“Cấp dưới của Chính phủ, làm sao giám sát Chính phủ?”
Quan điểm của ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề nâng cao hiệu năng hoạt động của Quốc hội
Báo giới đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề nâng cao hiệu năng hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là trong việc thông qua những quyết sách quan trọng.
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, có hai vấn đề lớn: điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mở rộng địa giới thủ đô đã được đưa vào chương trình nghị sự. Ông nghĩ gì về vai trò của đại biểu trước những quyết định quan trọng đó?
Vai trò của các vị đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội xác định. Đó là vai trò lập pháp (gồm cả việc quyết định chính sách), vai trò giám sát và vai trò đại diện. Tuy nhiên, có vẻ như vai trò đại diện đụng chạm đến hai quyết định nói trên nhiều hơn cả.
Hiến pháp nước ta đòi hỏi các vị đại biểu Quốc hội phải đại diện không chỉ cho những người đã bầu ra mình, mà còn cho nhân dân cả nước. Như vậy, liên quan đến việc thông qua hay không thông qua các quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng hoặc mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội, các vị đại biểu Quốc hội cần phải quyết định trên cơ sở lợi ích của nhân dân cả nước.
Quả thực, lợi ích của nhân dân cả nước nằm ở đâu là điều thật không dễ xác định. Điều này chỉ có thể được làm sáng tỏ thông qua các cuộc tranh luận dài ngày ở Quốc hội. Và nhiều khi, ý chí của đa số sẽ quyết định nó nằm ở đâu.
Tôi cho rằng, mặc dù việc xác định vai trò đại diện của các vị đại biểu Quốc hội là rất quan trọng, việc làm thế nào để các vị đại biểu Quốc hội có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để đại diện còn quan trọng hơn nhiều.
Theo ông, làm thế nào để họ có đủ bản lĩnh đại diện khi nhiều người là những “đại biểu hai vai”, một số người vừa là thành viên Chính phủ, vừa đại diện cho cử tri, dẫn đến sự xung đột về lợi ích?
Thực ra, sự xung đột lợi ích không nằm ở tình trạng vừa đại diện cho cử tri, vừa là thành viên của Chính phủ. Sự xung đột lợi ích nằm ở tình trạng vừa là cấp dưới của Chính phủ, vừa giám sát Chính phủ. Các vị đại biểu Quốc hội vừa làm đại biểu, vừa làm quan chức hành chính đều rơi vào tình trạng này.
Cũng phải thấy rằng trong mô hình thể chế mà Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội như mô hình của nước ta, thì các thành viên của Chính phủ thông thường đều phải là đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, các quan chức hành chính khác thì lại không thể đồng thời là đại biểu Quốc hội. Muốn làm đại biểu Quốc hội, các quan chức hành chính buộc lòng phải từ bỏ chức vụ của mình để tránh xung đột lợi ích.
Vậy làm thế nào để giảm các xung đột về lợi ích khi đại biểu cùng lúc đóng nhiều vai, và nâng cao hơn nữa việc giám sát của Quốc hội?
Việc tránh xung đột lợi ích và việc nâng cao tính đại diện cho cử tri là hai việc khác nhau. Để tránh xung đột lợi ích chúng ta nên có nhiều hơn các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Về nguyên tắc đã làm đại biểu Quốc hội thì không nên nắm giữ các chức vụ hành chính do Chính phủ bổ nhiệm và điều hành.
Để nâng cao tính đại diện cho cử tri thì nên xác lập sự phụ thuộc nhiều hơn của các vị đại biểu Quốc hội vào cử tri. Điều này chỉ có thể làm được thông qua việc xây dựng những quy định tương ứng trong Luật Bầu cử. Thông thường, nếu mỗi đơn vị bầu cử chỉ bầu mỗi đại biểu và các đại biểu trúng cử theo đa số, thì tính đại diện cho cử tri của các vị đại biểu sẽ rất cao.
Có ý kiến cho rằng, cách thức bầu cử Quốc hội hiện nay khiến cho những quyết định của đại biểu đôi khi chưa hẳn đã là đại diện cho tiếng nói của đại bộ phận cử tri?
Thực ra, đại diện cho tiếng nói của đại bộ phận cử tri là việc rất khó làm. Nhiều khi còn không thực tế. Lý do là vì cử tri là rất khác nhau, và tiếng nói của họ cũng rất khác nhau. Những người có bất động sản ở Hà Tây và những người chỉ có căn hộ ở Hà Nội sẽ có tiếng nói rất khác nhau về chủ trương mở rộng Hà Nội. Vấn đề là các vị đại biểu Quốc hội phải xác định cho được đâu là lợi ích của toàn dân, của quốc gia để theo đuổi.
Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội nhận được sự ủy quyền của cử tri theo nguyên tắc tín thác, chứ không phải là theo lệnh. Nghĩa là cử tri không ra lệnh cho đại biểu Quốc hội phải làm gì và không được làm gì, mà dành cho các vị đại biểu quyền được tự xác định đâu là lợi ích của cử tri cả nước.
Cũng phải thấy rằng vấn đề ủy quyền như thế nào thì vẫn còn chưa được làm rõ trong Luật Bầu cử, cũng như trong khoa học pháp lý ở nước ta.
Việc phản biện ở Quốc hội cũng nhằm mục đích giúp Chính phủ nâng cao hơn vai trò, hiệu năng điều hành của mình. Còn về phía Chính phủ, theo ông, cần làm gì để nâng cao tính thuyết phục đối với các đề xuất mà mình đưa ra?
Theo tôi, mục đích của sự phản biện ở Quốc hội là để có được các quyết định tốt hơn, đúng đắn hơn, chứ chưa hẳn là để nâng cao hơn vai trò điều hành của Chính phủ.
Ban hành quyết định là một quy trình: Chính phủ hoạch định và bảo vệ chính sách; Quốc hội thẩm định và phê chuẩn chính sách. Ngoài ra, khi Chính phủ thi hành chính sách, thì Quốc hội lại giám sát việc thi hành đó.
Để dễ cảm nhận hơn, có thể nói như trong xây dựng, có cơ quan thiết kế thì phải có cơ quan thẩm định; có cơ quan thi công thì phải có cơ quan giám sát.
Một quy trình làm chính sách khoa học, đúng đắn với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và với sự tham vấn công chúng rộng rãi là yếu tố rất quan trọng liên quan đến việc nâng cao tính thuyết phục trong các đề xuất của Chính phủ.
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, có hai vấn đề lớn: điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mở rộng địa giới thủ đô đã được đưa vào chương trình nghị sự. Ông nghĩ gì về vai trò của đại biểu trước những quyết định quan trọng đó?
Vai trò của các vị đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội xác định. Đó là vai trò lập pháp (gồm cả việc quyết định chính sách), vai trò giám sát và vai trò đại diện. Tuy nhiên, có vẻ như vai trò đại diện đụng chạm đến hai quyết định nói trên nhiều hơn cả.
Hiến pháp nước ta đòi hỏi các vị đại biểu Quốc hội phải đại diện không chỉ cho những người đã bầu ra mình, mà còn cho nhân dân cả nước. Như vậy, liên quan đến việc thông qua hay không thông qua các quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng hoặc mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội, các vị đại biểu Quốc hội cần phải quyết định trên cơ sở lợi ích của nhân dân cả nước.
Quả thực, lợi ích của nhân dân cả nước nằm ở đâu là điều thật không dễ xác định. Điều này chỉ có thể được làm sáng tỏ thông qua các cuộc tranh luận dài ngày ở Quốc hội. Và nhiều khi, ý chí của đa số sẽ quyết định nó nằm ở đâu.
Tôi cho rằng, mặc dù việc xác định vai trò đại diện của các vị đại biểu Quốc hội là rất quan trọng, việc làm thế nào để các vị đại biểu Quốc hội có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để đại diện còn quan trọng hơn nhiều.
Theo ông, làm thế nào để họ có đủ bản lĩnh đại diện khi nhiều người là những “đại biểu hai vai”, một số người vừa là thành viên Chính phủ, vừa đại diện cho cử tri, dẫn đến sự xung đột về lợi ích?
Thực ra, sự xung đột lợi ích không nằm ở tình trạng vừa đại diện cho cử tri, vừa là thành viên của Chính phủ. Sự xung đột lợi ích nằm ở tình trạng vừa là cấp dưới của Chính phủ, vừa giám sát Chính phủ. Các vị đại biểu Quốc hội vừa làm đại biểu, vừa làm quan chức hành chính đều rơi vào tình trạng này.
Cũng phải thấy rằng trong mô hình thể chế mà Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội như mô hình của nước ta, thì các thành viên của Chính phủ thông thường đều phải là đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, các quan chức hành chính khác thì lại không thể đồng thời là đại biểu Quốc hội. Muốn làm đại biểu Quốc hội, các quan chức hành chính buộc lòng phải từ bỏ chức vụ của mình để tránh xung đột lợi ích.
Vậy làm thế nào để giảm các xung đột về lợi ích khi đại biểu cùng lúc đóng nhiều vai, và nâng cao hơn nữa việc giám sát của Quốc hội?
Việc tránh xung đột lợi ích và việc nâng cao tính đại diện cho cử tri là hai việc khác nhau. Để tránh xung đột lợi ích chúng ta nên có nhiều hơn các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Về nguyên tắc đã làm đại biểu Quốc hội thì không nên nắm giữ các chức vụ hành chính do Chính phủ bổ nhiệm và điều hành.
Để nâng cao tính đại diện cho cử tri thì nên xác lập sự phụ thuộc nhiều hơn của các vị đại biểu Quốc hội vào cử tri. Điều này chỉ có thể làm được thông qua việc xây dựng những quy định tương ứng trong Luật Bầu cử. Thông thường, nếu mỗi đơn vị bầu cử chỉ bầu mỗi đại biểu và các đại biểu trúng cử theo đa số, thì tính đại diện cho cử tri của các vị đại biểu sẽ rất cao.
Có ý kiến cho rằng, cách thức bầu cử Quốc hội hiện nay khiến cho những quyết định của đại biểu đôi khi chưa hẳn đã là đại diện cho tiếng nói của đại bộ phận cử tri?
Thực ra, đại diện cho tiếng nói của đại bộ phận cử tri là việc rất khó làm. Nhiều khi còn không thực tế. Lý do là vì cử tri là rất khác nhau, và tiếng nói của họ cũng rất khác nhau. Những người có bất động sản ở Hà Tây và những người chỉ có căn hộ ở Hà Nội sẽ có tiếng nói rất khác nhau về chủ trương mở rộng Hà Nội. Vấn đề là các vị đại biểu Quốc hội phải xác định cho được đâu là lợi ích của toàn dân, của quốc gia để theo đuổi.
Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội nhận được sự ủy quyền của cử tri theo nguyên tắc tín thác, chứ không phải là theo lệnh. Nghĩa là cử tri không ra lệnh cho đại biểu Quốc hội phải làm gì và không được làm gì, mà dành cho các vị đại biểu quyền được tự xác định đâu là lợi ích của cử tri cả nước.
Cũng phải thấy rằng vấn đề ủy quyền như thế nào thì vẫn còn chưa được làm rõ trong Luật Bầu cử, cũng như trong khoa học pháp lý ở nước ta.
Việc phản biện ở Quốc hội cũng nhằm mục đích giúp Chính phủ nâng cao hơn vai trò, hiệu năng điều hành của mình. Còn về phía Chính phủ, theo ông, cần làm gì để nâng cao tính thuyết phục đối với các đề xuất mà mình đưa ra?
Theo tôi, mục đích của sự phản biện ở Quốc hội là để có được các quyết định tốt hơn, đúng đắn hơn, chứ chưa hẳn là để nâng cao hơn vai trò điều hành của Chính phủ.
Ban hành quyết định là một quy trình: Chính phủ hoạch định và bảo vệ chính sách; Quốc hội thẩm định và phê chuẩn chính sách. Ngoài ra, khi Chính phủ thi hành chính sách, thì Quốc hội lại giám sát việc thi hành đó.
Để dễ cảm nhận hơn, có thể nói như trong xây dựng, có cơ quan thiết kế thì phải có cơ quan thẩm định; có cơ quan thi công thì phải có cơ quan giám sát.
Một quy trình làm chính sách khoa học, đúng đắn với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và với sự tham vấn công chúng rộng rãi là yếu tố rất quan trọng liên quan đến việc nâng cao tính thuyết phục trong các đề xuất của Chính phủ.