Cảnh báo cạn dòng vốn vào thị trường mới nổi
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm năm thứ 6 liên tiếp
Dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi có thể bất ngờ cạn kiệt, đặt ra rào cản cho sự tăng trưởng mong manh của nền kinh tế toàn cầu - Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo trong một báo cáo ra ngày 8/12.
Theo tin từ Bloomberg, trong báo cáo này, WB cho biết tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm năm thứ 6 liên tiếp và đang diễn ra trên diện rộng nhất kể từ thập niên 1980.
Tuy các nền kinh tế mới nổi hiện nay có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các cú sốc so với thời thập niên 1980 và 1990, những thách thức gần đây có thể báo hiệu cho một thời kỳ tăng trưởng chậm chạp mới - WB nhận định.
Tệ hơn, theo định chế này, bất ổn tài chính toàn cầu giá tăng có thể dẫn tới các dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi trở nên cạn kiệt. Vốn ròng chảy vào các nền kinh tế mới nổi đã giảm liên tục kể từ năm ngoái và giảm về 0 trong nửa đầu năm 2015.
Cảnh báo này được WB đưa ra chỉ hơn một tuần trước cuộc họp cuối cùng trong năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cuộc họp mà giới phân tích dự báo là FED sẽ có động thái tăng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Triển vọng lãi suất Mỹ tăng cộng với giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã khiến các nền kinh tế mới nổi có độ phụ thuộc cao vào tài nguyên như Nga và Brazil điêu đứng. Cả hai nước này đều đã chìm sâu trong suy thoái kinh tế.
“Các điều kiện bên ngoài xấu đi, xuất phát từ chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ... có thể kết hợp với các yếu tố trong nước tạo thành một ‘cơn bão hoàn hảo’, chặn đứng dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi”, WB viết trong báo cáo.
Đây không phải là lần đầu tiên các nền kinh tế mới nổi cảm nhận cú sốc từ chính sách của FED. Gần đây nhất, vào năm 2013, các nền kinh tế này đã điêu đứng khi FED giảm dần tiến tới chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Theo ước tính của WB, nếu lợi suất trái phiếu Mỹ tăng 100 điểm cơ bản, thì dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi có thể giảm một lượng tương đương tới 2,2% GDP trong vòng một năm sau.
Lịch sử đã cho thấy, khi dòng vốn bên ngoài bất ngờ cạn kiệt, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước giảm trung bình 7 điểm phần trăm trong vòng 2 năm sau đó - theo WB.
Sự giảm tốc hiện nay diễn ra sau một “kỷ nguyên vàng” mà các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng với tốc độ chưa từng có tiền lệ và trở thành đầu tàu tăng trưởng chính của thế giới.
Giai đoạn tăng trưởng đó đã đưa một số lượng lớn người trên thế giới thoát khỏi đói nghèo, giảm tỷ lệ nghèo tại các quốc gia thu nhập thấp từ mức 37% vào năm 2000 xuống còn 8% hiện nay.
Theo tin từ Bloomberg, trong báo cáo này, WB cho biết tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm năm thứ 6 liên tiếp và đang diễn ra trên diện rộng nhất kể từ thập niên 1980.
Tuy các nền kinh tế mới nổi hiện nay có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các cú sốc so với thời thập niên 1980 và 1990, những thách thức gần đây có thể báo hiệu cho một thời kỳ tăng trưởng chậm chạp mới - WB nhận định.
Tệ hơn, theo định chế này, bất ổn tài chính toàn cầu giá tăng có thể dẫn tới các dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi trở nên cạn kiệt. Vốn ròng chảy vào các nền kinh tế mới nổi đã giảm liên tục kể từ năm ngoái và giảm về 0 trong nửa đầu năm 2015.
Cảnh báo này được WB đưa ra chỉ hơn một tuần trước cuộc họp cuối cùng trong năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cuộc họp mà giới phân tích dự báo là FED sẽ có động thái tăng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên kể từ năm 2006.
Triển vọng lãi suất Mỹ tăng cộng với giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã khiến các nền kinh tế mới nổi có độ phụ thuộc cao vào tài nguyên như Nga và Brazil điêu đứng. Cả hai nước này đều đã chìm sâu trong suy thoái kinh tế.
“Các điều kiện bên ngoài xấu đi, xuất phát từ chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ... có thể kết hợp với các yếu tố trong nước tạo thành một ‘cơn bão hoàn hảo’, chặn đứng dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi”, WB viết trong báo cáo.
Đây không phải là lần đầu tiên các nền kinh tế mới nổi cảm nhận cú sốc từ chính sách của FED. Gần đây nhất, vào năm 2013, các nền kinh tế này đã điêu đứng khi FED giảm dần tiến tới chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Theo ước tính của WB, nếu lợi suất trái phiếu Mỹ tăng 100 điểm cơ bản, thì dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi có thể giảm một lượng tương đương tới 2,2% GDP trong vòng một năm sau.
Lịch sử đã cho thấy, khi dòng vốn bên ngoài bất ngờ cạn kiệt, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước giảm trung bình 7 điểm phần trăm trong vòng 2 năm sau đó - theo WB.
Sự giảm tốc hiện nay diễn ra sau một “kỷ nguyên vàng” mà các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng với tốc độ chưa từng có tiền lệ và trở thành đầu tàu tăng trưởng chính của thế giới.
Giai đoạn tăng trưởng đó đã đưa một số lượng lớn người trên thế giới thoát khỏi đói nghèo, giảm tỷ lệ nghèo tại các quốc gia thu nhập thấp từ mức 37% vào năm 2000 xuống còn 8% hiện nay.