thời kỳ phát triển, còn nhiều biến động, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng. Trong thực tiễn quản lý, vận hành thị trường chứng khoán, có nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự phản ứng nhanh, mạnh của cơ quan quản lý, giám sát thị trường. Nhưng do không có đủ thẩm quyền và các quyền năng cần thiết nên phản ứng của Ủy ban Chứng khoán đôi khi còn chưa đủ mạnh, hiệu quả chưa cao.
Một trong những yêu cầu cấp bách đang đặt ra là phải tìm kiếm các cơ chế, chính sách giải pháp vĩ mô để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đặc biệt là các giải pháp về tài chính. Nhưng với vị thế và thực quyền hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự phối hợp của các cơ quan khác - như Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan - trong việc áp dụng các chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm hỗ trợ thị trường.
Ở nhiều nước, với vai trò là cơ quan giám sát thị trường, Ủy ban Chứng khoán có thẩm quyền rất lớn trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp can thiệp để bảo vệ thị trường khi cần thiết. Chẳng hạn, Ủy ban Chứng khoán Mỹ có quyền đưa ra các biện pháp hạn chế lạm dụng bán khống cổ phiếu trên thị trường, hoặc áp dụng lệnh hạn chế hoặc ngưng giao dịch với một hoặt một hoặc một nhóm cổ phiếu nào đó trong trường hợp giá cả biến động mạnh.
Lấy một ví dụ, trong năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Mỹ đã áp dụng một cơ chế đặc biệt cho phép các sở giao dịch trên toàn quốc có thể ngưng giao dịch với 1000 cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường trong trường hợp chỉ số Down Jones Công nghiệp biến động quá 10%. Đây là biện pháp cần thiết để tránh cho thị trường khỏi những cú sốc mạnh dẫn đến nguy cơ sụp đổ.
Trong khi đó ở Việt Nam, liệu Ủy ban Chứng khoán có thể ra tay hành động trong trường hợp tương tự hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, thời gian qua trên thị trường chứng khoán đã xuất hiện một số vụ việc gian lận thông tin, đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm đối thủ thông qua thị trường… Ủy ban Chứng khoán có quyền xử lý những vi phạm nói trên. Tuy nhiên, do Ủy ban Chứng khoán chưa được trao thẩm quyền tự điều tra, xác minh bằng chứng vi phạm mà phải đợi kết quả từ cơ quan điều tra, do vậy, việc xử lý bị kéo dài. Hơn nữa, việc Ủy ban Chứng khoán đưa ra kết luận về vụ việc không phải dựa trên kết quả điều tra, xác minh của chính mình đã làm cho quyết định xử lý của Ủy ban thiếu tính thuyết phục.
Từ góc nhìn của ông, cần làm những gì để tăng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán?
Giải pháp cơ bản và lâu dài là phải ban hành Luật Chứng khoán mới thay thế Luật Chứng khoán năm 2006 đã bất cập, trong đó, cần tạo lập cho Ủy ban Chứng khoán vị thế độc lập hơn, có đầy đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực để thực hiện các chức năng quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản mà Tổ chức Quốc tế Các ủy ban chứng khoán (IOSCO) đề ra. Có như vậy thì Ủy ban Chứng khoán mới làm tốt vai trò bảo vệ nhà đầu tư, duy trì thị trường công bằng, trật tự và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vốn cho nền kinh tế.
Trong khi chờ đợi những sửa đổi cơ bản, toàn diện nêu trên, theo tôi, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, phân cấp mạnh hơn cho Ủy ban Chứng khoán trong việc thực thi các chức năng, thẩm quyền được quy định trong khung pháp lý hiện hành.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc thể chế hóa và thực thi các giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thi hành pháp luật về chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán theo đúng phương châm đã đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2001-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế để các bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường sự phối hợp với Ủy ban Chứng khoán trong việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Ngoài ra, trong khi hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, các cơ quan chủ trì soạn thảo và ban hành cần rà soát nhằm đảm bảo sự thống nhất về nội dung để không cản trở hay hạn chế thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán trong lĩnh vực quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.