Câu chuyện hôm nay và suy nghĩ ngày mai
Những phấn khởi và hồ hởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã qua đi, nhường chỗ cho những toan tính, suy tư
Bài viết của ông Nguyễn Tân Kỷ, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Công nghiệp Massan.
Sân bay Hồng Kiều thành phố Thượng Hải một ngày cuối năm, một người đàn ông tay cầm một hộp mì bước tới máy nước nóng để lấy nước chuẩn bị cho bữa sáng trước giờ lên máy bay.
Mì hộp là một sản phẩm bình dân tại Trung Quốc, được bán rộng rãi ở mọi nơi với mức giá 3-4 nhân dân tệ (NDT, khoảng 6.000 - 8.000 đồng). Chính vì vậy tại các sân bay, bến tàu tại Trung Quốc đều có lắp đặt máy nước nóng miễn phí để người dân có thể lấy nước ăn mì hay pha trà rất tiện lợi.
Cách đó chừng vài mét, đằng sau tấm kính lửng là một tiệm cà phê phục vụ nước uống và thức ăn nhẹ cho hành khách. Một ly nước bất kể loại gì trong tiệm cà phê này đều có giá thấp nhất là 25 NDT (khoảng 55.000 đồng). Một tô mì có thêm vài cọng rau xanh, không có thịt có giá 30 NDT tương đương cỡ tám tô mì hộp.
Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP hai chữ số dẫn đầu thế giới, đạt được những thành tựu đáng nể về kinh tế nhưng hiện đang phải đối mặt với sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa miền duyên hải phía Đông và nội địa phía Tây, giữa người giàu và người nghèo, ngày càng trở nên sâu sắc.
Quay trở lại chuyện Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo ở chúng ta tuy chưa sâu sắc như Trung Quốc, nhưng ngày càng rõ rệt, nhất là trong năm qua, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta được và chưa được những gì sau một năm tham gia vào WTO?
Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy, WTO không phải chỉ là quả ngọt, đó là một cuộc đua đầy khắc nghiệt. Nơi mà ở đó văn hóa Up-Out được thể hiện rõ ràng nhất. Một là anh thành công đi lên (Up), hai là anh bị loại ra khỏi cuộc chơi (Out). Ở đó hoàn toàn không có chỗ cho sự nhàng nhàng, yên phận, thủng thỉnh qua ngày như trước đây.
Những phấn khởi và hồ hởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã qua đi, nhường chỗ cho những toan tính, suy tư. Các doanh nghiệp như chạy đua với thời gian, tất cả đều gấp rút, vì đều hiểu rằng nếu không phải bây giờ thì sẽ là không bao giờ cả, khi cuộc chơi đã hoàn toàn sòng phẳng, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không lớn mạnh sẽ bị các con cá mập từ nước ngoài nuốt chửng.
Trong cuộc đua này, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận lùi vào bóng tối, ngậm ngùi chia tay với cuộc chơi vì không thay đổi kịp để vượt lên, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện những gương mặt mới, những cuộc bứt phá và tăng trưởng ngoạn mục của các thương hiệu Việt Nam giữa những thương hiệu sừng sỏ của nước ngoài. Tất nhiên mọi việc vẫn chỉ là bắt đầu, nhưng điều này cũng cho chúng ta hy vọng về những quả ngọt từ toàn cầu hóa.
Về phương diện những người đi làm thì sao? Cảm nhận dễ nhận thấy là hôm nay hầu như tấ t cả những ai làm trong các doanh nghiệp, đều không còn thờ ơ theo kiểu kiếm một công việc ổn định, thu nhập tốt để an phận làm đến khi về hưu. Mọi người đều quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty, đến tình hình kinh tế Việt Nam, thế giới, sự lên xuống của giá cổ phiếu, giá bất động sản.
Sự quan tâm này có thể ảnh hưởng đến công việc, nhưng mặt khác nó làm cho mọi người hướng về thị trường nhiều hơn, làm cho con người năng động hơn và suy cho cùng đó cũng là quy luật tất yếu của một nền kinh tế thị trường trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin.
Một lãnh đạo công ty có cổ phiếu niêm yết khi được hỏi về tâm lý của nhân viên khi cổ phiếu tăng giá trên sàn, ông trả lời, tất nhiên đầu tiên công việc có bị lơ là vì sự tăng giảm giá cổ phiếu ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của từng nhân viên - những người nắm giữ cổ phiếu. Có người đang thuê nhà giờ đứng trước khả năng có thể mua cho mình một căn hộ riêng. Có người có thể đổi chiếc xe Honda Dream đang đi thành chiếc xe tay ga đời mới hay thậm chí xe bốn bánh…
Tuy nhiên sau đó mọi người đều bình tĩnh trở lại và những người có năng lực sẽ lại hăng say hơn với công việc vì họ hiểu rằng kết quả công việc của họ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giá cổ phiếu trên sàn, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến tài sản của họ.
Họ không chỉ muốn dừng lại giấc mơ một căn hộ nhỏ hay một chiếc xe be bé nữa, giấc mơ của họ bắt đầu lớn lên cùng với tốc độ tăng trưởng của của công ty và cả nền kinh tế. Và họ cũng hiểu trong cuộc đua này, bản thân mỗi một người cũng như doanh nghiệp cũng sẽ bị chi phối bởi quy luật Up-Out, nếu không thể vươn lên, anh sẽ bị đào thải và đây cũng chính là động lực thúc đẩy mọi người lao về phía trước.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế không chỉ mang lại những niềm vui. Những vấn đề về cầu cống, đường sá, kẹt xe luôn là những vấn đề nóng hổi nhất hiện nay. Dễ nhận thấy sự phát triển về hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Các quy hoạch của chúng ta chưa mang tính dài hạn. Kẹt xe ngày hôm nay đã trở thành vấn nạn và chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi chỗ. Đường vừa mở ra chưa đầy hai năm đã trở nên chật chội vào giờ tan tầm. Thật hiếm tìm được chỗ nào trong các thành phố như Tp.HCM, Hà Nội mà không có kẹt xe.
Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng không tránh khỏi sự phân tầng giàu nghèo ngày càng tăng giữa nông thôn và thành thị khi nền kinh tế phát triển. Tuy mức độ chưa bằng Trung Quốc, nhưng đây cũng là một vấn đề mà chính phủ phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Có lẽ đây là đoạn đường mà các nước đang phát triển đều phải trải qua.
Nhiều người cho rằng cần phải thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Nhưng có lẽ chính xác hơn là chúng ta cần nâng mức sống của người nghèo lên chứ không phải mục tiêu là thu hẹp khoảng cách, vì nếu không sẽ lại rơi vào cảnh như trước đây, tất cả đều nghèo và khổ như nhau.
Sự chênh lệch và bất công có lẽ sẽ luôn tồn tại trong mọi xã hội, mọi đất nước như bản thân toàn cầu hóa đã đầy rẫy những bất công và mâu thuẫn. Cái chính là cần làm thế nào để những người nghèo vẫn có thể sống đầy đủ, trẻ em ở nông thôn vẫn có thể đến trường, người già được chăm sóc về y tế.
Đây là điều Chính phủ cần có chính sách đúng đắn và dài hạn cùng sự góp sức của toàn xã hội. Bên cạnh những bệnh viện, trường học có thu phí với chất lượng cao cho những ai có khả năng, rất cần những bệnh viện, trường học miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Quay trở lại chuyện ở sân bay Hồng Kiều, ngồi trong tiệm cà phê ăn tô mì rau 30 NDT, tôi thấy nó cũng chẳng ngon hơn tô mì hộp giấy là bao. Trung Quốc chưa thể làm cho mỗi người dân đều có điều kiện ăn tô mì trong tiệm cà phê nhưng ít ra họ cũng làm được điều cho nhiều người lao động có thể ăn được tô mì giấy mỗi ngày.
Phải chăng đây là điều chúng ta cần suy nghĩ trước thềm năm mới 2008 sau một năm chính thức tham gia WTO?
Sân bay Hồng Kiều thành phố Thượng Hải một ngày cuối năm, một người đàn ông tay cầm một hộp mì bước tới máy nước nóng để lấy nước chuẩn bị cho bữa sáng trước giờ lên máy bay.
Mì hộp là một sản phẩm bình dân tại Trung Quốc, được bán rộng rãi ở mọi nơi với mức giá 3-4 nhân dân tệ (NDT, khoảng 6.000 - 8.000 đồng). Chính vì vậy tại các sân bay, bến tàu tại Trung Quốc đều có lắp đặt máy nước nóng miễn phí để người dân có thể lấy nước ăn mì hay pha trà rất tiện lợi.
Cách đó chừng vài mét, đằng sau tấm kính lửng là một tiệm cà phê phục vụ nước uống và thức ăn nhẹ cho hành khách. Một ly nước bất kể loại gì trong tiệm cà phê này đều có giá thấp nhất là 25 NDT (khoảng 55.000 đồng). Một tô mì có thêm vài cọng rau xanh, không có thịt có giá 30 NDT tương đương cỡ tám tô mì hộp.
Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP hai chữ số dẫn đầu thế giới, đạt được những thành tựu đáng nể về kinh tế nhưng hiện đang phải đối mặt với sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa miền duyên hải phía Đông và nội địa phía Tây, giữa người giàu và người nghèo, ngày càng trở nên sâu sắc.
Quay trở lại chuyện Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo ở chúng ta tuy chưa sâu sắc như Trung Quốc, nhưng ngày càng rõ rệt, nhất là trong năm qua, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta được và chưa được những gì sau một năm tham gia vào WTO?
Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy, WTO không phải chỉ là quả ngọt, đó là một cuộc đua đầy khắc nghiệt. Nơi mà ở đó văn hóa Up-Out được thể hiện rõ ràng nhất. Một là anh thành công đi lên (Up), hai là anh bị loại ra khỏi cuộc chơi (Out). Ở đó hoàn toàn không có chỗ cho sự nhàng nhàng, yên phận, thủng thỉnh qua ngày như trước đây.
Những phấn khởi và hồ hởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã qua đi, nhường chỗ cho những toan tính, suy tư. Các doanh nghiệp như chạy đua với thời gian, tất cả đều gấp rút, vì đều hiểu rằng nếu không phải bây giờ thì sẽ là không bao giờ cả, khi cuộc chơi đã hoàn toàn sòng phẳng, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không lớn mạnh sẽ bị các con cá mập từ nước ngoài nuốt chửng.
Trong cuộc đua này, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận lùi vào bóng tối, ngậm ngùi chia tay với cuộc chơi vì không thay đổi kịp để vượt lên, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện những gương mặt mới, những cuộc bứt phá và tăng trưởng ngoạn mục của các thương hiệu Việt Nam giữa những thương hiệu sừng sỏ của nước ngoài. Tất nhiên mọi việc vẫn chỉ là bắt đầu, nhưng điều này cũng cho chúng ta hy vọng về những quả ngọt từ toàn cầu hóa.
Về phương diện những người đi làm thì sao? Cảm nhận dễ nhận thấy là hôm nay hầu như tấ t cả những ai làm trong các doanh nghiệp, đều không còn thờ ơ theo kiểu kiếm một công việc ổn định, thu nhập tốt để an phận làm đến khi về hưu. Mọi người đều quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty, đến tình hình kinh tế Việt Nam, thế giới, sự lên xuống của giá cổ phiếu, giá bất động sản.
Sự quan tâm này có thể ảnh hưởng đến công việc, nhưng mặt khác nó làm cho mọi người hướng về thị trường nhiều hơn, làm cho con người năng động hơn và suy cho cùng đó cũng là quy luật tất yếu của một nền kinh tế thị trường trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin.
Một lãnh đạo công ty có cổ phiếu niêm yết khi được hỏi về tâm lý của nhân viên khi cổ phiếu tăng giá trên sàn, ông trả lời, tất nhiên đầu tiên công việc có bị lơ là vì sự tăng giảm giá cổ phiếu ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của từng nhân viên - những người nắm giữ cổ phiếu. Có người đang thuê nhà giờ đứng trước khả năng có thể mua cho mình một căn hộ riêng. Có người có thể đổi chiếc xe Honda Dream đang đi thành chiếc xe tay ga đời mới hay thậm chí xe bốn bánh…
Tuy nhiên sau đó mọi người đều bình tĩnh trở lại và những người có năng lực sẽ lại hăng say hơn với công việc vì họ hiểu rằng kết quả công việc của họ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giá cổ phiếu trên sàn, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến tài sản của họ.
Họ không chỉ muốn dừng lại giấc mơ một căn hộ nhỏ hay một chiếc xe be bé nữa, giấc mơ của họ bắt đầu lớn lên cùng với tốc độ tăng trưởng của của công ty và cả nền kinh tế. Và họ cũng hiểu trong cuộc đua này, bản thân mỗi một người cũng như doanh nghiệp cũng sẽ bị chi phối bởi quy luật Up-Out, nếu không thể vươn lên, anh sẽ bị đào thải và đây cũng chính là động lực thúc đẩy mọi người lao về phía trước.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế không chỉ mang lại những niềm vui. Những vấn đề về cầu cống, đường sá, kẹt xe luôn là những vấn đề nóng hổi nhất hiện nay. Dễ nhận thấy sự phát triển về hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Các quy hoạch của chúng ta chưa mang tính dài hạn. Kẹt xe ngày hôm nay đã trở thành vấn nạn và chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi chỗ. Đường vừa mở ra chưa đầy hai năm đã trở nên chật chội vào giờ tan tầm. Thật hiếm tìm được chỗ nào trong các thành phố như Tp.HCM, Hà Nội mà không có kẹt xe.
Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng không tránh khỏi sự phân tầng giàu nghèo ngày càng tăng giữa nông thôn và thành thị khi nền kinh tế phát triển. Tuy mức độ chưa bằng Trung Quốc, nhưng đây cũng là một vấn đề mà chính phủ phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Có lẽ đây là đoạn đường mà các nước đang phát triển đều phải trải qua.
Nhiều người cho rằng cần phải thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Nhưng có lẽ chính xác hơn là chúng ta cần nâng mức sống của người nghèo lên chứ không phải mục tiêu là thu hẹp khoảng cách, vì nếu không sẽ lại rơi vào cảnh như trước đây, tất cả đều nghèo và khổ như nhau.
Sự chênh lệch và bất công có lẽ sẽ luôn tồn tại trong mọi xã hội, mọi đất nước như bản thân toàn cầu hóa đã đầy rẫy những bất công và mâu thuẫn. Cái chính là cần làm thế nào để những người nghèo vẫn có thể sống đầy đủ, trẻ em ở nông thôn vẫn có thể đến trường, người già được chăm sóc về y tế.
Đây là điều Chính phủ cần có chính sách đúng đắn và dài hạn cùng sự góp sức của toàn xã hội. Bên cạnh những bệnh viện, trường học có thu phí với chất lượng cao cho những ai có khả năng, rất cần những bệnh viện, trường học miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Quay trở lại chuyện ở sân bay Hồng Kiều, ngồi trong tiệm cà phê ăn tô mì rau 30 NDT, tôi thấy nó cũng chẳng ngon hơn tô mì hộp giấy là bao. Trung Quốc chưa thể làm cho mỗi người dân đều có điều kiện ăn tô mì trong tiệm cà phê nhưng ít ra họ cũng làm được điều cho nhiều người lao động có thể ăn được tô mì giấy mỗi ngày.
Phải chăng đây là điều chúng ta cần suy nghĩ trước thềm năm mới 2008 sau một năm chính thức tham gia WTO?