Cảnh sát Trung Quốc mở blog để “cải thiện quan hệ với dân”
Lực lượng cảnh sát trên khắp Trung Quốc đã thiết lập các tài khoản blog nhằm cải thiện mối quan hệ với công chúng
Lực lượng cảnh sát trên khắp Trung Quốc đã thiết lập các tài khoản blog nhằm cải thiện mối quan hệ với công chúng trong thời đại công nghệ, hãng tin BBC dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho hay. Lực lượng này sẽ "giảm căng thẳng vốn thường do xử lý khiếu nại kém gây ra".
Ít nhất có khoảng 500 cơ sở cảnh sát đã lập các trang blog loại nhỏ (micro-blog) trên các cổng thông tin điện tử của Trung Quốc trong năm 2010. Ví dụ, mạng "Bắc Kinh an toàn" của cảnh sát Bắc Kinh, tính đến cuối năm 2010, đã có 330.000 người dõi theo.
"Chúng tôi sử dụng các micro-blog để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, lắng nghe những phàn nàn từ người dân và cảnh báo công chúng về những trường hợp tội phạm phổ biến", Zhao Feng, một quản lý viên mạng "Bắc Kinh an toàn" cho hay.
Thông điệp gần đây số 1.482, cảnh báo rằng, cố tình làm khuất hay che biển số xe là bất hợp pháp và có thể bị phạt hay trừ điểm phạt. Các thông điệp trước bao gồm ghi chú về sửa đường, kèm theo bản đồ, và cảnh báo về trộm cắp.
Mặc dù, các mạng tương tự Twitter ở Trung Quốc chưa thực sự giúp cảnh sát nước này giải quyết các tình huống, nhưng theo lời các quan chức, cách truyền thông mới này rất hiệu quả trong việc cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân.
Lực lượng cảnh sát ở Trung Quốc thường bị chỉ trích vì phớt lờ những lời phàn nàn hoặc mang khuôn mặt lạnh lùng khi nhận được những yêu cầu mà họ coi là chuyện nhỏ. Những căng thẳng này thậm chí có thể bị đẩy cao hơn, khi cảnh sát được đề nghị giải quyết những tranh chấp bằng vũ lực.
"Chúng tôi sẽ quán triệt việc sử dụng các micro-blog này nhằm tương tác tốt hơn với dân chúng, lắng nghe những phàn nàn và chỉ trích của họ, từ đó phục vụ tốt hơn dân chúng", Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Jianzhu cho hay hồi cuối năm ngoái.
Các trang micro-blogs đã trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nước hiện có khoảng 400 triệu người sử dụng Internet, đông nhất thế giới.
Tính tới tháng 10/2010, số tài khoản micro-blog được kích hoạt đã tăng tới 65 triệu, trong khi số khách đăng ký vào những trang này vượt lên 125 triệu người, theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học Giao thông Thượng Hải.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để đánh giá liệu chiến dịch này của cảnh sát Trung Quốc có thể nhận được sự quan tâm và tin tưởng của công chúng hay không.
Tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, trang blog của công an tỉnh được một nhóm nhân viên trẻ trong độ tuổi 20 quản lý. Họ gửi tin nhắn bằng tiếng mẹ đẻ để thu hút sự chú ý của các cư dân mạng trẻ tuổi.
"Chúng tôi cảm thấy buồn khi một số bài viết trên mạng gọi blog của chúng tôi là một cách vận động thông tin hoặc can thiệp của chính phủ", Liu Bo, một thành viên quản lý mạng "Quảng Đông an toàn" nói. "Sự thực không phải như vậy. Chúng tôi muốn mang đến sự giúp đỡ và làm việc đó hiệu quả hơn".
Còn ở thành phố Tế Nam, miền đông Trung Quốc, cảnh sát dùng blog để tổ chức các hội thảo trực tuyến nhằm thu thập ý kiến của dân chúng về các vấn đề như quy định giao thông, cấp thị thực, đăng ký hộ khẩu và phòng chống hỏa hoạn.
Các quan chức cho hay, những cuộc đối thoại trực tuyến này có hiệu quả và đôi lúc thậm chí còn "nảy lửa".
Ít nhất có khoảng 500 cơ sở cảnh sát đã lập các trang blog loại nhỏ (micro-blog) trên các cổng thông tin điện tử của Trung Quốc trong năm 2010. Ví dụ, mạng "Bắc Kinh an toàn" của cảnh sát Bắc Kinh, tính đến cuối năm 2010, đã có 330.000 người dõi theo.
"Chúng tôi sử dụng các micro-blog để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, lắng nghe những phàn nàn từ người dân và cảnh báo công chúng về những trường hợp tội phạm phổ biến", Zhao Feng, một quản lý viên mạng "Bắc Kinh an toàn" cho hay.
Thông điệp gần đây số 1.482, cảnh báo rằng, cố tình làm khuất hay che biển số xe là bất hợp pháp và có thể bị phạt hay trừ điểm phạt. Các thông điệp trước bao gồm ghi chú về sửa đường, kèm theo bản đồ, và cảnh báo về trộm cắp.
Mặc dù, các mạng tương tự Twitter ở Trung Quốc chưa thực sự giúp cảnh sát nước này giải quyết các tình huống, nhưng theo lời các quan chức, cách truyền thông mới này rất hiệu quả trong việc cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân.
Lực lượng cảnh sát ở Trung Quốc thường bị chỉ trích vì phớt lờ những lời phàn nàn hoặc mang khuôn mặt lạnh lùng khi nhận được những yêu cầu mà họ coi là chuyện nhỏ. Những căng thẳng này thậm chí có thể bị đẩy cao hơn, khi cảnh sát được đề nghị giải quyết những tranh chấp bằng vũ lực.
"Chúng tôi sẽ quán triệt việc sử dụng các micro-blog này nhằm tương tác tốt hơn với dân chúng, lắng nghe những phàn nàn và chỉ trích của họ, từ đó phục vụ tốt hơn dân chúng", Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Jianzhu cho hay hồi cuối năm ngoái.
Các trang micro-blogs đã trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nước hiện có khoảng 400 triệu người sử dụng Internet, đông nhất thế giới.
Tính tới tháng 10/2010, số tài khoản micro-blog được kích hoạt đã tăng tới 65 triệu, trong khi số khách đăng ký vào những trang này vượt lên 125 triệu người, theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học Giao thông Thượng Hải.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để đánh giá liệu chiến dịch này của cảnh sát Trung Quốc có thể nhận được sự quan tâm và tin tưởng của công chúng hay không.
Tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, trang blog của công an tỉnh được một nhóm nhân viên trẻ trong độ tuổi 20 quản lý. Họ gửi tin nhắn bằng tiếng mẹ đẻ để thu hút sự chú ý của các cư dân mạng trẻ tuổi.
"Chúng tôi cảm thấy buồn khi một số bài viết trên mạng gọi blog của chúng tôi là một cách vận động thông tin hoặc can thiệp của chính phủ", Liu Bo, một thành viên quản lý mạng "Quảng Đông an toàn" nói. "Sự thực không phải như vậy. Chúng tôi muốn mang đến sự giúp đỡ và làm việc đó hiệu quả hơn".
Còn ở thành phố Tế Nam, miền đông Trung Quốc, cảnh sát dùng blog để tổ chức các hội thảo trực tuyến nhằm thu thập ý kiến của dân chúng về các vấn đề như quy định giao thông, cấp thị thực, đăng ký hộ khẩu và phòng chống hỏa hoạn.
Các quan chức cho hay, những cuộc đối thoại trực tuyến này có hiệu quả và đôi lúc thậm chí còn "nảy lửa".