Càng khủng hoảng, môi son càng đậm
Các nhà kinh tế cho rằng một số loại sản phẩm sẽ bán chạy trong thời buổi khó khăn
Nhiều nhà nghiên cứu thị trường nhận xét khủng hoảng kinh tế đã làm nảy sinh những xu hướng tiêu dùng đầy bất ngờ - ví dụ, kinh tế càng khó khăn, son môi càng bán chạy.
Thật ra hiện tượng doanh số son môi tăng cao trong thời kỳ khủng hoảng đã được Leonard Lauder, chủ tịch hãng mỹ phẩm Estée Lauder Companies quan sát từ năm 2001. Ông nhận xét sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ, kéo theo sự đình trệ kinh tế, doanh số son môi của công ty ông bỗng tăng vọt.
Loại trừ ý kiến có thể chủ quan của giới doanh nghiệp, các nhà kinh tế cũng đồng ý có mối tương quan này. Họ cho rằng có một số loại sản phẩm sẽ bán chạy trong thời buổi khó khăn.
Loại phổ biến nhất là “hàng hoá thứ cấp” - “thứ cấp” ở đây có nghĩa là “hạ bậc” đối với từng người. Ví dụ một người thích ăn cá hồi, nay thu nhập giảm sút, không với tới nổi cá hồi nữa thì người này chuyển sang ăn cá ngừ, chẳng hạn. Cá ngừ trong trường hợp này là “hàng hoá thứ cấp” đối với người này.
Son môi không phải là “hàng hoá thứ cấp” hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng với phụ nữ thích mua sắm, khó khăn kinh tế buộc họ phải cắt giảm những khoản chi tiêu “hoang phí” như mua sắm quần áo mới chưa cần thiết, cái ví quá đẹp nhưng cũng quá đắt…
Trong tình huống ấy, một thỏi son môi là thứ họ có thể bỏ tiền mua để đền bù cái cảm giác phải “thắt lưng buộc bụng” mà không áy náy cho lắm. Son môi lại làm quý bà trông tươi tắn hơn, xoá đi cái cảm giác nặng nề của những khó khăn trước mặt. Thời đại khủng hoảng 1930, doanh số mỹ phẩm tăng đến 25%.
Thế nhưng cuộc khủng hoảng năm nay lại khác. Theo Financial Times, phấn nền lại qua mặt son môi, trở thành thứ bán chạy từ đầu năm đến nay ở một số thị trường Âu - Mỹ.
Trích một khảo sát của hãng mỹ phẩm L’Oréal, tờ báo này cho biết ở thị trường Anh, hơn một phần ba những thiếu nữ được khảo sát cho biết phấn nền là thứ không thể thiếu với họ trong khi chỉ có 8% chọn son môi. Chỉ có những bà trên 60 tuổi mới chọn son môi là thứ sản phẩm quan trọng nhất với họ.
Khảo sát của Nielsen tại Anh cũng cho thấy doanh số phấn nền tăng 15% so với mức tăng chỉ 2,5% của son môi trong năm rồi. Còn TNS cho biết doanh số phấn nền tăng 25,3% trong hai tháng đầu năm so với mức sụt giảm 5,7%.
Cho dù khảo sát ở Mỹ cũng có kết quả tương tự, người ta kết luận, dù phấn hay son, kinh tế u ám thì quý bà quý cô càng chú ý làm đẹp để giảm stress - một xu hướng đã được khẳng định từ nhiều quan sát trong nhiều năm.
Một số nhà phân tích thị trường khác lại chú ý đến chuyện quý ông bỏ tiền mua cà vạt nhiều hơn trước. Có lẽ những ai vẫn còn giữ được việc làm muốn ăn vận chỉnh tề hơn để chứng tỏ mình vẫn đang có việc làm, vẫn còn giữ được phong độ!
Riêng ở Nhật, theo tờ Independent, phụ nữ có xu hướng để tóc dài ra khi kinh tế thịnh vượng và cắt tóc ngắn lên khi kinh tế đi xuống. Người ta cũng dùng xu hướng trên để giải thích: tóc ngắn thì có thể biến thể thành nhiều dạng – một cách giải trí tương đối ít tốn kém hơn cả.
Còn nhớ thời đại khủng hoảng 1930, các nhà kinh tế lúc đó cũng quan sát và rút ra kết luận rất bất ngờ: kinh tế càng khó khăn, váy của quý bà quý cô càng dài ra. Giới Wall Street cũng từng nhận xét: thị trường lạc quan gắn liền với váy ngắn; thị trường ảm đạm gắn với váy dài quá gối, thậm chí che luôn mắt cá chân.
Đến nỗi tờ Wall Street Journal có lần chạy tít: “Váy đang dài ra, hãy bán hết (cổ phiếu)!”. Đây là lý thuyết kinh tế nửa đùa nửa thật sống dai nhất vì hay được đem ra bàn tán mỗi lần kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.
Quốc Học (SGTT)
Thật ra hiện tượng doanh số son môi tăng cao trong thời kỳ khủng hoảng đã được Leonard Lauder, chủ tịch hãng mỹ phẩm Estée Lauder Companies quan sát từ năm 2001. Ông nhận xét sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ, kéo theo sự đình trệ kinh tế, doanh số son môi của công ty ông bỗng tăng vọt.
Loại trừ ý kiến có thể chủ quan của giới doanh nghiệp, các nhà kinh tế cũng đồng ý có mối tương quan này. Họ cho rằng có một số loại sản phẩm sẽ bán chạy trong thời buổi khó khăn.
Loại phổ biến nhất là “hàng hoá thứ cấp” - “thứ cấp” ở đây có nghĩa là “hạ bậc” đối với từng người. Ví dụ một người thích ăn cá hồi, nay thu nhập giảm sút, không với tới nổi cá hồi nữa thì người này chuyển sang ăn cá ngừ, chẳng hạn. Cá ngừ trong trường hợp này là “hàng hoá thứ cấp” đối với người này.
Son môi không phải là “hàng hoá thứ cấp” hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng với phụ nữ thích mua sắm, khó khăn kinh tế buộc họ phải cắt giảm những khoản chi tiêu “hoang phí” như mua sắm quần áo mới chưa cần thiết, cái ví quá đẹp nhưng cũng quá đắt…
Trong tình huống ấy, một thỏi son môi là thứ họ có thể bỏ tiền mua để đền bù cái cảm giác phải “thắt lưng buộc bụng” mà không áy náy cho lắm. Son môi lại làm quý bà trông tươi tắn hơn, xoá đi cái cảm giác nặng nề của những khó khăn trước mặt. Thời đại khủng hoảng 1930, doanh số mỹ phẩm tăng đến 25%.
Thế nhưng cuộc khủng hoảng năm nay lại khác. Theo Financial Times, phấn nền lại qua mặt son môi, trở thành thứ bán chạy từ đầu năm đến nay ở một số thị trường Âu - Mỹ.
Trích một khảo sát của hãng mỹ phẩm L’Oréal, tờ báo này cho biết ở thị trường Anh, hơn một phần ba những thiếu nữ được khảo sát cho biết phấn nền là thứ không thể thiếu với họ trong khi chỉ có 8% chọn son môi. Chỉ có những bà trên 60 tuổi mới chọn son môi là thứ sản phẩm quan trọng nhất với họ.
Khảo sát của Nielsen tại Anh cũng cho thấy doanh số phấn nền tăng 15% so với mức tăng chỉ 2,5% của son môi trong năm rồi. Còn TNS cho biết doanh số phấn nền tăng 25,3% trong hai tháng đầu năm so với mức sụt giảm 5,7%.
Cho dù khảo sát ở Mỹ cũng có kết quả tương tự, người ta kết luận, dù phấn hay son, kinh tế u ám thì quý bà quý cô càng chú ý làm đẹp để giảm stress - một xu hướng đã được khẳng định từ nhiều quan sát trong nhiều năm.
Một số nhà phân tích thị trường khác lại chú ý đến chuyện quý ông bỏ tiền mua cà vạt nhiều hơn trước. Có lẽ những ai vẫn còn giữ được việc làm muốn ăn vận chỉnh tề hơn để chứng tỏ mình vẫn đang có việc làm, vẫn còn giữ được phong độ!
Riêng ở Nhật, theo tờ Independent, phụ nữ có xu hướng để tóc dài ra khi kinh tế thịnh vượng và cắt tóc ngắn lên khi kinh tế đi xuống. Người ta cũng dùng xu hướng trên để giải thích: tóc ngắn thì có thể biến thể thành nhiều dạng – một cách giải trí tương đối ít tốn kém hơn cả.
Còn nhớ thời đại khủng hoảng 1930, các nhà kinh tế lúc đó cũng quan sát và rút ra kết luận rất bất ngờ: kinh tế càng khó khăn, váy của quý bà quý cô càng dài ra. Giới Wall Street cũng từng nhận xét: thị trường lạc quan gắn liền với váy ngắn; thị trường ảm đạm gắn với váy dài quá gối, thậm chí che luôn mắt cá chân.
Đến nỗi tờ Wall Street Journal có lần chạy tít: “Váy đang dài ra, hãy bán hết (cổ phiếu)!”. Đây là lý thuyết kinh tế nửa đùa nửa thật sống dai nhất vì hay được đem ra bàn tán mỗi lần kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.
Quốc Học (SGTT)