Cảnh báo hiện tượng bỏ cọc trong các phiên đấu giá
Trong những phiên đấu giá gần đây, hiện tượng đặt giá cao sau đó chấp nhận bỏ cọc diễn ra phổ biến mà các nhà đầu tư cần lưu ý
Trong những phiên đấu giá gần đây, hiện tượng đặt giá cao sau đó chấp nhận bỏ cọc diễn ra phổ biến mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Đơn cử trong phiên đấu giá cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) vào cuối năm 2006 vừa qua. Một số nhà đầu tư trúng giá PVI đã không đến nộp tiền mua, chấp nhận mất tiền đặt cọc vì đã “lỡ” đặt giá quá cao!
Để giải quyết “hậu quả” này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố rộng rãi đến các nhà đầu tư việc bán tiếp 1.891.330 cổ phần PVI vì nhà đầu tư đã bỏ cọc, không chịu mua nữa. Theo tính toán sơ bộ, số tiền đặt cọc cho lượng cổ phần nói trên, tính theo giá khởi điểm (11.500 đồng/cổ phần) lên đến gần 2,2 tỷ đồng.
Còn theo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, lượng cổ phần bị từ chối mua sẽ được phân bổ cho những tổ chức và cá nhân đã tham gia đấu giá hợp lệ. Số cổ phần được phân phối xét theo thứ tự trả giá từ cao xuống thấp với mức giá nhà đầu tư đã đặt mua, nhưng không được thấp hơn mức giá đấu thành công bình quân.
Không chỉ có PVI, mà cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú và Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh cũng bị các nhà đầu tư từ chối với số lượng lớn và sẵn sàng chịu mất tiền cọc.
Tương tự, trong phiên đấu giá gần đây nhất của các công ty như Cadivi và KIDO, hiện tượng bỏ cọc vẫn phổ biến do một số nhà đầu tư không biết “vô tình” hay “cố ý” đã đặt lệnh mua ở giá quá cao: 44,6 triệu đồng/cổ phần Cadivi và lên đến 80 triệu đồng/cổ phần KIDO.
Theo giới chuyên môn, việc giá cổ phiếu bị đẩy cao trong các phiên đấu giá là do phong trào đua nhau đấu giá cổ phiếu, trong đó có không ít nhà đầu tư ngắn hạn đã tạo ra cầu ảo đẩy giá cổ phiếu tăng vọt không tương ứng với giá trị thật.
Không ngoại trừ có nhà đầu tư đã ghi “nhầm” lệnh, nhưng cũng không loại trừ khả năng “làm giá” của một nhóm các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.
Đơn cử trong phiên đấu giá cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) vào cuối năm 2006 vừa qua. Một số nhà đầu tư trúng giá PVI đã không đến nộp tiền mua, chấp nhận mất tiền đặt cọc vì đã “lỡ” đặt giá quá cao!
Để giải quyết “hậu quả” này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố rộng rãi đến các nhà đầu tư việc bán tiếp 1.891.330 cổ phần PVI vì nhà đầu tư đã bỏ cọc, không chịu mua nữa. Theo tính toán sơ bộ, số tiền đặt cọc cho lượng cổ phần nói trên, tính theo giá khởi điểm (11.500 đồng/cổ phần) lên đến gần 2,2 tỷ đồng.
Còn theo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, lượng cổ phần bị từ chối mua sẽ được phân bổ cho những tổ chức và cá nhân đã tham gia đấu giá hợp lệ. Số cổ phần được phân phối xét theo thứ tự trả giá từ cao xuống thấp với mức giá nhà đầu tư đã đặt mua, nhưng không được thấp hơn mức giá đấu thành công bình quân.
Không chỉ có PVI, mà cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú và Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh cũng bị các nhà đầu tư từ chối với số lượng lớn và sẵn sàng chịu mất tiền cọc.
Tương tự, trong phiên đấu giá gần đây nhất của các công ty như Cadivi và KIDO, hiện tượng bỏ cọc vẫn phổ biến do một số nhà đầu tư không biết “vô tình” hay “cố ý” đã đặt lệnh mua ở giá quá cao: 44,6 triệu đồng/cổ phần Cadivi và lên đến 80 triệu đồng/cổ phần KIDO.
Theo giới chuyên môn, việc giá cổ phiếu bị đẩy cao trong các phiên đấu giá là do phong trào đua nhau đấu giá cổ phiếu, trong đó có không ít nhà đầu tư ngắn hạn đã tạo ra cầu ảo đẩy giá cổ phiếu tăng vọt không tương ứng với giá trị thật.
Không ngoại trừ có nhà đầu tư đã ghi “nhầm” lệnh, nhưng cũng không loại trừ khả năng “làm giá” của một nhóm các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.