Cạnh tranh bằng “quốc doanh”, “bao cấp” và kỷ luật quân đội
Cứ sáng thứ Hai hàng tuần, ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công ty May 10 đều tham gia lễ chào cờ
Cứ sáng thứ Hai hàng tuần, ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công ty May 10 đều tham gia lễ chào cờ.
Tại đó, ngoài Quốc ca, thì bài “May 10 ca” cũng được mọi người cùng nhau hát để bắt đầu một tuần mới. Điều này được Tổng giám đốc May 10, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thừa nhận là một trong những bí quyết tạo ra sự gắn kết đặc biệt trong nội bộ công ty, một doanh nghiệp Nhà nước có nguồn gốc quân đội, nhưng giờ đây đã cổ phần hóa và Nhà nước chỉ còn nắm giữ 37% vốn.
“Lễ chào cờ sáng thứ Hai đầu tuần đã tạo ra một cảm xúc đặc biệt cho mọi người. Chúng tôi hát Quốc ca ngay cả khi không có nhạc”, bà Huyền nói.
Không chỉ có lễ chào cờ đầu tuần, “tinh thần văn hóa văn nghệ” của May 10 còn được các cán bộ mang theo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tại một hội nghị quốc tế, đoàn May 10 đã hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Cho dù đã chuyển đổi từ vị thế một doanh nghiệp phục vụ sang một doanh nghiệp cổ phần hàng ngày đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ thị trường, truyền thống vẫn là một giá trị được bảo tồn tại May 10.
“Cho dù Nhà nước không còn chiếm đa số, nhưng chúng tôi vẫn giữ một truyền thống “Tất cả vì May 10”. Đây là nơi mà bất kỳ ai làm cho doanh nghiệp suy yếu sẽ không được chấp nhận”, bà Huyền nói.
Một câu chuyện khác được nữ thuyền trưởng của May 10 nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với VnEconomy, là dân chủ trong doanh nghiệp.
“Bất kỳ công nhân nào cũng có thể gọi điện trực tiếp cho Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Đấy chính là phát huy dân chủ trong doanh nghiệp. Chúng tôi khai thác được năng lực sáng tạo của mỗi người, đấy là điều rất quan trọng. Chúng tôi phát động thi đua ở nhiều cấp, từ trong các lớp học của con em đến các tổ đội sản xuất, thi đua thật sự và có khen thưởng rõ ràng”, bà Huyền nói.
Bà kể, có doanh nhân từ Mỹ từng hỏi, vì sao May 10 không còn là doanh nghiệp nhà nước mà vẫn giữ được nhà mẫu giáo và trung tâm y tế riêng, những thứ vẫn còn đậm chất “quốc doanh” và “bao cấp”? Phía May 10 đáp rằng, đó là một bí quyết để các thành viên của May 10 gắn bó với doanh nghiệp. Từng người công nhân cảm thấy mình được May 10 bảo vệ, và từ đó, họ làm việc hết mình để bảo vệ cho thương hiệu cho May 10 khi biết rằng điều đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính họ.
Bà Huyền là một trong những cán bộ trưởng thành từ lò đào tạo May 10, hiểu theo nghĩa đen của từ này. Xuất thân từ một gia đình là cán bộ May 10, bà Huyền từng học tại trường mẫu giáo của May 10 trước khi tuần tự từ vị trí một cán bộ kỹ thuật lên vị trí lãnh đạo cao nhất.
“Cá nhân tôi ngay từ nhỏ đã được đào tạo tác phong công nghiệp, lúc đó thực ra là kỷ luật quân đội. Chúng tôi có khu tập thể, có trường cấp 1-2, có trung tâm y tế, người May 10 không phải đi đâu cả”, bà Huyền kể.
Mô hình “khép kín” này đảm bảo cho người lao động được yên tâm. Chủ tịch một tập đoàn dệt may quốc tế là đối tác của May 10, trong câu chuyện với bà Huyền từng “khoe” rằng họ tự hào vì có những nhân sự gắn bó 20 năm. Bà Huyền lập tức đáp rằng ở May 10, có những nhân sự đã từng gắn bó 30 năm, thậm chí 40 năm.
“Tất cả điều đó là văn hóa doanh nghiệp, nhân sự chuyển đi nơi khác vẫn luôn nhớ về. Chúng tôi luôn làm mới mình, luôn tạo ra sức sống mới cho mình. Doanh nghiệp bây giờ muốn tồn tại thì con người là then chốt, phải chăm lo cho lợi ích chính đáng của họ và luôn luôn đào tạo, làm mới mình”, bà nói.
Cụ thể, kỷ luật quân đội tại May 10 thể hiện trước hết là ở chuyện đúng giờ, thứ hai là mục tiêu đã đề ra thì từ người đứng đầu phải quyết tâm thực hiện được, tức là phải “just in time”. Đối với khách hàng, kỷ luật thể hiện ở cam kết giao hàng, và lãnh đạo May 10 cũng áp dụng điều đó với cấp dưới.
Tổng giám đốc May 10 lý giải ngắn gọn: “Xuất thân quân đội, chúng tôi coi một dự án không thành công giống như một thất bại trên chiến trường, một trận đánh thua”.
Tại đó, ngoài Quốc ca, thì bài “May 10 ca” cũng được mọi người cùng nhau hát để bắt đầu một tuần mới. Điều này được Tổng giám đốc May 10, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thừa nhận là một trong những bí quyết tạo ra sự gắn kết đặc biệt trong nội bộ công ty, một doanh nghiệp Nhà nước có nguồn gốc quân đội, nhưng giờ đây đã cổ phần hóa và Nhà nước chỉ còn nắm giữ 37% vốn.
“Lễ chào cờ sáng thứ Hai đầu tuần đã tạo ra một cảm xúc đặc biệt cho mọi người. Chúng tôi hát Quốc ca ngay cả khi không có nhạc”, bà Huyền nói.
Không chỉ có lễ chào cờ đầu tuần, “tinh thần văn hóa văn nghệ” của May 10 còn được các cán bộ mang theo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tại một hội nghị quốc tế, đoàn May 10 đã hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Cho dù đã chuyển đổi từ vị thế một doanh nghiệp phục vụ sang một doanh nghiệp cổ phần hàng ngày đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ thị trường, truyền thống vẫn là một giá trị được bảo tồn tại May 10.
“Cho dù Nhà nước không còn chiếm đa số, nhưng chúng tôi vẫn giữ một truyền thống “Tất cả vì May 10”. Đây là nơi mà bất kỳ ai làm cho doanh nghiệp suy yếu sẽ không được chấp nhận”, bà Huyền nói.
Một câu chuyện khác được nữ thuyền trưởng của May 10 nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với VnEconomy, là dân chủ trong doanh nghiệp.
“Bất kỳ công nhân nào cũng có thể gọi điện trực tiếp cho Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Đấy chính là phát huy dân chủ trong doanh nghiệp. Chúng tôi khai thác được năng lực sáng tạo của mỗi người, đấy là điều rất quan trọng. Chúng tôi phát động thi đua ở nhiều cấp, từ trong các lớp học của con em đến các tổ đội sản xuất, thi đua thật sự và có khen thưởng rõ ràng”, bà Huyền nói.
Bà kể, có doanh nhân từ Mỹ từng hỏi, vì sao May 10 không còn là doanh nghiệp nhà nước mà vẫn giữ được nhà mẫu giáo và trung tâm y tế riêng, những thứ vẫn còn đậm chất “quốc doanh” và “bao cấp”? Phía May 10 đáp rằng, đó là một bí quyết để các thành viên của May 10 gắn bó với doanh nghiệp. Từng người công nhân cảm thấy mình được May 10 bảo vệ, và từ đó, họ làm việc hết mình để bảo vệ cho thương hiệu cho May 10 khi biết rằng điều đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính họ.
Bà Huyền là một trong những cán bộ trưởng thành từ lò đào tạo May 10, hiểu theo nghĩa đen của từ này. Xuất thân từ một gia đình là cán bộ May 10, bà Huyền từng học tại trường mẫu giáo của May 10 trước khi tuần tự từ vị trí một cán bộ kỹ thuật lên vị trí lãnh đạo cao nhất.
“Cá nhân tôi ngay từ nhỏ đã được đào tạo tác phong công nghiệp, lúc đó thực ra là kỷ luật quân đội. Chúng tôi có khu tập thể, có trường cấp 1-2, có trung tâm y tế, người May 10 không phải đi đâu cả”, bà Huyền kể.
Mô hình “khép kín” này đảm bảo cho người lao động được yên tâm. Chủ tịch một tập đoàn dệt may quốc tế là đối tác của May 10, trong câu chuyện với bà Huyền từng “khoe” rằng họ tự hào vì có những nhân sự gắn bó 20 năm. Bà Huyền lập tức đáp rằng ở May 10, có những nhân sự đã từng gắn bó 30 năm, thậm chí 40 năm.
“Tất cả điều đó là văn hóa doanh nghiệp, nhân sự chuyển đi nơi khác vẫn luôn nhớ về. Chúng tôi luôn làm mới mình, luôn tạo ra sức sống mới cho mình. Doanh nghiệp bây giờ muốn tồn tại thì con người là then chốt, phải chăm lo cho lợi ích chính đáng của họ và luôn luôn đào tạo, làm mới mình”, bà nói.
Cụ thể, kỷ luật quân đội tại May 10 thể hiện trước hết là ở chuyện đúng giờ, thứ hai là mục tiêu đã đề ra thì từ người đứng đầu phải quyết tâm thực hiện được, tức là phải “just in time”. Đối với khách hàng, kỷ luật thể hiện ở cam kết giao hàng, và lãnh đạo May 10 cũng áp dụng điều đó với cấp dưới.
Tổng giám đốc May 10 lý giải ngắn gọn: “Xuất thân quân đội, chúng tôi coi một dự án không thành công giống như một thất bại trên chiến trường, một trận đánh thua”.