“Cắt giảm đầu tư công đã có kết quả”
Cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát là một trong những vấn đề “nóng” nhất tại kỳ họp Quốc hội vừa qua
Cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát là một trong những vấn đề “nóng” nhất tại kỳ họp Quốc hội vừa qua.
“Nghiêm túc mà nhìn nhận, việc cắt giảm đầu tư công đã có những kết quả bước đầu”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Trịnh Huy Quách nhận xét khi trò chuyện với VnEconomy.
Ông Quách nói:
- Lạm phát là vấn đề được quan tâm nhất trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề rằng kết quả kiềm chế lạm phát trong trong tình hình hiện nay có thể coi là tiêu chí để đánh giá hiệu lực điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Liên quan đến chính sách tài khoá, trong gói các giải pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ đưa ra, việc rà soát lại những dự án đầu tư có vốn Nhà nước, kiên quyết cắt giảm những dự án kéo dài, kém hiệu quả, không đủ thủ tục… được đánh giá là có thể sớm gây hiệu ứng tích cực trong kiềm chế lạm phát, đồng thời cũng tạo tiền đề quan trọng để cải cách mạnh trong chi tiêu ngân sách từ nay về sau.
Tại báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba vừa qua, trong 2.241 dự án đầu tư công dự kiến triển khai trong năm 2008, có tới 68 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư đã được triển khai, 554 dự án kéo dài quá thời gian quy định, trong đó có 107 dự án nhóm B đã kéo dài quá 4 năm, 447 dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm …
Như vậy, ít nhất có khoảng 28% tổng số dự án dự kiến triển khai trong năm nay chưa đủ đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Những dự án như vậy ít có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế, cần được xem xét cho ngừng lại để góp phần giảm tổng cầu, nhằm giảm sức ép của lạm phát, đồng thời tạo môi trường lành mạnh hơn cho đầu tư, đảm bảo tăng trưởng bền vững, lâu dài.
Nhưng thưa ông, sau hai tháng Thủ tướng có thông điệp với các giải pháp kiềm chế lạm phát, việc cắt giảm đầu tư công dường như triển khai vẫn chậm…
Việc thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát của Thủ tướng Chính phủ là rất cần thiết. Nhưng khác với những giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ có thể thực hiện ngay, những giải pháp về tài khoá, trong đó có cắt giảm đầu tư công, đòi hỏi phải có thời gian dài hơn.
Câu chuyện cắt giảm đầu tư công còn phụ thuộc vào chuyển biến nhận thức của các ngành, các địa phương về sự cần thiết phải hy sinh lợi ích riêng trước mắt vì mục tiêu chung. Đồng thời cũng cần có thời gian để rà soát lại các dự án đầu tư công, tránh quyết định vội vã, lợi bất cập hại.
Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, lên danh sách các dự án cắt giảm, trình Chính phủ trong thời gian tới.
Nghiêm túc mà nhìn nhận, việc cắt giảm đầu tư công cũng đã có những kết quả bước đầu.
Vậy thì kết quả bước đầu cụ thể như thế nào, thưa ông?
Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ giải trình chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, tính đến 28/5/2008 đã có 28 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 43 địa phương và 8 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước có báo cáo về số công trình, dự án hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ.
Tổng số có 995 dự án, tương đương 3.983 tỷ đồng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã được cắt giảm.
Trong khoảng thời gian ngắn mà đã có được kết quả bước đầu như vậy là điều đáng khích lệ.
Căn cứ trên báo cáo khối lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trong 5 tháng đầu năm 2008 vốn thực hiện đạt gần 30.460 tỷ đồng, bằng 31% kế hoạch của năm. Tỷ lệ này so với cùng kỳ năm 2007 là 36,7% và năm 2006 là 37,1% thì cũng đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, dù có nơi còn chưa triệt để.
Trong thời gian tới, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục rà soát để cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước, kể cả từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nếu xét thấy chưa thật sự cần thiết.
Hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước cũng cần được rà lại và kiểm soát nhằm giảm sức ép lạm phát.
Qua theo dõi tình hình triển khai vốn ngân sách, nhiều bộ, địa phương vốn thực hiện đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng kết quả không đồng đều. Ông nghĩ sao về việc này?
Xét từ góc độ chính sách tài khoá, cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát là giải pháp hiện thực nhất.
Trách nhiệm của các ngành, các địa phương là phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ này. Nhưng cắt giảm cũng không nên cứng nhắc, bình quân chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, thắt chặt đầu tư công nên được hiểu là cắt giảm những chỗ chưa thật cần thiết.
Với những dự án giải quyết vấn đề an sinh xã hội thì vẫn nên tiếp tục triển khai. Quá trình sàng lọc cần đặc biệt chú ý đến các dự án thuộc chương trình mục tiêu, dự án tại vùng khó khăn, khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số…
Đối với các dự án có hiệu quả kinh tế cao, theo tôi vẫn nên tập trung cấp vốn đầu tư để dự án sớm đi vào sử dụng.
Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước cùng tham gia, vừa giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước, vừa thực hiện được dự án vì lợi ích của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và đảm bảo tăng trưởng ổn định.
Vai trò giám sát của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đang thể hiện như thế nào trong vấn đề này?
Trước kỳ họp vừa qua, Ủy ban đã làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để rà soát việc phân bổ vốn ngân sách có đúng, đúng trình tự pháp luật hay không, cũng như giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này.
Theo chức năng giám sát của mình, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ yêu cầu Chính phủ cung cấp thông tin thường xuyên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tư tới đây, đồng thời Uỷ ban cũng sẽ tăng cường giám sát về việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo nghị quyết của Quốc hội.
“Nghiêm túc mà nhìn nhận, việc cắt giảm đầu tư công đã có những kết quả bước đầu”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Trịnh Huy Quách nhận xét khi trò chuyện với VnEconomy.
Ông Quách nói:
- Lạm phát là vấn đề được quan tâm nhất trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề rằng kết quả kiềm chế lạm phát trong trong tình hình hiện nay có thể coi là tiêu chí để đánh giá hiệu lực điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Liên quan đến chính sách tài khoá, trong gói các giải pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ đưa ra, việc rà soát lại những dự án đầu tư có vốn Nhà nước, kiên quyết cắt giảm những dự án kéo dài, kém hiệu quả, không đủ thủ tục… được đánh giá là có thể sớm gây hiệu ứng tích cực trong kiềm chế lạm phát, đồng thời cũng tạo tiền đề quan trọng để cải cách mạnh trong chi tiêu ngân sách từ nay về sau.
Tại báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba vừa qua, trong 2.241 dự án đầu tư công dự kiến triển khai trong năm 2008, có tới 68 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư đã được triển khai, 554 dự án kéo dài quá thời gian quy định, trong đó có 107 dự án nhóm B đã kéo dài quá 4 năm, 447 dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm …
Như vậy, ít nhất có khoảng 28% tổng số dự án dự kiến triển khai trong năm nay chưa đủ đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Những dự án như vậy ít có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế, cần được xem xét cho ngừng lại để góp phần giảm tổng cầu, nhằm giảm sức ép của lạm phát, đồng thời tạo môi trường lành mạnh hơn cho đầu tư, đảm bảo tăng trưởng bền vững, lâu dài.
Nhưng thưa ông, sau hai tháng Thủ tướng có thông điệp với các giải pháp kiềm chế lạm phát, việc cắt giảm đầu tư công dường như triển khai vẫn chậm…
Việc thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát của Thủ tướng Chính phủ là rất cần thiết. Nhưng khác với những giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ có thể thực hiện ngay, những giải pháp về tài khoá, trong đó có cắt giảm đầu tư công, đòi hỏi phải có thời gian dài hơn.
Câu chuyện cắt giảm đầu tư công còn phụ thuộc vào chuyển biến nhận thức của các ngành, các địa phương về sự cần thiết phải hy sinh lợi ích riêng trước mắt vì mục tiêu chung. Đồng thời cũng cần có thời gian để rà soát lại các dự án đầu tư công, tránh quyết định vội vã, lợi bất cập hại.
Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, lên danh sách các dự án cắt giảm, trình Chính phủ trong thời gian tới.
Nghiêm túc mà nhìn nhận, việc cắt giảm đầu tư công cũng đã có những kết quả bước đầu.
Vậy thì kết quả bước đầu cụ thể như thế nào, thưa ông?
Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ giải trình chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, tính đến 28/5/2008 đã có 28 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 43 địa phương và 8 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước có báo cáo về số công trình, dự án hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ.
Tổng số có 995 dự án, tương đương 3.983 tỷ đồng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã được cắt giảm.
Trong khoảng thời gian ngắn mà đã có được kết quả bước đầu như vậy là điều đáng khích lệ.
Căn cứ trên báo cáo khối lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trong 5 tháng đầu năm 2008 vốn thực hiện đạt gần 30.460 tỷ đồng, bằng 31% kế hoạch của năm. Tỷ lệ này so với cùng kỳ năm 2007 là 36,7% và năm 2006 là 37,1% thì cũng đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, dù có nơi còn chưa triệt để.
Trong thời gian tới, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục rà soát để cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước, kể cả từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nếu xét thấy chưa thật sự cần thiết.
Hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước cũng cần được rà lại và kiểm soát nhằm giảm sức ép lạm phát.
Qua theo dõi tình hình triển khai vốn ngân sách, nhiều bộ, địa phương vốn thực hiện đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng kết quả không đồng đều. Ông nghĩ sao về việc này?
Xét từ góc độ chính sách tài khoá, cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát là giải pháp hiện thực nhất.
Trách nhiệm của các ngành, các địa phương là phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ này. Nhưng cắt giảm cũng không nên cứng nhắc, bình quân chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, thắt chặt đầu tư công nên được hiểu là cắt giảm những chỗ chưa thật cần thiết.
Với những dự án giải quyết vấn đề an sinh xã hội thì vẫn nên tiếp tục triển khai. Quá trình sàng lọc cần đặc biệt chú ý đến các dự án thuộc chương trình mục tiêu, dự án tại vùng khó khăn, khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số…
Đối với các dự án có hiệu quả kinh tế cao, theo tôi vẫn nên tập trung cấp vốn đầu tư để dự án sớm đi vào sử dụng.
Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước cùng tham gia, vừa giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước, vừa thực hiện được dự án vì lợi ích của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và đảm bảo tăng trưởng ổn định.
Vai trò giám sát của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đang thể hiện như thế nào trong vấn đề này?
Trước kỳ họp vừa qua, Ủy ban đã làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để rà soát việc phân bổ vốn ngân sách có đúng, đúng trình tự pháp luật hay không, cũng như giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này.
Theo chức năng giám sát của mình, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ yêu cầu Chính phủ cung cấp thông tin thường xuyên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tư tới đây, đồng thời Uỷ ban cũng sẽ tăng cường giám sát về việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo nghị quyết của Quốc hội.