Cần xem lại định nghĩa cổ phần?
Hẳn có những nhà đầu tư vẫn còn không ít băn khoăn về khái niệm rất quen thuộc này
Hẳn có những nhà đầu tư vẫn còn không ít băn khoăn về khái niệm rất quen thuộc này.
Tham gia, quan tâm, tìm hiểu, biết về thị trường chứng khoán, hầu hết nhà đầu tư đều nằm lòng khái niệm “cổ phần”. Nhưng hẳn vẫn còn những định nghĩa chưa gãy gọn, hoặc đại khái.
Quanh việc định nghĩa khái niệm này cũng có những chi tiết không đơn giản, có trong những ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo nghị định về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Theo kế hoạch dự kiến trước đây, nghị định này sẽ được ban hành trong quý 1/2008, nhưng nay vẫn trong giai đoạn lấy ý kiến của các thành viên thị trường, cũng như các tổ chức, cá nhân, công chúng đầu tư.
Trong những ý kiến đóng góp đó, khái niệm cổ phần tưởng như đã quá quen thuộc, lại trở thành một vấn đề gây nhiều thắc mắc.
Khoản 1 Điều 4 của dự thảo nghị định giải thích khái niệm cổ phần như sau: “Cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông đối với vốn điều lệ của tổ chức phát hành, bao gồm cả quyền mua cổ phần”. Giải thích này “vấp” phải những ý kiến phản biện đáng chú ý.
Theo luật gia Cao Bá Khoát, Giám đốc Công ty Tư vấn K và cộng sự, khái niệm cổ phần theo Khoản 1 Điều 4 của dự thảo là không chính xác, nếu so sánh với định nghĩa về cổ phần quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp (“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần”).
Từ định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, luật gia Cao Bá Khoát cho rằng cổ phần có các đặc điểm: là các phần nhỏ nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ, là căn cứ xác lập quyền sở hữu một phần công ty sau khi cổ đông đã góp tài sản. Trong khi đó, giải thích đưa ra trong dự thảo không thể hiện hết những đặc điểm đó của cổ phần.
Ông phân tích, thứ nhất, quyền mua cổ phần không phải là cổ phần vì nó không xác lập quyền sở hữu một phần công ty. Thứ hai, định nghĩa đó chưa thể hiện được đặc điểm cổ phần là phần nhỏ nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ. Thứ ba, việc định nghĩa cổ phần như trong dự thảo sẽ tạo ra cách hiểu vòng quanh: cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông; vậy cổ đông là gì? Theo Luật Doanh nghiệp, cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Với những lập luận trên, luật gia Cao Bá Khoát khuyến nghị nên bỏ khái niệm cổ phần trong dự thảo vì khái niệm này đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp.
Trong văn bản tập hợp ý kiến xây dựng nội dung dự thảo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số ý kiến khác cũng yêu cầu cần xét lại khái niệm “cổ phần” và giải thích nói trên.
Một ý kiến lo ngại rằng định nghĩa như dự thảo còn có nguy cơ tạo ra tranh chấp trong nội bộ công ty, bởi có người chỉ cần đăng ký mua và xác lập quyền mua, sẽ đương nhiên “được công nhận” là cổ đông, tức đồng sở hữu công ty. Từ đây, có thể phát sinh nhiều hệ quả và tác động tiêu cực khó lường đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty, cổ đông hiện có của công ty và các bên liên quan.
Trong góp ý của mình, TS. Lê Thu Thủy, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng định nghĩa “Cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông đối với vốn điều lệ của tổ chức phát hành, bao gồm cả quyền mua cổ phần” trong dự thảo là chưa chính xác.
TS. Lê Thu Thủy lập luận: theo Khoản 5 Điều 6 Luật Chứng khoán, “quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định”. Vậy cổ phần không phải lúc nào cũng bao gồm quyền mua cổ phần. Nó chỉ đúng khi công ty cổ phần có đợt phát hành cổ phiếu bổ sung, còn công ty mới thành lập thì chưa thể có quyền mua cổ phần được.
“Thêm vào đó, cổ phiếu và quyền mua cổ phần là hai loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán, có thể chuyển nhượng tách biệt”, TS. Thủy phân tích thêm.
Nhìn lại, trong thời gian qua, khái niệm “cổ phần” đã đi vào thị trường và “sống” khá ổn định với những giải thích liên quan. Tại các bản cáo bạch, thuyết trình chào bán, công bố thông tin của nhiều doanh nghiệp, khái niệm này được giải thích chung và khá thống nhất là “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”.
Đó cũng là định nghĩa đã xác định tại Luật Doanh nghiệp và được các doanh nghiệp thống nhất sử dụng.
Tham gia, quan tâm, tìm hiểu, biết về thị trường chứng khoán, hầu hết nhà đầu tư đều nằm lòng khái niệm “cổ phần”. Nhưng hẳn vẫn còn những định nghĩa chưa gãy gọn, hoặc đại khái.
Quanh việc định nghĩa khái niệm này cũng có những chi tiết không đơn giản, có trong những ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo nghị định về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Theo kế hoạch dự kiến trước đây, nghị định này sẽ được ban hành trong quý 1/2008, nhưng nay vẫn trong giai đoạn lấy ý kiến của các thành viên thị trường, cũng như các tổ chức, cá nhân, công chúng đầu tư.
Trong những ý kiến đóng góp đó, khái niệm cổ phần tưởng như đã quá quen thuộc, lại trở thành một vấn đề gây nhiều thắc mắc.
Khoản 1 Điều 4 của dự thảo nghị định giải thích khái niệm cổ phần như sau: “Cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông đối với vốn điều lệ của tổ chức phát hành, bao gồm cả quyền mua cổ phần”. Giải thích này “vấp” phải những ý kiến phản biện đáng chú ý.
Theo luật gia Cao Bá Khoát, Giám đốc Công ty Tư vấn K và cộng sự, khái niệm cổ phần theo Khoản 1 Điều 4 của dự thảo là không chính xác, nếu so sánh với định nghĩa về cổ phần quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp (“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần”).
Từ định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, luật gia Cao Bá Khoát cho rằng cổ phần có các đặc điểm: là các phần nhỏ nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ, là căn cứ xác lập quyền sở hữu một phần công ty sau khi cổ đông đã góp tài sản. Trong khi đó, giải thích đưa ra trong dự thảo không thể hiện hết những đặc điểm đó của cổ phần.
Ông phân tích, thứ nhất, quyền mua cổ phần không phải là cổ phần vì nó không xác lập quyền sở hữu một phần công ty. Thứ hai, định nghĩa đó chưa thể hiện được đặc điểm cổ phần là phần nhỏ nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ. Thứ ba, việc định nghĩa cổ phần như trong dự thảo sẽ tạo ra cách hiểu vòng quanh: cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông; vậy cổ đông là gì? Theo Luật Doanh nghiệp, cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Với những lập luận trên, luật gia Cao Bá Khoát khuyến nghị nên bỏ khái niệm cổ phần trong dự thảo vì khái niệm này đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp.
Trong văn bản tập hợp ý kiến xây dựng nội dung dự thảo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số ý kiến khác cũng yêu cầu cần xét lại khái niệm “cổ phần” và giải thích nói trên.
Một ý kiến lo ngại rằng định nghĩa như dự thảo còn có nguy cơ tạo ra tranh chấp trong nội bộ công ty, bởi có người chỉ cần đăng ký mua và xác lập quyền mua, sẽ đương nhiên “được công nhận” là cổ đông, tức đồng sở hữu công ty. Từ đây, có thể phát sinh nhiều hệ quả và tác động tiêu cực khó lường đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty, cổ đông hiện có của công ty và các bên liên quan.
Trong góp ý của mình, TS. Lê Thu Thủy, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng định nghĩa “Cổ phần là một phần sở hữu của cổ đông đối với vốn điều lệ của tổ chức phát hành, bao gồm cả quyền mua cổ phần” trong dự thảo là chưa chính xác.
TS. Lê Thu Thủy lập luận: theo Khoản 5 Điều 6 Luật Chứng khoán, “quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định”. Vậy cổ phần không phải lúc nào cũng bao gồm quyền mua cổ phần. Nó chỉ đúng khi công ty cổ phần có đợt phát hành cổ phiếu bổ sung, còn công ty mới thành lập thì chưa thể có quyền mua cổ phần được.
“Thêm vào đó, cổ phiếu và quyền mua cổ phần là hai loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán, có thể chuyển nhượng tách biệt”, TS. Thủy phân tích thêm.
Nhìn lại, trong thời gian qua, khái niệm “cổ phần” đã đi vào thị trường và “sống” khá ổn định với những giải thích liên quan. Tại các bản cáo bạch, thuyết trình chào bán, công bố thông tin của nhiều doanh nghiệp, khái niệm này được giải thích chung và khá thống nhất là “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”.
Đó cũng là định nghĩa đã xác định tại Luật Doanh nghiệp và được các doanh nghiệp thống nhất sử dụng.